(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Quan Sơn - Thanh Hóa có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Quan Sơn - Thanh Hóa có đáp án
-
67 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2:
Theo tác giả tinh thần lạc quan là kết quả của những điều gì?
Theo tác giả tinh thần lạc quan là kết quả của hàng loạt thái độ sống tích cực như óc hài hước, niềm hy vọng, khả năng vượt qua sợ hãi…
Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Hãy nhớ, nơi nào có nụ cười, nơi đó không có chỗ cho sự lo lắng?
Thí sinh nêu được suy nghĩ về ý kiến của tác giả, có thể theo hướng:
- Ý kiến là lời khẳng định giá trị, ý nghĩa của nụ cười.
- Thông điệp của tác giả: Trong cuộc sống, chúng ta nên sống vui vẻ, khi đó chúng ta sẽ không phải sống trong sự lo lắng, phiền muộn.
Câu 4:
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu bài học ý nghĩa nhất với bản thân?
Thí sinh có thể chọn một bài học có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần lí giải một cách hợp lí; có thể theo hướng:
- Không nên lo lắng thái quá.
- Học cách mỉm cười khi gặp khó khăn.
- Sống lạc quan, tin vào những điều tốt đẹp.
Câu 5:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề theo nhiều cách để làm rõ sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống; đảm bảo hợp lý, thuyết phục, phù hợp với đạo đức, pháp luật.
Có thể theo hướng:
- Tinh thần lạc quan là thái độ sống tích cực, phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể (hoặc kết quả nói chung) sẽ là tích cực, thuận lợi và như mong muốn.
- Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh lớn lao trong cuộc sống:
+ Giúp con người chinh phục khó khăn, vượt qua nỗi sợ hãi.
+ Tạo cho con người nguồn năng lượng và những cảm xúc tích cực để tin tưởng vào cuộc sống, hướng đến tương lai tốt đẹp…
- Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.
- Hiện nay, có nhiều người có lối sống bi quan, họ chán nản mỗi khi gặp khó khăn. Họ thường xuyên lo lắng trong công việc, học tập… Những người như vậy sẽ khó thành công.
- Đánh giá về tinh thần lạc quan, rút ra bài học/ thông điệp.
Câu 6:
II. LÀM VĂN
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích sau, từ đó nhận xét về giá trị hiện thực được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích:
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 6)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề cần nghị luận.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
* Vị trí và nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích khắc hoạ thành công hình ảnh nhân vật Mị với kiếp sống đoạ đày tăm tối dưới ách áp bức, kiềm toả của nhà thống lí Pá Tra từ khi thành con dâu gạt nợ. Qua đó nổi bật hiện thực về cuộc đời người dân miền núi Tây Bắc và tình cảm nhân đạo của nhà văn.
* Phân tích nội dung: HS có thể phân tích theo cách riêng, nhưng cần bám sát nội dung đoạn trích và triển khai bài viết của mình theo hướng sau:
- Mị là cô gái xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo, yêu lao động, giàu lòng tự trọng…; lẽ ra cô phải được hưởng hạnh phúc nhưng rồi Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, bị áp bức bởi cường quyền và thần quyền, sống kiếp sống tôi đòi, thống khổ.
+ Mị tê liệt ý thức phản kháng: Ban đầu Mị phản kháng từ yếu ớt “đêm nào cũng khóc” đến mạnh mẽ “ăn lá ngón tự tử” nhưng sau đó, khi bố mất, Mị chấp nhận số phận bi kịch của mình: “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Ý thức phản kháng mất đi, Mị sống một cách dật dờ, tàn lụi.
+ Mị tê liệt ý thức làm người. Mị được so sánh theo thủ pháp “vật hóa”: so sánh ngang bằng (Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa...; Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.) và so sánh không ngang bằng (Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày) nhằm tập trung phản ánh hai nội dung: nhận thức của Mị về nỗi khổ, sự đọa đày về thân xác và sự tê liệt về ý thức, tinh thần. Từ đó, tác giả làm nổi bật dòng tâm tư, nhận thức của nhân vật về cuộc đời, số phận nô lệ buồn đau, cực nhục của Mị.
+ Mị tê liệt về xúc cảm, hành động như một cỗ máy đã được lập trình sẵn, chỉ như đang tồn tại một cách vô thức mà không hề sống với bất kì một trạng thái cảm xúc sống động nào: nhà văn khắc họa bằng những hành động liên tiếp nhau, lặp đi lặp lại (lên núi hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước đay).
+ Mị tê liệt ý niệm thời gian. Căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù tuổi thanh xuân của con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con người vô cảm, cam chịu. Đó là không gian phi nhân tính. Tận cùng của sự cam chịu : “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Mị phải chịu đựng cả nỗi đau về thể xác và tinh thần.
- Đánh giá:
+ Mị chỉ tồn tại chứ không sống. Cô là hiện thân của những kiếp người lầm than, hiện thân của những phận con ong cái kiến dưới ách áp bức của chế độ thực dân phong kiến miền núi mà tác giả đồng cảm, xót thương, bênh vực, từ đó lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm và hạnh phúc con người. Bức tranh hiện thực xã hội đương thời cũng được thể hiện rõ nét trong đoạn trích.
+ Đoạn trích mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
* Phân tích nghệ thuật:
* Giá trị hiện thực trong đoạn trích:
- Giá trị hiện thực là bức tranh đời sống hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm văn học đều có giá trị hiện thực, bởi một trong những quy luật văn học là “gắn liền với hiện thực đời sống”, “Nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại”. Đọc “Vợ chồng A Phủ”, bạn đọc thấy được bức tranh chân thực của xã hội đương thời.
- Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích:
+ Tô Hoài đã miêu tả chân thực số phận cực khổ của nhân dân, được thể hiện qua nhân vật Mị: đoạ đày, cam chịu.
- Gián tiếp vạch trần bộ mặt của bọn thực dân phong kiến miền núi Tây Bắc. Chúng dùng cường quyền và thần quyền để áp bức, bóc lột nhân dân. Chúng biến trần gian thành địa ngục, chà đạp lên nhân phẩm và hạnh phúc của con người.
- Bức tranh hiện thực góp phần đan dệt nên giá trị nhân đạo cho đoạn trích và toàn bộ tác phẩm.