(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 5)
-
228 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Chúng ta thương những ngày ít gió nhiều mây
những ngày chỉ nói với nhau bằng ánh mắt
những ngày chỉ cần tựa vai đã thấy lòng thanh thản
những ngày mà nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yên...
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn:
- Điệp ngữ: những ngày
- Liệt kê: những ngày ít gió nhiều mây; những ngày chỉ nói với nhau bằng ánh mắt; những ngày chỉ cần tựa vai đã thấy lòng thanh thản; những ngày mà nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yên
- So sánh: nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yênCâu 3:
Anh/Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ:
“Nhưng cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ chờ đặt tên
để người định nghĩa lại hạnh phúc
để so đo thiệt hơn những mất mát”
Ý nghĩa của những câu thơ:
- Cuộc sống có nhiều lựa chọn, nhiều con đường và ngã rẽ, tự mỗi người sẽ biết đâu là lựa chọn phù hợp với bản thân mình.
- Qua mỗi ngã rẽ của cuộc đời, con người có thể nhìn lại những giá trị của hạnh phúc và cả những khổ đau mất mát. Khi tất cả đã qua thì không cần phải so đo thiệt hơn, thắng bại. Tất cả những điều đó mới làm nên cuộc sống của chúng ta.Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên là gì? Hãy lý giải.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của những niềm vui bình dị trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sốngc. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sức mạnh của hi vọng trong cuộc sống
Có thể theo hướng:
- Niềm vui bình dị là trạng thái cảm xúc tích cực của con người đến từ những điều giản đơn, nhỏ bé nhất, là cách sống đúng đắn, ý nghĩa mỗi người cần tạo cho mình.
- Niềm sung sướng, hạnh phúc, hân hoàn bình dị đã giúp tâm hồn thanh thản, bình yên hơn, nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống.
- Niềm vui bình dị là động lực tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thêm tin yêu, trân trọng sự sống...Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài viết:
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái có ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi công nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bản, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.
Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị: - Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.
Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:
- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.
Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẫn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019, Tr.4-5)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị ở đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích trong “Vợ chồng A Phủ”. Từ đó, nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của tác giảc. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, và đoạn trích.* Cảm nhận về nhân vật Mị
- Giới thiệu nhân vật Mị (sự xuất hiện của Mị)
+ Mị âm thầm sống lẻ loi, lẫn vào những vật vô tri, vô giác: bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
+ Mị xuất hiện với tư thế thường xuyên lặp lại “lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi” hoàn toàn tương phản đối lập với không gian nhà thống lí Pá Tra “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện”
+ Tác giả liệt kê hàng loại công việc Mị phải làm “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên”
=> Tất cả báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi cao.
=> Giọng kể êm, đẹp như ru mở ra một thế giới Tây Bắc hiện ra xa xăm kì diệu, thoang thoảng màu sắc hương vị cổ tích từ đó thôi thúc người đọc đi tìm hiểu về số phận và cuộc đời của Mị.
- Hoàn cảnh gia đình Mị:
+ Cha Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới nên phải đến vay nhà thống lí mỗi năm đem nộp lãi một nương ngô đến khi vợ chồng về già chưa trả hết nợ, vợ chết cũng chưa trả hết nợ. Món nợ ấy đeo đẳng suốt cuộc đời cha mẹ Mị khiến gia đình cô đã nghèo lại còn nghèo hơn.
- Vẻ đẹp của Mị
+ Xinh đẹp, có tài thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người say mê thổi sáo đi theo Mị. Vì xinh đẹp và tài năng nên Mị đã được rất nhiều người theo đuổi “trai đứng nhẵn vách đầu buồng Mị”. Tuy nhiên, Mị đã lựa chọn cho mình một tình yêu đích thực và đó là những ngày tháng hạnh phúc Mị được sống trong tình yêu, tự do.
+ Khi biết thống lí muốn bắt mình về trừ nợ, Mị đã cầu xin cha “Nay con đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”. Mị không ham giàu sang phú quý, sẵn sàng lao động, không quản ngại gian khó để trả nợ. Câu nói này còn cho thấy Mị sẵn sàng chấp nhận sống cuộc đời gian khổ để được hưởng tình yêu, tự do, hạnh phúc. Một cô gái có ý thức đích thực về một cuộc sống thực sự, sống phải có tình yêu và hạnh phúc.
Mị là một hình tượng đẹp của người thiếu nữ Tây Bắc. Ở Mị toát lên cái
đẹp vừa tự nhiên, giản dị, vừa phóng khoáng, thăm sâu như thiên nhiên núi
rừng. Cô xứng đáng được hưởng tự do, hạnh phúc.
- Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.
+ Nguyên nhân: Do món nợ chung thân của cha mẹ Mị và sự lừa gạt của gia đình nhà thống lí đối với một cô gái ngây thơ, trong sáng “Mị sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu Mị cũng thường đeo nhẫn ngón tay ấy”. Vì thế Mị đã bị sập bẫy và bị bắt về làm dâu gạt nợ. Mùa xuân, cuộc đời của Mị mới bắt đầu được sống trong những ngày đầu của thanh xuân, tình yêu, hạnh phúc. Nỗi đau khổ, cay đắng như bị nhân lên, nhất là đối với Mị, một cô gái trẻ trung, yêu đời.
- Sáng hôm sau Mị mới biết ở nhà thống lí Pá Tra, lập tức chúng đã cho con ma xó về nhận mặt “tiếng nhạc sinh tiền cúng mà đương rập rờn nhảy múa”. Âm thanh ấy cho thấy Mị bị ràng buộc bởi phong tục hôn nhân, bị trói buộc bởi thần quyền và bị giam hãm của cường quyền như thứ bùa chú khó có thể thoát ra. Như vậy, chỉ vì món nợ mà Mị đã phải hi sinh tình yêu, cuộc đời từ tươi đẹp sang những tháng ngày héo tàn, giống như bông hoa đang chúm chím nở đã bị chà đạp phũ phàng.
* Đánh giá:
- Đoạn trích đã hé mở về bi kịch cuộc đời Mị cũng như hé lộ nguyên nhân Mị lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi. Đây là lát cắt đầu tiên rất nhỏ về cuộc đời của Mị, nhưng đoạn trích đã giống như một thứ rượu khai vị để để kích thích độc giả tìm hiểu về cuộc đời của Mị trong chuỗi ngày làm dâu gạt nợ.
- Về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: kể đan xen tả; ngòi bút miêu tả thiên nhiên, những sinh hoạt gắn với phong tục, tập quán rất chân thật góp phần giải thích tính cách, tâm hồn nhân vật.
* Nhận xét cách giới thiệu nhân vật của nhà văn Tô Hoài
- Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập khi gặp Mị trong sự tương phản với gia đình nhà thống lí Pá Tra từ đó khắc hoạ bản chất tàn bạo của bọn thống trị miền núi và số phận bất hạnh của người lao động miền núi.
- Nhân vật được giới thiệu gắn với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
- Qua đó, ta thấy được tài năng Tô Hoài với nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, sinh động giúp cho câu chuyện có sức hút hơn. Đồng thời với cách giới thiệu nhân vật này giúp tác giả đã thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình trong việc làm nổi bật tư tưởng của chuyện và khắc sâu ấn tượng nhân vật với người đọc