(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 17)
-
143 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Và cầu Trường Tiền
Như một dấu nối
Giữa đất đai – đất đai
Giữa con người – con người
Giữa hôm nay – lịch sử
Giữa anh – em
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn:
- So sánh: cầu Trường Tiền – cầu nối
- Điệp từ: “giữa”, “con người”, “đất đai"...
- Liệt kê: “con người”, “đất đai”, “hôm nay”, “lịch sử", "anh", "em"
Câu 3:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Chúng ta đứng lên giữa sào huyệt quân thù
Hiên ngang, kiêu hãnh
Trẻ trung, trong sáng
Vì hôm nay
Với tất cả trái tim đầy
Ta ra trận bằng màu áo trắng...
Nội dung của những dòng thơ: Nói về tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường của tuổi trẻ ngay giữa sào huyệt quân thù với quyết tâm hướng tới tương lai tươi sáng. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tự hào về tuổi trẻ.
Câu 4:
Bài học ý nghĩa mà anh/ chị rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản là gì?
Bài học ý nghĩa sau khi đọc văn bản: Tuổi trẻ cần biết sống, cống hiến để đóng góp cho cộng đồng - Tuổi trẻ cần ý thức rõ trách nhiệm của bản thân với đất nước.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để vượt qua giới hạn của bản thân trong cuộc sống?
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều cần làm để vượt qua giới hạn của bản thân trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề điều cần làm để vượt qua giới hạn của bản thân trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Yêu thương, thấu hiểu chính bản thân mình để luôn chủ động, tự tin trong
mọi tình huống. Đặc biệt, không chỉ khắc phục điểm yếu, chúng ta cũng cần tập trung phát huy điểm mạnh để đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng nhất.
- Xác định mục tiêu bởi mục tiêu không chỉ là “kim chỉ nam” mà còn là động lực giúp con người không ngừng tiến về phía trước, không ngừng phát triển. Có mục tiêu rõ ràng, bạn có thể lên kế hoạch, nỗ lực hoàn thành nó và trành được việc “nhầm đường”.
- Tích cực học tập rèn luyện, trang bị kiến thức, kĩ năng cho bản thân. Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sẵn sàng cải thiện năng lực, kỹ năng... cá nhân sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ, sớm vượt qua được chính mình.
- Thái độ sẽ quyết định hành động. Do đó, muốn vượt ra khỏi “vùng an toàn” trước hết bạn phải có lòng tin. Trên hành trình vượt lên chính mình, chúng ta cũng cần cả sự quyết tâm, kiên trì, lạc quan nên bạn nhớ chuẩn bị và giữ tỉnh thân.
- Bắt đầu từ những việc nhỏ và không ngại tìm kiếm sự hỗ trợ. Còn sự động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (cả về vật chất lẫn tinh thần) khiến chúng ta có thêm sức mạnh, có thêm ý chí để vượt qua giới hạn của bản thân.
- Nghiêm khắc với bản thân, tránh xa sự lười biêng, lãng phí thời gian, trồn tránh, đổ lỗi, trì hoãn, hay than phiền... bởi đó là những thói quen xấu, ngăn cản chúng ta hoàn thiện bản thân cũng như thành công trong cuộc sống. Chính vì vậy, muốn bứt phá, bạn phải nghiêm khắc với chính mình, xây dựng những thói quen tốt, sống lành mạnh và hiệu quả hơn.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lên lấy hũ rượu, cử uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tại Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vẫn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
"Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi..."
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỵ nói.
Bây giờ Mỵ cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ông mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi. Mỵ cũng sắp đi chơi. Mỵ quấn lại tóc. Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mỵ rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mỵ không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trới đứng Mỵ vào cột nhà. Tóc Mỹ xoã xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột. Mỵ không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong. A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mỵ đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mỵ vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2, tr. 7-8)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên. Từ dó, nhận xét ngắn gọn về tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và đoạn trích.
* Khái quát về cuộc sống của Mị trước và khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra,
* Cảm nhận đoạn văn – cảm nhận diễn biến tâm trạng cùng sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Nhân tố tác động đến tâm lí của Mị: không khí mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình, và men rượu... đã tác động, thôi thúc làm nảy nở trong Mị khát vọng hạnh phúc.
- Diễn biến tâm lí của Mị:
+ Mị cảm nhận tiếng sáo: thấy lòng thiết ta bồi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
+ Mị uống rượu: uống ực từng bát, rồi say... lòng Mị đang sống về ngày trước -> Mị lãng quên thực tại để sống trong quá khứ êm đềm, hạnh phúc.
+ Lòng Mị bừng lên khát vọng sống, hạnh phúc mãnh liệt: Mị thấy phơi phới trở lại... Mị muốn đi chơi... Mị dường như đoạn tuyệt với cuộc sống tù ngục, tăm tối, thậm chí chấp nhận cái chết để từ bỏ kiếp sống đoạ đày -> Mị đã thoát khỏi trạng thái tê liệt chai lì cảm xúc, trái tim Mị đã rung lên những nhịp đập bồi hồi.
+ Mị hành động như một người tự do: đến góc nhà, lấy ống mỡ... quấn lại tóc... lấy váy hoa... những câu văn ngắn, nhịp nhanh, gấp thể hiện khát vọng hạnh phúc trào dâng mãnh liệt và Mị thực sự tìm lại được chính mình – cô gái trẻ trung, đầy khát vọng.
+ Sức ám ảnh của tuổi xuân lớn dân, hơi rượu nồng nàn, âm thanh tiếng sáo gọi bạn vẫn tha thiết, rập rờn trong đầu Mị, khiến Mị không biết A Sử vào, không nghe A Sử hỏi và không biết mình bị trói, Mị chỉ nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi...-> Mị hành động với con người thật của mình, phản kháng lại thực tại tăm tối với lòng yêu đời, yêu sống bùng cháy mãnh liệt.
+ Mị vùng bước đi, bị sợi dây trói giữ lại, Mị chợt bừng tỉnh: không nghe tiếng sáo, chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp váchà Mị trở về với thực tại đau đớn, ê chề, hiện hữu và thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa -> Cả đêm Mị sống trong trạng thái lúc mê, lúc tỉnh với sự giằng co giữa khát vọng sống mãnh liệt và nỗi đau thân phận trâu ngựa.
=> Lòng ham sống bị dập tắt phủ phàng. Mị không thể thoát khỏi địa ngục trần gian nhưng Mị đã không còn là con trâu, con ngựa, con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. Trong đêm tình mùa xuân ấy, ý thức sự sống trở về, trái tim đã hồi sinh, Mị sống lại những thời khắc thanh xuân tươi trẻ và tự do > phải chăng đây là nguyên cớ đẹp đẽ để Mị có được dũng khí cắt dây cởi trói cho A Phủ trong đêm mùa đông trên núi cao.
* Nghệ thuật:
- Thành công trong nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
- Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt vừa truyền thống vừa hiện đại đầy hấp dẫn.
- Trang văn xuôi thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhiều chi tiết có sức gợi...
* Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài:
- Tiếng nói đồng cảm, xót thương với thân phận khổ đau, bất hạnh của người lao động nghèo miền núi bị áp bức trước Cách mạng.
- Nhà văn lên tiếng tố cáo bọn thống trị miền núi đã lợi dụng cường quyền và thần quyền đàn áp, bóc lột những người lao động.
- Trong hoàn cảnh tối tăm, nhà văn phát hiện, khẳng định, ngợi ca và nâng niu bản năng sống âm thầm mà mãnh liệt trong tâm hồn người lao động Tây Bắc.
- Miêu tả một cách chân thực sự vận động nội tại trong tính cách nhân vật với cái nhìn ấm áp, tin yêu và trân trọng dành cho con người.
-> Đoạn văn thấm đẫm chất nhân văn, thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.