(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Na Hang - Tuyên Quang có đáp án
-
322 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher,
Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Anh/chị hãy cho biết mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Tác dụng:
- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc
- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.
Câu 4:
Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại “là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công” không?Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Gợi ý:
HS trình bày quan điểm cá nhân và lí giải phù hợp.
- Đồng tình với quan điểm.
- Vì:
+ Thất bại giúp ta nhận ra những sai lầm, thiếu sót của bản thân để từ đó cho ta kinh nghiệm ở những lần kế tiếp.
+ Thất bại rèn cho ta ý chí, nghị lực, không bỏ cuộc trước khó khăn.
Câu 5:
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống?
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
- Giới thiệu vấn đề: Bản thân cần chấp nhận thất bại thế nào để thành công trong cuộc sống?
– Giải thích: Thất bại: là 1 thời điểm mà người ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dáng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề nêu ra: cách ứng xử, thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.
– Bình luận: bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.
+ Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm; Con đường đi đến thành cong là con đường đi xuyên qua sự thất bại.
+ Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.
+ Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lại năng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được.
+ Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.
– Bài học, liên hệ:
+ Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước. Thế hệ trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại và vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,..
+ Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí là cách duy nhất để kiến tạo thành công.
Câu 6:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét tính dân tộc thể hiện trong đoạn thơ. Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khua đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110, 111)
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình, chính trị.
- Việt Bắc là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu. Bài thơ được viết trong thời khắc chia tay lịch sử của cán bộ với đồng bào Việt Bắc để về tiếp quản Hà Nội.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ. Từ đó nhận xét tính dân tộc thể hiện trong đoạn thơ.
II. Phân tích
1. Cảm nhận về đoạn thơ:
- Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người:
+ Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi chiến khu hiện lên qua nỗi nhớ cồn cào, da diết, thường trực như nỗi nhớ người yêu ( cách so sánh độc đáo, ấn tượng).
+ Thiên nhiên vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, mang những nét đặc trưng của Việt Bắc ( phân tích dẫn chứng phù hợp).
+ Cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc: cuộc sống khó khăn, gian khổ; con người Việt Bắc tảo tần, chịu thương, chịu khó, sâu nặng ân tình (phân tích dẫn chứng phù hợp).
++ Lớp học i tờ - bình dân học vụ.
++ Những giờ liên hoan sáng đuốc khắp đồng khuya -> động viên tinh thần chiến đấu + thắt chặt tình quân – dân
+ Âm thanh: tiếng mõ rừng chiều/chày đêm nện cối đều đều suối xa -> âm thanh đặc trưng -> cuộc sống yên ả, thanh bình của Việt Bắc.
- Cuộc sống tuy gian nan – khó khăn vất vả >< con người ca vang núi đèo: tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.
+ Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Đề cập đến đề tài chiến tranh, bài thơ "Việt Bắc" hướng cảm xúc đến nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng âm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.
+ Về nghê thuật: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Thơ lục bát kết hợp giọng cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ từ truyền thống tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc. Bài thơ sử dụng cách nói "mình – ta" và lối đối đáp của ca dao dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mên, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
+ Về ngôn ngữ: Bài thơ sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại. Bài thơ có sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ, giọng điệu, tạo nên hiệu quả biểu đạt cao. Chất thơ mang đậm sắc màu núi rừng và cuộc sống của những người dân Việt Bắc.
+ Nhạc điệu: thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Phát huy tiếng nhạc phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hổn, một thứ nhạc tâm tình mà ờ bề sâu của nó là điệu cảm xúc dân tộc, tâm hổn dần tộc. Giai điệu thơ vừa ngọt ngào sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó thủy chung, vừa sôi động hào hùng thể hiện cuộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc, vừa tha thiết thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu…
=> Nhận xét, đánh giá:
+ Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của bài thơ "Việt Bắc" trong thơ ca dân tộc: Bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh.
+ Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: Sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và ấn tượng thơ của ông.
- Thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình – ta; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm; các biện pháp tu từ: phép điệp, liệt kê, so sánh…
→ Qua nỗi nhớ của người cán bộ5kháng chiến về thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu đã ngợi ca nghĩa tình cách mạng, đạo lí truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.