(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Nam Định có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Nam Định có đáp án
-
246 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Theo đoạn trích, thế nào là làm tròn sứ mệnh của mình?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo đoạn trích, làm tròn sứ mệnh là tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến.
Câu 3:
Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân anh hùng với sứ mệnh của người ca sĩ, người công nhận vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích.
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo cảm nhận của bản thân, có lý giải.
Gợi ý:
- Học sinh có thể đưa ra một số sự khác nhau giữa sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân anh hùng với sứ mệnh của người ca sĩ, người công nhận vệ sinh môi trường như:
+ Sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân anh hùng là những sứ mệnh nghe có vẻ lớn lao, ngược lại sứ mệnh của người ca sĩ, công nhân vệ sinh môi trường lại là những sứ mệnh có vẻ đơn giản.
+ Sứ mệnh của ông già Noel hay siêu anh hùng đều mang tính chất trừu tượng, ngược lại sứ mênh của người ca sĩ, công nhân vệ sinh môi trường lại là những sứ mệnh hiện hữu thường ngày xung quanh chúng ta.
Câu 4:
Lời khuyên của tác giả Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép của bất cứ ai có nghĩa gì đối với anh chị?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân, chú ý có lý giải.
Gợi ý:
- Hãy luôn là chính mình, hiểu về bản thân mình, nhận biết được giá trị của bản thân mình.
- Không nên sao chép bất kì sứ mệnh của ai bởi mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứa mệnh riêng.
Câu 5:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải xác định được sứ mệnh của mỗi con người trong cuộc sống
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Sự cần thiết phải xác định được sứ mệnh của mỗi con người trong cuộc sống
* Bàn luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
- Sứ mệnh của mỗi con người: Là những mục tiêu, lý do, mục đích để người đó tiếp tục tồn tại, sống và làm việc.
- Ý nghĩa của việc xác định sứ mệnh của mỗi con người.
+ Giúp con người có những định hướng rõ ràng, mục tiêu rõ ràng.
+ Giúp con người hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân mình, từ đó phát huy thật tốt giá trị của bản thân theo định hướng rõ ràng.
+ Giúp con người sống có ý nghĩa hơn, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
……..
* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động.
- Liên hệ bản thân.
Câu 6:
II. LÀM VĂN
Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẽ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.119-120)
Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về chất trữ tình – chính luận trong đoạn thơ.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và đậm chất triết lí.
- Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong nhũng thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bào trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”.
- Khái quát luận đề: Cảm nhận đoạn trích, từ đó chỉ ra chất trữ tình chính luận trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
II. Phân tích5
1. Cảm nhận đoạn trích.
Trong anh và em hôm nay
Đều có 1 phần Đất Nước.
- Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, Đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng.Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trong mỗi một con người, đất nước trong ta: Trong anh và em ... Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Hay nói cách khác, đất nước không chỉ là không gian địa lý, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá, tồn tại bên ngoài, đất nước còn là một phần trong anh, trong em, trong tất cả chúng ta. Chính chúng ta – là một phần làm nên Đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn.
- Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với Đất nước. Điều đó càng khẳng định thêm, sống trong Đất nước, chính là một phần Đất nước, do đó, mỗi cá nhân không thể chỉ biết ích kỷ sống cho riêng mình.
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
- “Đất Nước là máu xương của mình”: Máu xương là sự sống. Đất nước là máu xương có nghĩa là Đất nước tồn tại nhuư một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của Đất nước.
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
- Đất nước là điều thiêng liêng mà giản dị, vì thế mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, là kết nối. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ niềm vui, nỗi buồn, san sẻ cho nhau từng công việc, trách nhiệm, từ nhỏ đến lớn lao.
- Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời chiến, dâng hiến là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi để đất nước thịnh cường, vẻ vang, và thêm giàu đẹp.
2. Chất trữ tình chính luận trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
- Tính chính luận để thể hiện trong đoạn trích Đất Nước:
+ Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh vùng đô thị miền Nam để phá tan âm mưu của Mỹ - Nguỵ
+ Khẳng định tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
+ Đất Nước được cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ từ nhiều gốc độ: Văn hoá, lịch sử, con người, địa lí,…
+ Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.
- Tính trữ tình được thể hiện đậm nét trong đoạn thơ:
+ Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của tác giả.
+ Yêu nước chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, con người lao động – chủ nhân của lịch sử đất nước.
+ Niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiện, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo nên.
+ Bộc lộ cách cảm, một giọng điệu riêng rất Nguyễn Khoa Điềm.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.