(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Ngọc Lặc - Thanh Hóa lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Ngọc Lặc - Thanh Hóa lần 1 có đáp án
-
96 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tả bức tranh mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống trong bài thơ.
Trong văn bản, bức tranh mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống hiện lên qua những hình ảnh:
+ tiếng chim reo
+ trời xanh biếc
+ nắng tràn
+ mật trào lên vị quả
+ vạn vật phơi trần dưới nắng
+ biển xanh thẳm
+ cánh buồm lồng lộng trắng
+ cánh diều giấy nghiêng
+ vòm trời cao vút…
Câu 3:
Thông điệp sâu sắc nhất anh/ chị rút ra từ bài thơ trên? Hãy lí giải điều đó.
Biện pháp liệt kê: tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn, mật trào lên vị quả
Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp của vạn vật trong mùa hạ, là một mùa hạ vui tươi, tha thiết, rạo rực, căng tàn sức sống. Từ đó thấy được tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống của tác giả.
Biện pháp liệt kê góp phần tạo nhịp điệu, tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ
Câu 4:
Thông điệp sâu sắc nhất anh/ chị rút ra từ bài thơ trên? Hãy lí giải điều đó.
-Học sinh rút ra được thông điệp:
- Lý giải logic, hợp lýCâu 5:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự cần thiết của khát vọng đối với tuổi trẻ.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: tác hại của lối sống an phận, thờ ơ vô cảm của con người trong xã hội hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tác hại của cách sống thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội ngày nay. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Giải thích khát vọng…
- Khát vọng là điều vô cùng cần thiết đối với tuổi trẻ vì nó giúp con người sống có hoài bão, sống có ích; xác lập rõ mục tiêu cuộc đời mình; không ngừng hoàn thiện và trưởng thành; hiểu rõ chính mình với năng lực, sở trường; xây dựng xã hội phát triển …
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà, từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích sau:
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”.
(Trích “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 191)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng sông Đà, từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
Phân tích, triển khai vấn đề
* Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng sông Đà
- Sông Đà như một áng tóc trữ tình hình mềm mại, hiền hòa; mượt mà, duyên dáng, yêu kiều như áng tóc của người con gái. Trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, SĐ toát lên nét ẩn hiện, hư ảo, nên thơ.
- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc miêu tả sắc nước: khi thanh khiết thơ mộng, khi đậm nét hư ảo, mơ màng cổ xưa; khi giận dữ nỗi niềm bực bội.
- Nghệ thuật: Quan sát công phu; câu văn dài phóng túng, giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ; nghệ thuật so sánh, liên tưởng, nhân hóa tài hoa độc đáo; ngôn ngữ giàu hình ảnh…
* Cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích
- Đam mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc; cái tôi yêu nước, hòa nhập với cuộc sống mới, con người mới.
- Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng