Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Yên Dũng số 1 sở GD&ĐT Bắc Giang có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Yên Dũng số 1 sở GD&ĐT Bắc Giang có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Yên Dũng số 1 sở GD&ĐT Bắc Giang có đáp án

  • 195 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đoạn trích đề cập đến phong tục nào đã trở thành truyền thống của người Việt?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tổng hợp.

Cách giải:

Đoạn trích đề cập tới phong tục ăn trầu của người Việt.


Câu 2:

Tìm chi tiết miêu tả kỉ niệm về mẹ ngày còn thơ bé của nhân vật tôi.

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Những chi tiết miêu tả kỉ niệm về mẹ ngày còn thơ bé của nhân vật tôi:

- Mẹ tôi thường đánh dấu chiều cao tôi bằng những vạch vôi trên cây cột góc tường từ chút vôi thừa trong miếng trầu mẹ ăn.

- Những vạch vôi cứ nối tiếp, cao dần lên cùng năm tháng, ghi lại những khoảnh khắc, dấu mốc tuổi thơ tôi ngày còn bên mẹ.


Câu 3:

Theo anh/chị, tại sao nhân vật tôi cảm nhận: Trong “mùi nước trầu thân thuộc” lại có “bóng mây sũng nước vừa trôi ngang trước mặt, thoang thoảng mùi bùn khô rộp, mùi khói rạ rơm của cảnh đồng đang cháy”?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải.

Cách giải:

Gợi ý:

Học sinh tự trình theo cảm nhận cá nhân. Gợi ý:

- “mùi nước trầu thân thuộc” gợi cho tác giả nhớ đến tuổi thơ của mình hay nói cách khác mùi nước trầu chính là một đặc trưng của tuổi thơ tác giả.

- Mùi nước trầu gợi tác giả nhớ về những mùi vị của tuổi thơ: đó là mùi bùn, mùi khói rạ rơm của cánh đồng đang cháy,…


Câu 4:

Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh tự đưa ra nhận xét theo quan điểm cá nhân của mình về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ.

Gợi ý:

- Là một người con rất yêu mẹ, thương mẹ.

- Là một người con trân trọng mẹ và những giá trị mẹ để lại.


Câu 5:

II. LÀM VĂN:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Nêu vấn đề: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.

* Bàn luận:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Thân đoạn:

+ Giải thích bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa dân tộc là tập hợp các giá trị văn hóa, thứ tự xã hội, tập quán, và đặc điểm nghệ thuật đặc trưng cho một nhóm người cụ thể hoặc một cộng đồng dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc thường xuất phát từ lịch sử, địa lý, truyền thống, và ngôn ngữ riêng biệt của dân tộc đó.

" Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Là việc người dân biết bảo tồn, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Thực trạng việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.

++ Truyền thống văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay ngày càng được quan tâm. Các cuộc thi, các chương trình hướng tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngày ngàu nhiều hơn, phổ biến hơn.

++ Trong cộng đồng những người trẻ có những dự án trở về cội nguồn, tìm hiểu, bảo tồn truyền thống văn hóa.

++ Ở một số lĩnh vực như thời trang, âm nhạc.. người ta có những sản phẩm, những thiết kế lấy cảm hứng từ bản sắc văn hóa của dân tộc.

++ Bên cạnh đó tư tưởng “sính ngoại” vẫn là một tư tưởng khá phổ biến ngày nay ở một bộ phận giới trẻ. Cần có định hướng đúng đắn, rõ ràng, hòa nhập chứ không hòa tan.

+ Bài học nhận thức và hành động.

* Tổng kết:


Câu 6:

II. LÀM VĂN:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bởi sau đầu

Cái kèo, cải cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.118)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về nét riêng trong việc lí giải cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm chất triết lí, giàu chất suy tưởng.

- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ. Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ đó rút ra nhận xét về nét riêng trong việc lí giải cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

II. Phân tích

1. Cảm nhận về nội dung đoạn trích.

- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn cội xa xưa và quá trình sinh thành lâu dài của Đất Nước: Đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa, từ khi dân mình biết làm ra cái nhà để ở, hạt gạo để ăn...

- Đất Nước dung dị, gần gũi trong muôn mặt đời thường. Đất Nước không phải là những gì xa xôi trừu tượng mà ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất Nước hiện hình qua câu chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, rặng tre bên đường, căn nhà mái rạ, cái kèo cái cột, hạt gạo

- Đất Nước có chiều sâu lịch sử và bề dày văn hóa: Gắn với những thuần phong mỹ tục (tục ăn trầu, tục người phụ nữ bới tóc sau đầu), lối sống ân nghĩa thủy chung, giàu truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, một năng hai sương.

- Suy tư, chiêm nghiệm về Đất Nước, tác giả đã bày tỏ tình yêu nồng nàn đối với Đất Nước. Từ đó khơi thức ở người đọc niềm tự hào về một Đất Nước vừa thân thương gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, một Đất Nước bao dung hiền hậu, thủy chung nghĩa tình nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược.

+ Khái quát nghệ thuật: Thể thơ tự do; giọng điệu trò chuyện thủ thỉ, nhẹ nhàng, ngọt ngào, tha thiết, lắng sâu; vận dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị; đậm chất trữ tình chính luận.

2. Nhận xét về nét riêng trong việc lí giải cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Khi lí giải đất nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình chúng ta (với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với miếng trầu mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “Thánh Gióng”.)

- Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử: Đất nước là phong tục “búi tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của dân tộc “gừng cay muối mặn”.

- Đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời “hạt gạo phải một nắng hai sương say, giã, giần, sàng”

- Đất nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na, giản dị “cái kèo, cái cột thành tên”.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương