IMG-LOGO

Đề 15

  • 4954 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

(NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.


Câu 2:

Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà người thành công hay dùng là: “như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân”


Câu 3:

Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì đối với lập luận của tác giả?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Việc lấy dẫn chứng có tác dụng:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người.

+ Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu.


Câu 4:

Anh/chị có đồng tình với ý kiến “thất bại là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công” không? Vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

- Đồng ý với ý kiến: “thất bại là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công”

- Giải thích:

+ Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua;

+ Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;

+ Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản thân.

Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.

- Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu

=> Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể thành công.

3. Bàn luận

- Thái độ trước thất bại:

+ Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại.

+ Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan.

- Đứng lên từ thất bại

+ Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.

+ Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.

- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”.

- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống.

Câu 6:

Cảm nhận về hình tượng của Sông Đà trong hai đoạn văn sau:

“…Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

“…Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hưu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng các tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”.

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)

Xem đáp án

Phương pháp:

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp của Sông Đà thông qua hai đoạn trích

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

I. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Khái quát nội dung của đoạn trích: Vẻ đẹp của Sông Đà thông qua hai đoạn trích

II. Thân bài

* Đoạn trích thứ nhất: Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của con sông Đà.

- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi tác giả miêu tả sự dữ tợn của con sông qua cảnh “đá dựng vách thành”.

- Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông.

- Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập.

- Hai hình ảnh liên tưởng: “Đứng bên này bờ nhẹ tay ném một hòn đá qua bên kia vách”. “Có quãng con nai, con hổ đã có lần nhảy vọt từ bên này sang bên kia”

=> Sự nguy hiểm tiềm ẩn ở dòng sông Đà.

- Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Mượn khoảnh khắc của đời sống thị thành để giúp người đọc có thể hình dung ra cảm giác đứng giữa thiên nhiên hoang sơ

-> Lưu tốc rất mạnh, nhất là vào mùa nước lũ. Đoạn sông này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

* Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà thể hiện qua đoạn trích thứ hai.

- Vị trí: Nằm ở phần sau của tác phẩm khi cuộc chiến giữa ông đò và con sông vừa kết thúc.

- Tác giả dùng điểm nhìn của một du khách hải hồ du ngoại trên sông nước. Từ đây tác giả cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, đa dạng, phong phú của Sông Đà

- Đó là vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn lưu lại dấu tích của lịch sử cha ông.

+ Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lý, Trần, Lê cũng lặng tờ đến thế mà thôi: Lặng tờ là sự im lặng tuyệt đối. Qua bao đời vẫn thế mà thôi.

+ Vắng vẻ đến mức tịnh không một bóng người.

+ Yên tĩnh đến mức tác giả thèm được giật mình bởi tiếng còi xe lửa của chuyến xe lửa đầu tiên đến với vùng đất này. Yên tĩnh đến mức tiếng cá đập nước sông, quẫy vọt lên mặt sông trở thành âm thanh chủ đạo và đủ sức làm cho đàn hươu giật mình chạy vụt biến. Biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh nhấn mạnh vẻ đẹp im lìm quãng hạ lưu này.

- Vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi.

+ Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.

+ Cỏ gianh đồi núi đang ra nõn búp.

+ Đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đậm sương đêm.

=> Nếu cỏ gianh là sức sống tự nhiên thì nương ngô lại là sự sống có bàn tay của con người. Đây là hi vọng của tác giả về sự phát triển của vùng kinh tế mới để chúng ta thoát khỏi sự khó khăn do chiến tranh gây ra.

- Đó còn là vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính.

+ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Tất cả tái hiện Sông Đà ở khúc này như một cõi nguyên sơ nguyên vẹm chỉ tồn tại cái đẹp. Chi tiết “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương nhìn tôi không chớp mắt khi tôi đang lừ lừ trôi trên một mũi đò hỏi tôi bằng tiếng nói riêng của con vật lành.

* Đánh giá

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng:

+ Tác phẩm cho thấy sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao. Sông Đà ở đây hiện lên sống động khi hung bạo dữ dội, khi lại trữ tình thơ mộng.

+ Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ. Tác giả giống như một vị tướng tài ba chỉ huy đội quân Việt ngữ rất đông đảo. Ông đã xếp đặt đội quân Việt ngữ vào những vị trí phù hợp để chúng có thể phát huy tối đa khả năng của mình.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan