Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P11)
-
12994 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
(1) Ở sinh vật nhân thực diễn ra trong nhân, tại pha G1 của kì trung gian.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(3) Một trong hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Ở sinh vật nhân sơ, qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có chiều dài bằng ADN mẹ.
(5) Ở sinh vật nhân sơ, enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới.
Đáp án C
(1) Sai. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có xảy ra ở trong nhân và ngoài nhân, ADN trong nhân nhân đôi ở pha S của kì trung gian.
(2) Đúng.
(3) Sai.Cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đúng.
(5) Đúng.
Câu 3:
Ở nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein loại histon. Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân. Khi đó, mỗi nhiễm sắc thể có
Đáp án B
Mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một tâm động
Câu 4:
Xét trong một tế bào, dạng đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen?
Đáp án D
Đột biến gen làm phát sinh alen mới. Qua đó là tăng số loại alen của một gen.
Câu 5:
Một gen ở sinh vật nhân thực có khối lượng 480000đvC và có số nucleotit loại Guanin chiếm 16%. Theo lí thuyết, gen này có số lượng Ađenin là
Đáp án A
Câu 6:
Cho các phát biểu sau đây về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các gen trong nhân có số lần phiên mã luôn bằng nhau.
(2) Quá trình dịch mã diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã các gen trong nhân.
(3) Thông tin di truyền trong ADN được truyền đến protein nhờ cơ thể nhân đôi ADN.
(4) Có 3 loại ARN tham gia vào quá trình dịch mã.
Đáp án A
(1) Sai. Các gen trong nhân có số lần phiên mã thường khác nhau. Tùy vào nhu cầu của tế bào.
(2) Sai. Quá trình dịch mã diễn ra sau quá trình phiên mã.
(3) Sai. Thông tin di truyền trong ADN được truyền đến protein nhờ cơ chế phiên mã và dịch mã.
(4) Đúng.
Câu 7:
Ở một loài vi khuẩn, alen a bị đột biến điểm thành alen A. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chuỗi polipeptit do 2 alen trên tổng hợp có thể có trình tự giống nhau.
(2) Nếu số liên kết hiđro trong 2 alen là giống nhau thì đây chắc chắn là đột biến thay thế cặp nucleotit.
(3) Alen a và A luôn có chiều dài bằng nhau.
(4) Nếu đột biến thêm một cặp nucleotit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.
Đáp án C
(1) Đúng. Khi đột biến trên là đột biến thay thế và bộ ba mới tạo ra vẫn mã hóa axit amin cũ.
(2) Đúng. Ví dụ đột biến thay thế T – A = A - T gây bệnh hồng cầu liềm.
(3) Sai. Alen A và a có thể có chiều dài khác nhau (nếu đột biến mất hoặc thêm)
(4) Đúng.
Câu 8:
Trong các nhận định sau đây về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Đột biến đảo đoạn không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến lệch bội không xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.
(3) Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn động vật.
(4) Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại những gen không mong muốn khỏi nhiễm sắc thể.
Đáp án B
(1) Sai. Đột biến đảo đoạn chứa tâm động
có thể làm thay đổi hình thái NST.
(2) Sai. Đột biến lệch bội vẫn xảy ra ở nhiễm
sắc thể giới tính. Vì dụ ở người: X0, XXY,...
(3) Đúng. Do ở thực vật không có hệ thần kinh
và giới tính nên ít ảnh hưởng hơn động vật.
(4) Đúng.
Câu 9:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến gen chỉ xảy ra với gen trong nhân hoặc vùng nhân.
(2) Có thể xảy ra đột biến gen ngay cả khi không có tác nhân đột biến.
(3) Cá thể mang gen đột biến được gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp G - X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.
Đáp án B
Câu 10:
Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng mã quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi ribonucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?
Đáp án C
Ta thấy rằng trong các mã di truyền trên, 2 nu đầu là XX, chỉ khác nhau nu thứ 3 nên việc nu thứ 3 đột biến cũng không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit.
Câu 11:
Một gen bị đột biến mất đi một đoạn (gồm hai mạch bằng nhau) làm nucleotit loại A giảm đi ; loại X giảm đi so với lúc chưa đột biến. Sau đột biến, gen chỉ còn dài . Biết rằng gen chưa đột biến có A=20% số nucleotit của gen. Gen đột biến phiên mã hai lần và khi dịch mã cần 6864 axit amin. Số lượng riboxom trượt qua mỗi mARN là bao nhiêu? Biết rằng số riboxom trượt qua mỗi mARN là bằng nhau.
Đáp án B
Câu 12:
Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi lôcut của gen trên nhiễm sắc thể?
Đáp án C
Lôcut là vị trí của gen trên NST, Đảo đoạn và chuyển đoạn sẽ làm thay đổi lôcut của gen trên NST.
Câu 13:
Điều nào không đúng khi cho rằng “đa số các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính”?
Đáp án A
Cặp nhiễm sắc thể giới tính hình thành do tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, hợp tử này nguyên phân tạo ra mọi tế bào của cơ thể, cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh dục nên không chỉ cơ quan sinh dục mới có NST giới tính.
Câu 14:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?
Đáp án B
Câu 15:
Cho biết các phân tử tARN khi giải mã, đã tổng hợp một phân tử protein hoàn chỉnh đã cần đến số lượng axit amin mỗi loại là: 10 Glixin, 20 Alanin, 30 Valin, 40 Xistenin, 50 Lizin, 60 Lơxin và 70 Prolin. Chiều dài của gen mã hóa ra phân tử protein đó là? Biết gen này là gen của vi khuẩn.
Đáp án B
Câu 16:
Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (A), xảy ra trao đổi chéo kép không đồng thời trên một cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra 192 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (B) của cây (C) cùng loài với cây A, người ta phát hiện trong tế bào (B) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành hai nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào (B) diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Cây (A) có bộ NST 2n=12.
(2) Tế bào (B) có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào (B) kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội .
(4) Cây (C) có thể là thể ba.
Đáp án D
(1) Đúng. Giả sử cây (A) có 2n=12 thì có 6 cặp NST, xảy ra trao đổi chéo kép không đồng thời ở cặp số 2 (cặp số 2 tạo 6 loại giao tử) sẽ tạo ra loại.
(2) Đúng. Tế bào (B) có 14 NST đơn chia thành hai nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào tế vào (B) đang ở kì sau giảm phân II.
(3) Sai. Tế bào (B) giảm phân xong sẽ cho ra giao tử mang 7 NST (n+1).
(4) Đúng. Ta biết tế bào (B) là tế bào đang ở kỳ sau giảm phân II. Mà kỳ sau giảm phân II có đến 2 tế bào được tạo ra từ tế bào ban đầu qua giảm phân I. Vậy còn một tế bào còn lại có thể mang 12 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực của tế bào nếu như cây (C) là thể ba. Tức là trong giảm phân I:
+ 7 nhiễm sắc thể kép đã phân li về tế bào (B), qua kỳ sau giảm phân II tạo nên 14 nhiễm sắc thể đơn.
+ 6 nhiễm sắc thể kép đã phân li về tế bào còn lại, qua kỳ sau giảm phân II tạo nên 12 nhiễm sắc thể đơn.
Câu 17:
Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
Đáp án D
Axit amin là đơn phân cấu tạo của Prôtêin.
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên các phân tử ADN, ARN (mARN, tARN, rARN).
Câu 18:
Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
Đáp án B
+ Trong quá trình dịch mã, mARN được sử dụng làm khuôn cho quá trình dịch mã.
+ ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã, nó chỉ làm khuôn để tổng hợp nên mARN, chính mARN mới tham gia trực tiếp cho quá trình dịch mã.
+ tARN mang các bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo đúng nguyên tắc bổ sung.
+ rARN là thành phần cấu trúc của riboxom tham gia vào dịch mã
Câu 19:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là bao nhiêu?
Đáp án D
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có: %A + %G = 50% " %G = 50% – %A= 40%.
Câu 20:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?
Đáp án B
Vì đột biến đa bội làm tăng số lượng bản sao của gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen.
ý A sai. Vì làm tăng số lượng alen trong tế bào.
ý C, D sai. Vì không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
Câu 21:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
ý D sai. Vì thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
þ A đúng. Vì đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen trong trường hợp thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc chính nó, thay thế cặp G-X bằng cặp X-G hoặc chính nó.
þ B đúng. Đột biến điểm có thể có hại, có lợi, hoặc trung tính với thể đột biến.
þ C đúng. Đột biến gen có thể làm tăng hoặc giảm số lượng liên kết hiđro của gen.
Ví dụ: Đột biến mất 1 cặp A-T làm giảm 2 liên kết hiđro của gen
Câu 22:
Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Vì đột biến lặp đoạn có thể có lợi, cũng có thể có hại hoặc trung tính cho thể đột biến.
Câu 23:
Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
Đáp án A
Cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì sẽ tạo ra các giao tử đột biến là AaBb và giao tử O.
Giao tử đột biến AaBb này kết hợp với giao tử Ab sẽ tạo cơ thể AAaBbb
Câu 24:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.
Đáp án D
Các phát biểu I, III đúng. " Đáp án D.
þ I đúng. Vì thể đột biến có bộ NST 2n nên mỗi giao tử đều có n NST. Vì 2n = 24 nên giao tử có 12 NST.
ý II sai. Gen bị đột biến mất đoạn chỉ liên quan đến các gen nằm ở đoạn NST bị mất. Các gen khác thường không ảnh hưởng.
þ III đúng. Vì đột biến ở 1 NST của cặp số 5 nên tỉ lệ giao tử đột biến = 1/2 = 50%.
ý IV sai. Vì sau khi bị mất đoạn thì các gen còn lại vẫn có khả năng nhân đôi bình thường.
Câu 27:
Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
Đáp án D
Câu 28:
Lúa nước có 2n = 24. Mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Đáp án A
Giao tử có bộ NST n =12
Câu 29:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
ýA sai vì trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen do sự kết cặp nhầm giữa các bazo nito dạng hiếm.
ýB sai vì thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
ýC sai vì đột biến xoma không được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
Câu 30:
Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điểu hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.
III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa cặp gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi một trường không có lactôzơ.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột biến là mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu truc của mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A.
II sai. Vì gen điều hòa không phiên mã thì các gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã.
Câu 31:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
Đáp án B
Cả 4 phát biểu đúng.
þ I đúng. Vì đảo đoạn làm thay đổi vị trí của các gen.
þ II đúng. Vì chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi thành phần và số lượng gen ở 2 NST bị đột biến.
þ III đúng. Vì nếu đoạn NST bị mất chỉ chứa một gen có hại thì đột biến đó đã loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen.
þ IV đúng. Vì lặp đoạn sẽ làm cho A và a cùng nằm trên 1 NST.
Câu 32:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo ra 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng đối tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 10.
II. Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 500.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 180.
IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
Đáp án C
Câu 33:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
Đáp án A
þ Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án 4 đúng.
þ I sai. Vì nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng 1 NST thì các đoạn bị mất chỉ chứa các gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
þ II sai. Vì nếu mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
þ III sai. Vì nếu mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng 1 NST thì số lượng gen bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau
Câu 34:
Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
Đáp án B
Có 3 côđon mang tín hiệu kết thúc dịch mã, đó là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
Câu 35:
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
Đáp án B
Có 2 loại đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào, đó là đột biến lệch bội và đột biến đa bội (tự đa bội và dị đa bội).
Trong các dạng đột biến, đột biến đảo đoạn và lặp đoạn là các dạng đột biến cấu trúc NST, không làm thay đổi số lượng NST.
Câu 36:
Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
Đáp án B
Riboxom được cấu tạo từ rARN và prôtêin
Câu 37:
Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
Đáp án C
Cônsixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi, thu được thể tứ bội AaaaBBbb
Câu 38:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
Đáp án C
Ta có: A/G = 2/3 → A = 20% và G = 30%.
Câu 39:
Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử tế tất cả các gen.
II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:
Ø I đúng vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp.
Ø II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Ø III đúng vì thể dị đa bội có bộ NST mới nên bị cách li sinh sản với dạng bố mẹ nên có thể trở thành loài mới.
Ø IV đúng vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội. Tế bào song nhị bội này được nuôi cấy trong điều kiện phù hợp thì sẽ phát triển thành cơ thể song nhị bội.
Câu 40:
Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:
• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.
• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.
• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.