(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 27)
-
241 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống
- Biện pháp tu từ nhân hóa: Lời ru biết “đi chơi”, “xuống ruộng khoai", “ra bờ ao rau muống".
- Điệp từ “lời ru".
Câu 3:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Nội dung các câu thơ:
Nhấn mạnh lời ru khi mẹ đưa con vào giấc ngủ rất ấm áp, ân cần, giàu tình yêu thương.
- Lời ru được xem như là biểu tượng của sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ hay người lớn tuổi dành cho con trẻ.
Câu 4:
Từ suy ngẫm của tác giả về Khi con ra biển rộng/ Lời ru thành mênh mông, anh/ chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
- Suy ngẫm của tác giả: Lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấm thơ cho đến lúc trưởng thành.
- Bài học về lẽ sống: Hãy trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng ta vì đó chính là động lực, là sức mạnh tinh thần để ta bước qua những khó khăn trong cuộc đời.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
Có thể theo hướng:
- Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn kết, quan tâm, lo lắng giữa các thành viên trong gia đình; được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống và ý thức về trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người đối với người khác trong gia đình.
- Là chiếc nôi nuôi dưỡng ta cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Là cơ sở đầu tiên tạo dựng và dưỡng nuôi nhân cách cao đẹp ở con người.
- Là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.
- Là động lực để con cái trở thành người tốt đẹp và thành công góp.
- Là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ".
Chắc chắn họ không trông thấy tôi. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biên, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tẩm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.
Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mi, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỏ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hỏ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhất quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !".
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.91-92)
Phân tích hình ảnh người đàn ông hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua đoạn trích
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích hình ảnh người đàn ông hàng chài trong đoạn trích trên; nhận xét giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích.
* Phân tích hình ảnh người đàn ông hàng chài trong đoạn trích:
- Người đàn ông dưới góc nhìn của Phùng:
+ Hiện lên với cái ác cái xấu:
. Dưới đôi mắt của Phùng, người đàn ông hàng chài là một người hung dữ, thô bạo với những lời nói cộc cằn. Ông xuất hiện với ấn tượng đầu tiên là tiếng nói trên thuyền như quát: “Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao giết cả mày bây giờ”.
. Lời chửi rủa thoát ra như lời của một kẻ đang khốn cùng hoặc đang bước vào đường cùng thì mới mở miệng là đòi giết.
→ Chính lời đe dọa đáng sợ tạo nên sự ám ảnh rất rõ về cái xấu, cái ác. Cách xuất hiện ấy khiến người đọc tò mò về người đàn ông này hơn và không hiểu vì nguyên do gì mà lão lại hùng hổ đến thế.
+ Hiện lên với ngoại hình của một người vất vả, lam lũ:
. Từ vẻ bề ngoài cho thấy đó là người đàn ông mang đậm dấu ấn của người vùng biển với “tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy năng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dáng vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”. Cái ánh mắt ấy được ví “như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống”.
→ Miêu tả dáng vẻ bề ngoài giúp tác giả hé lộ về cuộc sống đói khổ lam lũ, chật vật quẩn quanh, bế tắc của ông.
+ Hiện lên là một người chồng vũ phu, độc ác, đánh vợ thường xuyên:
. Cái vẻ độc ác, vũ phu hiện lên khi “lão ngay lập tức trở nên hùng hỗ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!"
→ Trong mắt Phùng, người đàn ông hàng chài, từ lời nói đến hành động, từ ngoại hình đến nhân cách, ở góc độ nào phương diện nào cũng không có ưu điểm. Đó là một tội nhân hiện lên dưới dáng vẻ của một kẻ vũ phu, man rợ, tàn bạo và độc ác. Tuy nhiên, sau này tại tòa án, nghe được nguyên do người đàn ông đánh vợ, Phùng đã có sự thay đổi. Đó không phải là người đàn ông hoàn toàn có lỗi mà ông ta đáng trách nhưng cũng rất đáng thương. Chính sự đói nghèo, áp lực từ cuộc sống mưu sinh của một gia đình đông con kèm theo sự thất học đã làm cho một người đàn ông “từ hiền lành” những tưởng không bao giờ đánh vợ lại trở thành kẻ vũ phu, tàn bạo.
- Người đàn ông dưới góc nhìn của người đàn bà hàng chài:
+ Không phải là của bỏ đi bởi theo cách lí giải của mụ ông ta là cuộc đời là ân nhân và cũng là nạn nhân của người mà ông ta đánh.
. Điều đó được giải mã có hành động người đàn qua đứng lại nước mắt nhìn ra ngoài mặt phà nước chỗ chiếc thuyền động một thoáng rồi đưa một cánh tay lên có lẽ bị gãy hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại “buông thõng xuống”.
. Hành động “buông thông" đó là biểu hiện của sự chấp nhận. Người đàn bà chấp nhận để được chồng đánh. Bởi người đàn bà đã lý giải rằng việc bà để chồng đánh mình đó là cách duy nhất để chồng giải tỏa những áp lực trong lòng giải tỏa những áp lực của một người trụ cột trong gia đình đông con trên dưới một đặng sắp con. Người đàn bà hiểu rằng nếu đàn ông khác trên thuyền uống rượu thì chồng ngủ lại không uống. Vậy nên, cách duy nhất để rũ bỏ những áp lực để tiếp tục chèo chống con thuyền thì chỉ có cách duy nhất là đánh vợ.
+ Người đàn ông vũ phu đã cho bà quyền được làm vợ, làm mẹ, là người có vai trò trụ cột trong gia đình:
Sau này, tại tòa án, người đàn bà đã kể lại câu chuyện của chính mình: Khi chị xấu không ai thèm ngõ ngàng thì chính người đàn ông hàng chài với bản chất hiền lành ấy đã dang tay cứu vớt cuộc đời của chị. Rồi ông còn là nạn nhân khi cho chị đẻ quá nhiều. Hơn nữa đó còn là người chèo chống con thuyền lúc sóng to gió lớn lúc biển động phong ba trên thuyền cần có cánh tay của người đàn ông để chèo chống người đàn ông sẽ cùng chị nuôi lớn trên dưới trục đứa con chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ quanh năm suốt tháng trôi dạt trên biển.
Qua lời bào chữa của người đàn bà hàng chài, lão đàn ông hiện lên là người chỉ biết cắm đầu ra biển vật lộn với sóng gió, lúc không thể chịu được được họ chỉ biết họ uống rượu hoặc đánh vợ. Không uống rượu thì cách duy nhất để giải tỏa là đánh vợ đã khẳng định rằng đánh vợ chỉ là hành động do áp lực cuộc sống mưu sinh gây nên chứ không phải là bạn chất độc ác. Lão đánh vợ cũng không phải vì thù ghét vợ mà vì lão không còn hoặc không biết cách nào khác để giải tỏa mỗi hận đời đã dâng đến cực điểm.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật bằng bút pháp hiện thực toát ra cảm hứng nhân văn nhẹ nhàng, thấm thía.
+ Ngôn ngữ miêu tả, trần thuật chân thực, khách quan.
- Lời đối thoại đan xen hài hòa, tinh tế, đầy ấn tượng.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo...
* Đánh giá chung:
- Nhân vật người đàn ông hàng chài là hiện thân cho nỗi khổ của người lao động nghèo miền biển. Ngoại hình và tính cách dù gợi sự vũ phu tàn bạo nhưng đằng sau đó là áp lực mưu sinh họ gánh trên vai. Đây là khía cạnh hiện thực về cuộc sống con người thời hậu chiến vẫn còn nhiền uẩn khúc, đói nghèo, bạo lực, đặt ra sự trăn trở của nhà văn về giải pháp giúp họ bớt đói nghèo, vất vả và lam lũ.
- Đoạn trích góp phần làm nổi bật phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975: Tập trung khai thác vấn đề thế sự và con người thời hậu chiến.
* Nhận xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua đoạn trích:
- Giá trị hiện thực: Tác giả phơi bày, phản ánh nỗi thống khổ, bất hạnh của con người do bị cầm tù bởi đói nghèo, tăm tối đã hành xử theo chiều hướng bạo lực trong cuộc sống muôn mặt đời thường sau chiến tranh.
- Giá trị nhân đạo:
+ Tấm lòng thương xót, day dứt, lo âu trước số phận khốn khổ của con người và sự phẫn nộ trước sự lộng hành của cái xấu cái ác qua điểm nhìn của nhân vật Phùng.
+ Sự khám phá và trân trọng những vẻ đẹp khuất lấp ẩn sâu trong tâm hồn con người.
+ Sự day dứt, trăn trở tìm kiếm giải pháp để giải phóng con người khỏi sự đói nghèo và tăm tối, bạo lực.
- Nhận xét: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua đoạn trích góp phần làm rõ phong cách nghệ thuật của tác giả giai đoạn sau năm 1975. Mặt khác, những giá trị ấy còn góp phần khẳng định sức sống lâu bền cho tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” trong dòng chảy của văn chương.