Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P16)
-
13156 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A đúng. Vì đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi vị của 4 gen là gen I, gen II, gen III, gen IV.
B sai. Vì ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã chỉ diễn ra theo từng gen mà không chạy sang gen khác.
C sai. Vì b là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa 2 gen). Do đó nếu mất 1 cặp nucleotit ở vị trí b không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào cả.
D sai. Vì đột biến mất một cặp nucleotit ở gen II thì chỉ làm thay đổi cấu trúc gen II chứ không ảnh hưởng đến gen khác.
Câu 2:
Cho biết 4 bộ ba 5’GXU3’; 5’GXX3’; 5’GXA3’; 5’GXG3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; 4 bộ ba 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 100 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X.
Đáp án D
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.
- Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. → I và II sai.
- Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có 151A.
- Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X. → IV đúng.
Câu 3:
Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3'ATGXTAG5'. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là
Đáp án D
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A(mARN) bổ sung với T mạch gốc; U(mARN) bổ sung với A mạch gốc; G(mARN) bổ sung với X mạch gốc; X(mARN) bổ sung với G mạch gốc
Mạch gốc: 3'ATGXTAG5'.
→ mARN: 5'UAXGAUX3'.
Câu 4:
Phân tử ADN ở vi khuẩn E.côli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.côli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
Đáp án B
- Phân tử ADN nhân đôi 5 lần thì tạo ra 25 = 32 ADN mới nhưng trong số các ADN mới này luôn có hai phân tử mang một mạch của ADN mẹ ban đầu. Nếu một phân tử ADN nhân đôi k lần thì trong số 2k phân tử ADN con luôn có 2 phân tử, trong đó mỗi phân tử mang một mạch của ADN ban đầu.
Câu 5:
Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
Đáp án A
Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ NST 2n
Câu 6:
Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào sinh dưỡng của đột biến lệch bội dạng thể ba có 42 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
Đáp án A
Bộ NST của thể ba có dạng 2n+1. Tại kỳ sau của nguyên phân thì các NST sắc thể kép đã tách nhau ra và tiến về hai cực của tế bào nên số NST lúc này tăng gấp đôi so với trước khi nguyên phân :
2.(2n+1) = 42 → 2n+1 = 21 → 2n = 20.
Câu 7:
Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng thì
Đáp án B
A sai. Vì các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng nhân đôi cùng nhau.
C sai. Vì các phân tử ADN trong nhân của tế bào sinh dưỡng (sinh vật nhân thực) mang các gen phân mảnh.
D sai. Vì các phân tử ADN này có độ dài và số lượng nucleotit không bằng nhau.
Câu 8:
Khi nói về hoạt động của opêrôn Lac, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án C
Xét các phát biểu của đề bài:
A – Sai. Vì số lần phiên mã của gen điều hòa không phụ thuộc vào hàm lượng glucôzơ trong tế bào. Số lần phiên mã của các gen cấu trúc mới phụ thuộc vào hàm lượng glucôzơ trong tế bào.
B – Sai. Vì gen điều hòa phiên mã ngay cả khi môi trường có hay không có lactozo.
C – Đúng.
D – Sai. Vì khi môi trường có lactozo, lactozo đóng vai trò như chất cảm ứng, làm thay đổi cấu hình của protein ức chế, làm chúng không bám được vào vùng vận hành
Câu 9:
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5'-3' so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
II. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
III. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
IV. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5' đến 3' của mARN.
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng là các phát biểu III, IV → Đáp án D
I sai. Vì mạch có chiều 5' – 3' là mạch được tổng hợp liên tục.
II sai. Vì tính phổ biến của mã di truyền là các loài sinh vật đều sử dụng chung bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).
Câu 10:
Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen.
II. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
III. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST nên không gây hại cho thể đột biến.
IV. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản.
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án D.
I đúng. Đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen nên có thể làm cho một gen từ vùng NST đang hoạt động mạnh được chuyển sang vùng NST ít hoạt động.
II sai. Vì đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xép của gen, không làm thay đổi độ dài của ADN, không làm thay đổi số lượng NST nên không làm thay đổi hàm lượng ADN.
III sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi mức độ hoạt động của gen nên có thể ảnh hưởng đến sức sống, khả năng sinh sản của sinh vật.
IV đúng. Vì đảo đoạn làm cho cặp NST không tồn tại thành cặp tương đồng nên cản trở quá trình giảm phân tạo giao tử. Do đó sẽ làm giảm khả năng sinh sản.
Câu 11:
Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3721 liên kết hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có chiều dài 510,34 nm thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen A có tổng số 3720 liên kết hidro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
III. Nếu alen a có 779 số nuclêôtit loại T thì chứng tỏ alen a dài 510 nm.
IV. Nếu alen a có 721 số nuclêôtit loại X thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
Đáp án D
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
I đúng. Vì alen a dài hơn alen A 0,34nm → Thêm một cặp nucleoti.
II đúng. Vì nếu alen A có 3720 liên kết hidro thì chứng đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro. → Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
III đúng. Vì alen a có 3721 liên kết hidro và có 779 T thì suy ra có 721 số nuclêôtit loại G. → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000. → Alen a có chiều dài 510 nm.
IV đúng. Vì alen a có 3721 liên kết hidro và có 721 X thì suy ra có 779 số nuclêôtit loại A. → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000. → Alen A và alen a có tổng số nuclêôtit bằng nhau. → Đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 12:
Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến đa bội lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
Đáp án C
Phát biểu I, II, III đúng, IV sai → Đáp án C
IV – Sai. Vì đột biến đa bội chẵn thuộc đột biến số lượng NST mà đột biến số lượng NST không làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể