541 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P7)
-
5679 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1- Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 5’-3’ trên phân tử mARN
2- Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện dịch mã
3- Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’AUG3’ thì quá trình dịch mã dừng lại
4- Bộ ba mà 5’UAG3’ trên mARN không có bộ ba đối mã trên tARN
Đáp án B
Khi nói về quá trình dịch mã, các phát biểu đúng là: 1,2,4
Câu 2:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
(4) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Đáp án C
Các phát biểu đúng về đột biến gen là: 1,3
(2),(4) sai, ĐBG không làm thay đổi vị trí gen và cấu trúc NST
Câu 3:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?
Đáp án B
Sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30 nm.
Câu 4:
Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
Đáp án C
Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể.
Câu 5:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?
(1) Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không diễn ra trên NST giới tính.
(2) Đột biến chuyển đoạn diễn ra do sự trao đổi các đoạn NST giữa các crômatit trong cặp tương đồng.
(3) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST
(4) Đột biến mất đoạn có thể làm mất một hoặc một số gen tren NST
Đáp án B
Các phát biểu đúng về đột biến cấu trúc NST là: 3,4
(1) sai, ĐB cấu trúc NST có thể xảy ra ở NST thường và giới tính.
(2) sai, ĐB chuyển đoạn do sự trao đổi các đoạn NST giữa các crômatit thuộc các cặp tương đồng khác nhau
Câu 6:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
Đáp án B
Ý B không phải đặc điểm của mã di truyền. mỗi bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin
Câu 7:
Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen khi xảy ra ở vị trí?
Đáp án C
Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen khi xảy ra ở vị trí đầu gen làm trượt dịch khung sao chép
Câu 8:
Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
Đáp án B
Mạch mã gốc: 3'...AAAXAATGGGGA...5'.
Mạch bổ sung:5'..TTTGTTAXXXXT...3'.
Câu 11:
Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:
3’…..GXXAAAGTTAXXTTTXGG….5’
Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?
Đáp án D
Mạch mã gốc: 3’…..GXX AAA GTT AXX TTT XGG….5’
mARN: 5’…..XGG UUU XAA UGG AAA GXX….3’
Đoạn mARN trên mã hóa cho 6 a.a. (không có mã kết thúc)
Câu 13:
Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?
Đáp án A
Câu 14:
Hải và An là hai chị em ruột, nhưng khác nhau về một số đặc điểm. Hải có tóc xoăn, mắt nâu giống bố; An có tóc thẳng, mắt đen giống mẹ. Giải thích nào sau đây không hợp lí?
Đáp án C
Giải thích không hợp lý là C, tỷ lệ A+G/T+X của họ là giống nhau, vì A=T; G=X
Câu 15:
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực?
I. Phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bộ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Enzym ADN polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
IV. Trên chạc chữ Y mạch mới 5’ → 3’ được tổng hợp liên tục còn mạch 3’ → 5’ được tổng hợp gián đoạn.
Đáp án B
Các đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực là: I, II
Ý III sai, ADN pol không có nhiệm vụ tháo xoắn.
Ý IV sai, mạch mới luôn có chiều 5’ -3’; trên mạch gốc 3’-5’ được tổng hợp liên tục; mạch gốc 5’-3’ tổng hợp gián đoạn.
Câu 16:
Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Trong đó dòng số 3 là dòng gốc, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 3, người ta thu được kết quả sau (kí hiệu * là tâm động của NST):
Dòng 1: DCBEIH*GFK
Dòng 2: BCDEFG*HIK
Dòng 3: BCDH*GFEIK
Dòng 4: BCDEIH*GFK
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến của các dòng 1, 2, 4 là dạng đột biến chuyển đoạn.
II. Từ dòng gốc là dòng 3 đã xuất hiện các dòng đột biến còn lại theo trình tự dòng là 3 → 2 → 4 → 1.
III. Từ dòng 3 → dòng 2 đo đảo đoạn EFG*H → H*GFE.
IV. Từ dòng 2 → dòng 4 do đảo đoạn BCD → DCB.
Đáp án A
I sai, đột biến đảo đoạn
II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2 đảo đoạn FG*HI → dòng 4 đảo đoạn BCD → dòng 1
III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .
IV đúng.
Câu 17:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động Operon Lac ở Sinh vật nhân sơ khi môi trường có Lactôzơ, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
- Lactôzơ đóng vai trò là chất cảm ứng.
Chất cảm ứng sẽ liên kết với prôtêin ức chế làm prôtêin ức chế thay đổi cấu hình không gian và trở nên bất hoạt (không hoạt động).
Prôtêin ức chế không thể bám vào gen chỉ huy O, gen chỉ huy hoạt động bình thường điều khiển Z, Y, A thực hiện phiên mã và dịch mã tổng hợp nên sản phẩm của cụm gen là lactaza.
Phát biểu sai là: D
Câu 18:
Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
Đáp án B
Ta thấy ở dạng bình thường có mã kết thúc là UAA nhưng ở dạng đột biến thì không còn mã kết thúc, U nằm trong bộ ba quy định Ala → đột biến mất 1 cặp nucleotit → đột biến dịch khung→ Mã di truyền từ bộ ba đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi.
Câu 19:
Axit amin Metionin được mã hoá bằng bộ ba
Đáp án C
Axit amin Metionin được mã hoá bằng bộ ba AUG
Câu 20:
Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến
Đáp án D
NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến đảo đoạn NST mang tâm động.
Câu 21:
Ở người, một dạng đột biến có thể sinh ra các giao tử:
Các giao tử nào là giao tử đột biến và đó là dạng đột biến nào?
Đáp án C
Do giao tử 3 có 1 NST 13+ 18 và 1 NST 18+13 → Có xảy ra đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng là 13 và 18
Câu 22:
Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết?
1. Đột biến mất đoạn
2. Đột biến lặp đoan
3. Đột biến đảo đoạn
4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST
Phương án đúng là:
Đáp án A
Dạng đột biến 3,4 không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết
Câu 23:
Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau:
(1) Chiều tổng hợp.
(2) Các enzim tham gia.
(3) Thành phần tham gia.
(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.
(5) Nguyên tắc nhân đôi.
(6) Số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở Sinh vật nhân sơ về:
Đáp án D
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ ở điểm : 2 và 4
2, thành phần tham gia: số lượng emzyme tham gia nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực nhiều hơn rất nhiều so với ở sinh vật nhân sơ
4, ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản, ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản.
Câu 24:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễm sắc có đường kính
Đáp án B
Sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30nm
Câu 25:
Sự khác biệt dễ nhận thấy của dạng đột biến chuối nhà 3n từ chuối rừng 2n là
Đáp án B
Chuối nhà không có hạt (3n), chuối rừng có hạt (2n)
Câu 26:
Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?
Đáp án B
Trong mARN không có Timin.
Câu 27:
Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
Đáp án A
Mất đoạn NST số 21 gây bẹnh ung thư máu ác tính
Câu 28:
Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là
Đáp án A
Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là mất đoạn NST.
Câu 29:
Có bao nhiêu quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực?
(1) Phiên mã.
(2) Dịch mã.
(3) Nhân đôi ADN.
(4) Nhiễm sắc thể nhân đôi
Đáp án D
Các quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực là: 1,3,4
Dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
Câu 30:
Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phát biểu đúng là: B
A sai, Operon Lac không gồm gen R.
C sai, chất X là protein ức chế.
D sai, trên phân tử mARN2 có 3 mã mở đầu, 3 mã kết thúc
Câu 31:
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là
Đáp án C
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
Câu 32:
Trong trường hợp không xảy ra đột biết, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
Đáp án D
Trong trường hợp không xảy ra đột biết, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
Câu 33:
Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết
Đáp án D
Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết Phôtphodieste
Câu 34:
Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?
Đáp án D
Thể bốn: 2n+2
Câu 35:
Một đoạn phân tử ADNở sinh vật nhận thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là 3’ ….AAAXAATGGGGA . ..5’. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là:
Đáp án B
Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung: 5’…TTTGTTAXXXXT…3’
Sau đột biến đảo đoạn này trở thành: F – E – D
A sai, không dùng để loại bỏ gen
B đúng
C sai, làm thay đổi trình tự gen
D sai
Câu 36:
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
Đáp án A
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.
Câu 37:
Quan sát hình vẽ sau:
Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ?
Đáp án B
Thứ tự trên đoạn NST ban đầu: D – E – F
Sau đột biến đảo đoạn này trở thành: F – E – D
A sai, không dùng để loại bỏ gen
B đúng
C sai, làm thay đổi trình tự gen
D sai
Câu 38:
Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
Đáp án B
Enzim ARN pôlimeraza tham gia vào quá trình tổng hợp ARN
Câu 39:
Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?
Đáp án A
Gen điều hoà không nằm trong Operon Lac
Câu 40:
Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là:
Đáp án B
Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là 5’AUG 3’
Câu 41:
Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến
Đáp án C
Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.
Câu 42:
Loại axit nuclêic nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã?
Đáp án B
ADN không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã
Câu 43:
Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội?
Đáp án D
Thể tứ bội là thể đa bội, không phải lệch bội
Câu 44:
Bằng cách làm tiêu bản tế bào học để quan sát bộ NST của một loài sinh vật lưỡng bội, ta không thể phát hiện ra dạng đột biến nào sau đây?
Đáp án A
Quan sát bộ NST chỉ có thể phát hiện đột biến NST không thể phát hiện đột biến gen.
Câu 45:
Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?
Đáp án C
Phát biểu sai về đột biến gen là C, đột biến gen phát sinh trong tế bào sinh dưỡng không thể di truyền cho đời sau.
Câu 46:
Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì
Đáp án A
Do mã di truyền có tính thoái hóa, tức một axit amin có thể được quy định bởi nhiều bộ ba, do đó nếu xảy ra đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác nhưng vẫn tạo ra một bộ ba mới quy định một loại axit amin với bộ ba ban đầu thì cấu tạo chuỗi polypeptid được tổng hợp vẫn không thay đổi
Câu 47:
Loại ARN nào sau đây có thời gian tồn tại lâu nhất?
Đáp án C
Thời gian sống lâu của các ARN phụ thuộc vào độ bền vững trong liên kết nội phân tử. Cụ thể:
- Phân tử mARN do không có liên kết hidro trong phân tử nên thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ tổng hợp vài polypeptit là nó bị phân huỷ ngay.
- Phân tử rARN có đến 70-80% liên kết hidro trong phân tử ( trong tARN số liên kết hidro là 30-40%) , lại liên kết với protein để tạo nên riboxom nên thời gian tồn tại là rất lớn, có thể đến vài thế hệ tế bào, cho nên nó là ARN có thời gian tồn tại lâu nhất.
Câu 48:
Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau
(4) đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống
Đáp án B
(1) đúng, có thể do nội tại của gen (kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN
(2) sai, chỉ những cơ thể mang kiểu gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình mới được gọi là thể đột biến
(3) sai, đột biến gen ở tế bào xoma không di truyền cho đời sau
(4) đúng
Câu 49:
Trong 6 thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội thể một
(1) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể;
(2) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN;
(3) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể;
(4) Xảy ra ở cả thực vật và động vật.
Đáp án B
Các thông tin là đặc điểm chung cua đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội thể một : 1,4
2,3 – không có ở cả hai dạng đột biến
Câu 50:
Khi nói về quá trình phiên mã, cho các phát biểu sau:
(1) Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza
(2) Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
(3) Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(4) Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu phát biểu nào trên đây đúng?
Đáp án A
Phát biểu đúng là (3)
(1) sai vì enzyme xúc tác cho phiên mã là ARN polimerase
(2) sai vì phiên mã không có sự tham gia của riboxom, riboxom tham gia vào dịch mã.
(4) sai vì phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung