Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 17)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 17)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 17)

  • 92 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đoạn trích trên bàn luận về vấn đề gì?

Xem đáp án
Đoạn trích trên bàn luận về vấn đề tư duy phản biện.

Câu 2:

Nhan đề Rèn luyện tư duy phản biện có ý nghĩa gì?
Xem đáp án
Nhan đề hé mở ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy phản biện mà mỗi người cần rèn luyện.

Câu 3:

Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp thao tác bình luận và giải thích được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án
Sự kết hợp thao tác bình luận và giải thích giúp lí giải rõ ràng và thuyết phục về vai trò quan trọng của tư duy phản biện.

Câu 4:

Bạn có thể đã nhận ra rằng tư duy phản biện nói chung và cách trình bày nói riêng không có nghĩa là chỉ biết nhiều kiến thức.

Câu văn trên đây mắc phải lỗi nào? Vì sao?

Xem đáp án

– Câu văn mắc lỗi lô gích.

– Vì tư duy phản biện và hình thức trình bày không thuộc cùng một lĩnh vực, hoạt động nên không thể đưa vào cách diễn đạt nói chung và nói riêng trong một câu được.

Câu 5:

Tác giả viết: “Những người có tư duy phản biện tập trung vào cách họ biết hơn là cái họ biết”. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Vì sao?

Xem đáp án

HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm của tác giả nhưng cần lí giải thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Gợi ý:

– Đồng tình: tập trung vào cách chú ý đến phương pháp, dùng nó để vận dụng vào nhiều bối cảnh mới; còn tập trung vào cái là chỉ nhớ nội dung, giỏi ghi nhớ,...

– Không đồng tình: cần tập trung cải cách và cải, cách thức và nhớ nhiêu, biêt nhiêu cũng hô trợ cho nhau đê có tư duy phản biện,...

Câu 6:

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn nhật kí sau đây:

Đoạn trích 1:

3.7.1968

Tháng Bảy lại về với những cơn gió nam xào xạc thổi rung cây, từng buổi sớm mai dịu mát và từng đêm trăng êm ả giữa rừng. Trong cái nắng chói chang cháy bỏng, tháng Bảy năm nay vẫn nặng trĩu đau thương căm thù. Từ những năm xa xôi, mình đã biết tháng Bảy với những ngày 20, ngày Hội nghị Hiệp thương[1]. Nhưng nhận thức cho đầy đủ về ngày đó, về cả một quá trình cách mạng vĩ đại trên mảnh đất Việt Nam ngàn lần anh hùng này thì hình như mới độ sáu năm nay. Đó là một mùa hè ở Hà Nội, khi đêm tháng Bảy êm dịu ôm trùm lấy không gian, trên con đường vắng mình từ giã người chiến sĩ giải phóng quân, tiễn anh lên đường đi vào cuộc kháng chiến thần thánh. Từ đó đến nay, mình đã lớn thêm mỗi khi tháng Bảy lại về.

Giờ đây, cũng là một ngày tháng Bảy – giữa núi rừng, mình cùng thương binh chạy càn[2]). Chạy càn ở tư thế chiến thắng, chỉ có những người Việt Nam chúng ta mới thấy được khi thể chiến thắng dù địch đang đuổi theo sau lưng, dù vai nặng trĩu ba lô, dù chân đạp rừng băng suối đi lánh địch.

Bỗng nhớ đến câu thơ của Tố Hữu:

“Khắp nơi đâu trên Trái Đất này[3]

Như miền Nam đắng cay chung thuy

Như miền Nam gan góc dạn dày.”

(Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009, tr. 51 – 52)

Đoạn trích 2:

15.4.1972

Những ngày mà mình nhớ rất nhiều đến các bạn cùng lớp cùng học với mình, cùng trường. Có người đi bộ đội đã hi sinh, có người còn ở tiền tuyến, có người ở nhà và có người đi học nước ngoài. Mỗi người một công việc quan trọng do đất nước phân công. Minh rất tin rằng mỗi người bạn ấy sẽ có lúc nhớ lại những mái trường các bạn đã đi qua, sẽ nhớ những kỉ niệm chẳng bao giờ có thể phai nhòa và những ước muốn xôn xao khi cửa đời rộng mở – Có thể mượn ý Tố Hữu mà nói ở đây: “Ta chính là hôm nay và các bạn chính là mãi mãi.”. Nhưng làm sao có thể có tương lai đẹp đẽ khi không có những người hôm nay đang cầm súng, đang gian khổ đánh giặc. Riêng mình, hình như đây là một phần thưởng. Đi bộ đội, với mình không chỉ là đánh giặc. Được sống những ngày oanh liệt và vẻ vang nhất của đất nước, khi mà dân tộc ta đang thắng lớn và bước nhanh đến ngày thắng lợi hoàn toàn, mình phải viết. Phải viết với tất cả năng lực của mình có được. Phải viết với sự say mê, cố gắng hết sức của bản thân. Viết với bao nhiêu gửi gắm và tin tưởng của bạn bè đối với mình.

(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005, tr. 148)



[1] Hội nghị Hiệp thương: chỉ ngày Hiệp định Genève về Việt Nam được kí kết.

[2] Chạy càn: nhanh chóng tránh đi, rời đi trước cuộc vây bắt, giết chóc của quân giặc.

[3] Nguyên văn câu thơ của Tố Hữu: “Có nơi đâu trên dải đất này.”.

Xem đáp án

HS cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về ý nghĩa của hai đoạn trích nhật kí là ghi chép cá nhân nhưng cho thể hệ sau thấy được cả một thời oanh liệt.

b) Thân bài:

b.1. Nêu đặc trưng thể loại nhật kí. (Nhật kí là thể loại phi hư cấu ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến, qua đó bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình).

b.2. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau của hai đoạn trích nhật kí

– Điểm giống nhau:

+ Đều ghi chép xác thực theo ngày tháng về sự kiện và suy nghĩ cụ thể của người viết,...

+ Đều sử dụng kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để ghi lại sự kiện và bộc lộ nỗi nhớ gia đình, bạn bè, quê hương của người viết,...

+ Cái “tôi” tác giả trong cả hai đoạn trích đều thể hiện suy nghĩ và tình cảm của thanh niên những năm tháng chống Mỹ cứu nước: giàu lí tưởng cách mạng, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ và ước mơ cá nhân vì độc lập, tự do của đất nước,...

– Điểm khác nhau chủ yếu là nội dung, cụ thể:

+ Đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm ghi lại cụ thể một ngày (3.7.1968) nữ bác sĩ cùng thương binh “chạy càn ở tư thế chiến thắng” mà nhớ về Hà Nội, ngày tiễn anh lên đường nhập ngũ và nghĩ về sức mạnh của con người Việt Nam.

+ Đoạn trích Mãi mãi tuổi hai mươi ghi lại cụ thể một ngày (15.4.1972), anh bộ đội trẻ Nguyễn Văn Thạc nhớ về những kỉ niệm với bạn bè cùng lớp học và xúc động, tự hào khi ý thức mình không chỉ đi đánh giặc mà còn được sống những ngày tháng oanh liệt, vẻ vang của đất nước,...

b.3. Đánh giá, bàn bạc mở rộng về hai đoạn trích nhật kí

– Những ghi chép chân thực của hai đoạn trích cho người đọc thấu hiểu về những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,...

– Những suy nghĩ cụ thể của người viết khiến người đọc vô cùng cảm phục lí tưởng sống, lòng yêu nước, sự hi sinh cao cả của một thế hệ trẻ vì độc lập tự do của đất nước,...

– Hai đoạn trích chứa đựng giá trị nhân văn, khiến tuổi trẻ nhận thức được cần phải trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay, cần phải đóng góp cho đất nước những việc làm tích cực,...

c) Kết bài: Khẳng định lại giá trị của hai đoạn trích nhật kí.


Bắt đầu thi ngay