(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Cẩm Thủy - Thanh Hóa Lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Cẩm Thủy - Thanh Hóa Lần 1 có đáp án
-
72 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Trong văn bản tác giả đã chỉ ra ước mơ của những đối tượng nào ?
Những đối tượng được nhắc đến : Anh hề, Ác lơ canh nghèo khổ, người hát xẩm, thằng bé mồ côi, người tù, kẻ u tối
Câu 3:
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ tương phản ( đối lập ) trong đoạn thơ sau
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
- Chỉ ra hình ảnh tương phản :
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn><Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá><Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Hiệu quả : Chỉ ra sự đối lập giữa thực tế cuộc sống hiện tại nghèo khổ, thiếu thốn của những phận người bất hạnh với những ước mơ đẹp đẽ mà họ mong muốn . Người hát xẩm nhục nhằn mơ cuộc sống giàu sang, đứa bé mồ côi lạnh giá mơ được ăn no. Từ đó cho thấy con người dù là ai trong cuộc sống cũng không ngừng ước mơ, càng đau khổ, người ta càng mong muốn đổi đời., đều muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống hiện tại.
-BPTT còn làm cho cách diễn đạt biểu cảm, tạo sự nhịp nhàng hài hòa cho câu thơCâu 4:
Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn thơ sau không
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa….
Học sinh thể hiện quan điểm của mình và lí giải hợp lí
Gợi ý: Đồng tình vì:
- Bờ luôn là cái nhỏ bé, chật chội trong những giới hạn an toàn trong khi đó biển luôn là cái rộng lớn, bao la, hứa hẹn nhiều bí ẩn cần khám phá. Cũng như vậy, đời sống luôn là cái hạn hẹp, nghèo nàn; trong khi đó giấc mơ luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú.
- Nếu không có biển, bờ sẽ không còn lí do để tồn tại. Cũng như vậy, nếu không có những giấc mơ, những khát vọng để hướng về những điều tốt đẹp, cuộc đời sẽ trở nên vô vị, mất hết ý nghĩa.- Những giấc mơ đưa con người đi xa, và được là chính mình, sống 1 cuộc đời có mơ ước và hạnh phúc. Nhờ những giấc mơ mà cuộc đời của mỗi người trở nên rực rỡ sắc màu, trở nên thi vị, ý nghĩa hơn.
Học sinh có thể có cách diễn đạt khác miễn là lí giải có sức thuyết phụcCâu 5:
II. LÀM VĂN
Cách để thực hiện ước mơ:
+ Trước hết phải lắng nghe chính mình, xác định được ước mơ của bản thân là gì.
+ Nuôi dưỡng ước mơ kiên trì theo đuổi đam mê
+ Nỗ lực hành động tự trau dồi bản thân bằng cách tu dưỡng, học tập, rèn luyện
+ Có bản lĩnh nghị lực vượt lên nhưng khó khăn thử thách
+ Luôn lạc quan, có niềm tin vào chính mình , dám chấp nhận thất bại ...
( Dẫn chứng)
+ Tuy nhiên:
Không nhất thiết là phải làm những điều lớn lao vĩ đại mà cần làm cả những việc bé nhỏ bằng tình yêu vĩ đại.
Không bất chấp liều lĩnh để thực hiện ước mơ, hoặc chà đạp người khác chỉ để thực hiện ước mơ của bản thân
- Phê phán: những kẻ luôn sống dựa dẫm ỷ lại, không dám ước mơ, không kiên trì thực hiện những ước mơ đã đặt ra..Câu 6:
II. LÀM VĂN
Cảm nhận đoạn thơ sau
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam)
Từ đó nhận xét vẻ đẹp bi tráng về người lính Tây Tiến
- Quang Dũng ( 1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm là nhà thơ của” xứ Đoài mây trắng “ Ông là một người nghệ sĩ đa tài, hồn thơ ông luôn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.
- Bài thơ được Quang Dũng viết cuối năm 1948 khi đã rời xa đơn vị Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986).
- Vị trí đoạn trích: Là đoạn thơ thứ ba trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ.
- Nội dung đoạn trích: khắc họa chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, và bi tráng.Vẻ đẹp ngoại hình
+Chân dung: Những chi tiết tả thực đã khắc họa diện mạo rất độc đáo, kì dị chân dung tập thể người lính “ không mọc tóc”, “ xanh màu lá” đồng thời phản ánh hiện thực gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường.
+ Đối lập với vẻ ngoài xanh xao, tiều tụy là nội tâm sục sôi lòng yêu nước căm thù giặc nên người lính “ốm mà không yếu vẫn oai phong lẫm liệt “dữ oai hùm”
- Tâm hồn hào hoa, lãng mạn
+ Qua nỗi nhớ, giấc mơ về những “dáng kiều thơm’ đất Hà Thành “đêm mơ Hà Nội….” ta thấy tâm hồn lãng mạn, hào hoa giàu khát vọng, yêu thương của những chàng lính Tây Tiến.
+ "Mộng biên giới": Giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng trở về quê hương, gia đình...
+ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm": Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ người thương
> Hình ảnh những người lính Tây Tiến trẻ trung, hòa hợp giữa vẻ đẹp của khát vọng và vẻ đẹp trong tâm hồn.
- Lí tưởng cao đẹp, tinh thần bi tráng và sự bất tử của người lính Tây Tiến
Không né tránh hiện thực khốc liệt của chiến tranh với những mất mát, hi sinh "Mồ viễn xứ", "biên cương": Từ Hán Việt tạo không khí trang trọng, bi hùng . Nhưng dù có phải đối mặt với cái chết thì người lính vẫn nguyện hiến dâng tuổi xuân, thậm chí cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của dân tộc "chẳng tiếc đời xanh", coi cái chết nhẹ tựa lông hồng "anh về đất"
+ Cái chết của các anh được lí tưởng hóa, mĩ lệ hóa "Áo bào thay chiếu" => Sự hi sinh đầy cao đẹp, thiêng liêng Những nấm mồ nơi biên cương qua cách miêu tả của nhà thơ không hề bi lụy mà rất oai hùng. Nơi biên cương xa xôi, các anh hi sinh được khoác trên mình chiếc áo bào oanh liệt như một vị tướng thời xưa và được trở về với đất mẹ thiêng liêng. Bằng cách sử dụng từ ngữ hán việt, hình ảnh sự hi sinh của người lính mang hơi hướng cổ kính, tạo nên một âm hưởng bi tráng, hào hùng rực rỡ. “áo bào thay chiếu anh về đất”, tác giả đã khắc họa sự hi sinh cao cả của người gây xúc động lòng người, lay động cả thiên nhiên sông núi: “ Sông Mã gầm lên….” nâng cái chết lên tầm sử thi hùng tráng. Người lính Tây Tiến ra đi đã có dòng sông Mã tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa linh hồn các anh. Sông Mã là con sông của hoài niệm chuyên chở nỗi nhớ của người lính, giờ đây nó là nhân chứng cuối cùng trong cuộc đời của các anh. Tiếng gầm thét của sông Mã là biểu hiện cao độ cho sự mất mát, cho nỗi tiếc thương và cả niềm uất hận. Nó như một con chiến mã trung thành đang gầm rú, gào thét vì sự ra đi của chủ tướng. Dường như cả đất trời núi sông, cả quê hương đều đang nghiêng mình tiễn biệt người lính trong âm hưởng hào hùng và dữ dội của sông Mã- Bút pháp tả thực kết họp lãng mạn; sử dụng từ Hán – Việt cổ kính trang trọng; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: tương phản, nhân hóa, nói giảm nói tránh..- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm , các từ láy gợi hình gợi cảm, nghệ thuật phối thanh linh hoạt
- Với giọng thơ vừa khẻ khoắn, trang trọng, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, và bi tráng, tạc vào lòng người như bức tượng đài bất tử về người lính vô danh trong kháng chiến chống Pháp không thể nào quênBên cạnh cảm hứng lãng mạn, thì tinh thần bi tráng cũng là nét đặc sắc tạo nên thành công cho bài thơ Tây Tiến. Bi tráng là trong cái buồn đau nhưng vẫn rất hào hùng, mạnh mẽ chứ không hề đau thương, bi lụy. Đoạn thơ đã nói lên những khó khăn, gian khổ mà những người chiến sĩ phải vươt qua. Đó là những đợt sốt rét nơi rừng hoang sương muối khiến tóc không mọc, da xanh xao như lá. Thậm chí, các anh còn phải đối mặt với cái chết.
Nhà thơ không hề né tránh cái chết mà từ đó khẳng định sự quả cảm hi sinh của những người lính Tây Tiến. Những người lính vẫn oai phong “dữ oai hùm”. Đứng trước cái chết, những người lính Tây Tiến vẫn “chẳng tiếc đời xanh”.Đó là tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” một thời bom đạn. Đặc biệt màu sắc tráng lệ, hào hùng được thể hiện ở cái chết hào hùng, bất tử của đoàn quân Tây Tiến.. Tinh thần bi tráng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp một thời rực lửa của những con người trẻ tuổi mang đầy nhiệt huyết, quả cảm, vì tổ quốc không tiếc thân mình.