Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (10)

  • 11475 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chuỗi polipeptit sơ khai do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit sơ khai do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

Sự tháo xoắn và đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào có ý nghĩa:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta biết rằng nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein histon, ADN là một phần tử rất dài so với kích thước của tế bào nhiễm sắc thể (được cấu tạo từ ADN) phải cuộn xoắn các mức độ để nằm gọn trong nhân tế bào.

Việc nhiễm sắc thể đóng/giãn xoắn có ý nghĩa sau:

+ Giãn xoắn giúp cho enzim dễ tác động vào ADN và tiến hành nhân đôi ADN, qua đó nhân đôi nhiễm sắc thể.

+ Đóng xoắn giúp cho quá trình phân li diễn ra dễ dàng, các nhiễm sắc thể không còn quá “dài” để vướng vào nhau gây đứt gãy nhiễm sắc thể,.....


Câu 8:

Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 9:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là

Xem đáp án

Đáp án D

Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể làm mất lượng lớn gen  làm mất cân bằng chuyển hóa  gây hại nghiêm trọng đến sinh vật.


Câu 10:

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Đúng. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 và nối lại. Do đó có thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Sai. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong một nhiễm sắc thể, chỉ làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể; không được thêm hay mất đi vật chất di truyền nên không làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST.

(3) Sai. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể chỉ làm thay đổi trình tự gen trong nhóm gen liên kết chứ không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết. Thay đổi thành phần gen nghĩa là xuất hiện alen mới.

(4) Đúng. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể làm cho 1 gen đang hoạt động chuyển đến vị trí mới không thể hoạt động. Nếu gen này liên quan đến sinh sản thì có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.


Câu 11:

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb ♀Aabb. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 20% tế bào sinh trứng xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen bb và mọi diễn biến khác ở cơ thể đực diễn ra bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen AaaBb chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét quá trình giảm phân ở ♂AaBb  AB = Ab = aB = ab = 0,25.

Xét quá trình giảm phân ở ♀Aabb:

*   80% tế bào giảm phân bình thường tạo ra: Ab = ab = 0,5x0,8 = 0,4.

*   20% số tế bào giảm phân xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I tạo ra: Aab = b = 0,5x0,2 = 0,1.

 Hợp tử có kiểu gen AAaBb chiếm tỉ lệ: AAaBb = 0,25ABx0,1Aab = 0,025AaBb


Câu 12:

Trên một chạc chữ Y có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là

Xem đáp án

Đáp án A

Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản là: 232x2+2=466.

Lưu ý: Mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y, số đoạn Okazaki ở mỗi chạc chữ Y là bằng nhau, mỗi đoạn Okazaki cần 1 đoạn mồi + mỗi chạc chữ Y cần 1 đoạn mồi cho mạch liên tục.

 Số đoạn mồi trong 1 đơn vị tái bản = (Số đoạn okazaki trong 1 chạc chữ Yx2) + 2


Câu 16:

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ?

(1) Côđon mở đầu trên mARN mã hóa cho axit amin foocmin metionin.

(2) Có 4 loại ARN vận chuyển axit amin kết thúc.

(3) Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN.

(4) Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân giải và giải phóng các nucleotit vào môi trường nội bào.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng.

(2) Sai. Không có tARN vận chuyển axit amin kết thúc.

(3) Sai. Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh đã cắt bỏ đi axit amin mở đầu nên sẽ không bằng số lượt tARN.

(4) Sai. Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại, riboxom tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng. Đồng thời nhờ enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu cũng được tách khỏi chuỗi polipeptit để hình thành phân tử protein. mARN sau 1 thời gian mới phân giải và giải phóng nucleotit.


Câu 18:

Khi nói về đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện ở tất cả các tế bào con.

(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.

(4) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit thì có thể không làm thay đôi tổng số liên kết hiđro của gen.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Đột biến gen ngoài phát sinh do các tác nhân đột biến (Vật lí, Hóa học, Sinh học), còn có phát sinh do rối loạn sinh lí nội bào hoặc do sai hỏng ngẫu nhiên trong cấu trúc của gen nên trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Sai. Gen ở tế bào chất có ở ti thể, lục lạp, ở đây gen không tồn tại thành từng cặp alen mà có rất nhiều alen (do trong tế bào có nhiều ti thể, lục lạp). Nếu một gen ở một ti thể bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện vì trong tế bào còn có rất nhiều ti thể khác mang các gen trội tương ứng. Chỉ khi nào trong tế bào chỉ chứa toàn bộ các ti thể mang gen đột biến lặn (hoặc gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ chủ yếu) thì kiểu hình đột biến mới biểu hiện.

(3) Đúng. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biếu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến.

(4) Đúng. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit có cùng số liên kết hiđro với cặp nucleotit bị thay thế thì không làm thay đổi tổng số liên kết hiđro của gen. Ví dụ thay cặp A - T bằng cặp T - A, thay cặp G - X bằng cặp X - G.


Câu 19:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Cơ chế gây ra đột biến cầu trúc nhiễm sắc thể là do đứt gãy nhiễm sắc thể, hoặc trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể.

(2) Đột biến mất đoạn, cùng với hoán vị gen và đột biến lệch bội được dùng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Mắt đoạn chứa gen A trong một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng chứa cặp gen Aa sẽ làm gen lặn có cơ hội biểu hiện thành kiểu hình trong thể đột biến

(4) Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn của 2 nhiễm sắc thể tương đồng gây ra đột biến lặp đoạn và mắt đoạn

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Cơ chế gây ra đột biến cầu trúc NST là do đứt gãy NST, do rối loạn trong quá trình tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

(2) Đúng. Có thể lập bản đồ di truyền.

(3) Đúng. Khi đó NST là đơn gen (a)  Biểu hiện kiểu hình trong thể đột biến.

(4) Sai. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở thời kì đầu của giảm phân I xảy ra hiện tượng mất đoạn và lặp đoạn.


Câu 21:

Có bao nhiêu dạng đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể?

(1) Đột biến gen.

(2) Mất đoạn nhiễm sắc thể.

(3) Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

(4) Đảo đoạn ngoài tâm động.

(5) Chuyển đoạn không tương hỗ.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. Nó không làm thay đổi hình thái NST.

(2) Đúng.

(3) Đúng.

(4) Sai. Đảo đoạn ngoài tâm động là NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 1800, không chứa tâm động . Không làm thay đổi hình thái NST mà chỉ làm thay đổi trình tự gen trên NST.

(5) Đúng .


Câu 24:

Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn

Xem đáp án

Đáp án B

Do ở sinh vật nhân sơ không có cấu trúc ADN kết hợp với protein histon và mARN không có intron nên điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.


Câu 26:

Quan sát một loài thưc vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phân cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử = 28 loại giao tử → n =8 → 2n = 16.

Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi

→ Số tế bào con là 24 = 16 tế bào.

 Số NST trong mỗi tế bào con → 38416=24=3nTam bội.


Câu 28:

Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A - T, G - X và ngược lại thể hiện trong bao nhiêu cấu trúc phân tử hoặc quá trình sau đây?

1. Phân tử ADN mạch kép.

2. Phân tử mARN.       

3. Phân tử tARN.

4. Quá trình phiên mã.

5. Quá trình dịch mã.

6. Quá trình tái bản ADN.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Đúng.   (4) Sai.

(2) Sai.        (5) Sai.

(3) Sai.         (6) Đúng.

Lưu ý: Đề bài hỏi rằng có bao nhiêu cấu trúc hoặc quá trình biểu hiện nguyên tắc bổ sung giữa A - T, G - X và ngược lại, tức là chỉ có A 1  T, G 1  X. tARN, phiên mã, dịch mã không có biểu hiện T " A mà thay vào đó là U " A nên không được tính.


Câu 31:

Ở phép lai ♂AaBb × ♀AaBB, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li giảm phân I chiếm 16%, mọi diễn biến còn lại của giảm phân đều bình thường. Có bao nhiêu kết luận đúng về phép lai trên?

(1) Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử không đột biến.

(2) Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử đột biến.

(3) Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 30,2%.

(4) Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 10,5%.

Xem đáp án

Đáp án B

16% số tế bào có kiểu gen Aa không phân li trong giảm phân I sẽ cho giao tử: 8% Aa, 8% O.

84% số tế bào giảm phân bình thường cho giao tử: 42%A, 42% a.

Cơ thể đực giảm phân cho giao tử 50%A; 50%a.

Xét cả 2 gen:

Cơ thể ♂AaBb giảm phân cho giao tử: (4%AaB, 4%Aab, 4%OB, 4%Ob, 21%AB, 21 %Ab, 21 %aB, 21 %ab).

Cơ thể ♀AaBB giảm phân cho giao tử 50% AB, 50% aB.

(1) Đúng. Vì aaBb là sự kết hợp giữa ab của ♂ và aB của ♀. Cả 2 giao tử đều bình thường.

(2) Sai.

(3) Sai. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lê 21 %.50% = 10,5%.

(4) Đúng.


Câu 33:

Cho các hiện tượng sau:

(1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

(2) Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Operon Lac.

(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

(4) Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.

(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polomeraza.

Khi không có đường Lactozơ có bao nhiêu trường hợp Operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Protein ức chế bị mất chức năng sinh học  vùng vận hành không bị protein ức chế bám vào  nhóm gen cấu trúc phiên mã.

(2) Sai.

(3) Sai. Khi này gen điều hòa vẫn sản xuất protein ức chế hoạt động làm ngừng quá trình phiên mã.

(4) Đúng. Vùng vận hành bị đột biến  protein ức chế không bám vào được  nhóm gen cấu trúc phiên mã.

(5) Đúng. Khi này gen điều hòa sẽ không sản sinh được protein ức chế  nhóm gen cấu trúc phiên mã.


Câu 34:

Hình dưới đây mô tả một gian đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau

Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình trên.

(1) Bộ NST của loài 2n = 4.

(2) Hình bên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II.

(3) Hình bên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau nguyên phân.

(4) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu protein động cơ vì ống bị ức chế.

(5) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật.

Có mấy kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. 4 NST đơn trong mỗi nhóm có hình dạng kích thước khác nhau  Không tương đồng. (Trong tế bào bộ NST n kép tách thành 2 bộ NST n đơn)  2n = 8 chứ không phải 2n = 4.

(2) Đúng. Mô tả tế bào đang ở kì sau II của giảm phân vì NST đang ở dạng đơn và tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc  Tế bào đang ở kì sau. Và hình dạng của NST có hình dạng giống nhau theo từng cặp  Đang giảm phân.

(3) Sai.

(4) Đúng.

(5) Sai. Ở phân bào ở thực vật không có trung thể, nên đây là tế bào động vật.


Câu 35:

Xét các loại đột biến sau:

1. Mất đoạn NST.

2. Lặp đoạn NST.

3. Chuyển đoạn không tương hỗ.

4. Đảo đoạn NST.

5. Đột biến thể một.

6. Đột biến thể ba.

Có bao nhiêu loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử AND?

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST làm thay đổi độ dài của NST dẫn tới làm thay đổi độ dài của NST.

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi độ dài AND mà làm thay đổi trình tự phân bố các gen của NST.

Đột biến thể một, đột biến thể ba (lệch bội – đột biến số lượng NST) không liên qua, ảnh hưởng đến cấu trúc của NST  Không làm thay đổi độ dài của AND.


Câu 36:

Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một lôcut có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện thể ba ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án B

Loại này có 4 cặp nhiễm sắc thể, đột biến thể ba có thể xảy ra ở cặp A,a hoặc B,b hoặc D,d hoặc E,e. Vì mỗi cặp nhiễm sắc thể đều xét một cặp gen có 2 alen như nhau nên số kiểu gen thể ba ở cặp A,a bằng số kiểu gen thể ba ở cặp B,b, D,d hay E,e. Vì vậy ta chỉ cần tính số kiểu gen ở trường hợp thể ba ở cặp A,a rồi nhân bốn.

Xét trường hợp thể ba ở cặp A,a:

+ Cặp A,a có 4 kiểu gen AAA, Aaa, Aaa, aaa.

+ Cặp B,d có 3 kiểu gen BB, Bb, bb.

+ Cặp D,d có 3 kiểu gen DD, Dd, dd.

+ Cặp E,e có 3 kiểu gen EE, Ee, ee.

 Trường hợp này có 4.3.3.3 = 108 kiểu gen

 Các dạng thể ba có thể có xuất hiện tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể ở loài này có 108.3 = 432 kiểu gen.


Câu 37:

Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò?

(1) Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen.

(2) Loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn.

(3) Làm mất đi một hay một số tính trạng xấu không mong muốn.

(4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn.

Số câu trả lời đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến mất đoạn NST có các vai trò 1, 2, 3.

Các gen xấu gây ra do đột biến, người ta không dùng đột biến mất đoạn NST để giảm bớt cường bộ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn mà loại bỏ hẳn gen xấu đó.


Câu 38:

Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần của axit nucleic được tách chiết từ các loài khác nhau:

Đặc điểm cấu trúc vật chất di truyền các loài nêu trên, thì có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) ADN loài I có cấu trúc bền vững và nhiệt độ nóng chảy cao.

(2) ADN loài II có cấu trúc kém bền vững và nhiệt độ nóng chảy kém hơn loài I.

(3) Loài III có ADN là mạch kép.

(4) Loài IV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn.

(5) Loài V có vật chất di truyền là ARN mạch kép.

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiệt độ làm tách 2 mạch của ADN gọi là nhiệt độ nóng chảy của AND. Giữa 2 mạch của ADN được liên kết với nhau bằng liên kết hidro  ADN nào có nhiều liên kết hidro hơn sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

(1) Đúng. Ta thấy A = T, G = X  Phân tử ADN có cấu trúc mạch kép  ADN loài I có cấu trúc bền vững và nhiệt độ nóng chảy cao.

(2) Đúng. Ta thấy A = T, G = X  Cũng là phân tử ADN có cấu trúc mạch kép.

Hloài I = 2A + 3G = 2.21 + 3.29 = 129.

Hloài I= 2A + 3G= 2.29 + 3.21= 121

 Số liên kết hiđro loài II ít hơn loài I nên kém bền vững và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn loài I.

(3) Sai. Ta thấy A  T, G  X  Phân tử ADN cấu trúc mạch đơn.

(4) Sai. Ta thấy phân tử ARN có A = U = 21, G = X = 29 → Loài IV có vật chấ tdi truyền là ARN sợi kép.

(5) Sai. Ta thấy A  T, G  X → Phân tử ARN cấu trúc mạch đơn.


Câu 40:

Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:

(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.

(2) Sự không phân li toàn bộ bộ nhiễm sắc thể của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên tạo ra thể tự đa bội chẵn.

(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.

(4) Thể dị đa bội có thể được hình thành theo con đường lai xa và đa bội hóa.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Thể tự đa bội vẫn có thể được tạo ra qua quá trình giảm phân kết hợp thụ tinh.

(2) Đúng. Khi này bộ nhiễm sắc thể của hợp tử được nhân đôi  hình thành thể đa bội chẵn. Vì đây là hợp tử nên sẽ có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái  Ít nhất hợp tử cũng là lưỡng bội nhiễm sắc thể.

(3) Đúng. Người ta ứng dụng cơ chế này để tạo các giống cây cho quả không hạt như dưa hấu không hạt,…

(4) Đúng.


Bắt đầu thi ngay