Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 24)
-
98 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định nội dung chính của văn bản.
Câu 2:
Hai vấn đề lớn được tác giả nêu lên để bàn luận về tiếng Việt trong giới trẻ là vấn đề nào?
Câu 3:
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của kết hợp từ bất bình thường trong câu: “Tiếng Việt giàu đẹp vôn là tấm hộ chiếu văn hóa của Việt Nam trong mắt thế giới.”.
– Cụm từ có cách kết hợp không bình thường: tấm hộ chiếu văn hóa.
– Tác dụng:
+ Đây là một cách kết hợp từ độc đáo, sáng tạo, gây được ấn tượng cho người đọc;
Câu 4:
Nhận xét về mối liên hệ giữa nhan đề và các nội dung chính được trình bày trong văn bản.
– Nhan đề được đặt tên Hộ chiếu văn hóa Việt Nam: Tiếng Việt trong giới trẻ có nghèo?; các nội dung chính được trình bày trong văn bản gồm các mục: Tiếng lóng – biểu hiện của tính xu hướng và Tây hóa hay sự nghèo nàn vốn từ?
– Nhan đề và hai nội dung chính có liên hệ chặt chẽ với nhau:
nhan đề nêu lên vấn đề như một câu hỏi; hai nội dung chính triển khai đều liên quan đến nhan đề, nhằm trả lời cho câu hỏi của nhan đề.Câu 5:
Nhận xét về mối liên hệ giữa nhan đề và các nội dung chính được trình bày trong văn bản.
HS tự rút ra một bài học ý nghĩa cho bản thân và lí giải ngắn gọn.
Có thể tham khảo gợi ý sau:
– Yêu mến, trân quý, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
– Giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
– Không lạm dụng tiếng lóng, sử dụng tiếng vay mượn hợp lí trong giao tiếp hằng ngày.Câu 6:
Anh / Chị viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá yếu tố trữ tình trong tuy bút sau:
HAI ĐẦU ĐẤT NƯỚC
Mùa thu Hà Nội như cô gái Liêu Trai, đẹp lộng lẫy kiêu kì, ám ảnh một đời. Có lần tôi bắt đầu lữ hành, phải mặc áo len, nhưng qua nửa đường dài, phải dùng cánh tay làm mắc áo. Ngoài cửa toa tàu, dưới mây trắng máy bay, đâu là Huế có Trường Tiền cầu cong, đâu là Hải Vân lượn khúc, mà khi đặt chân lên Sài Sòn, đón mình như nhiệt huyết. Người bạn đi tiền chân nơi Thăng Long, chắc về nhà nghe đêm vang tiếng rao ngô rang lúa rang hạt dẻ,... còn mình đây nghe mùi khói dầu hôi dầu cặn nhức đầu, nhận ra nơi vừa đến khác hẳn chốn vừa đi. [...]
Hà Nội có phố Trần Hưng Đạo dài hơn hai ngàn một trăm mét với bóng sấu tỏa tròn xanh mướt bốn mùa che bóng, những biệt thự có vẻ êm đềm quý tộc của khu phố cũ, nơi thoảng hương hoa sữa đêm thu cho tình ái lấy làm trú ngụ,... nơi ta quen thuộc tuổi yêu đương chẳng cần nước hoa cũng mê man cùng mái tóc... Còn Sài Gòn, phố Trần Hưng Đạo cũng có đây, con phố dài hơn mười cây số nối Chợ Cũ Sài Gòn vào sâu lòng Chợ Lớn, với bóng cây dầu thưa thớt nhưng tấp nập ngày đêm, xe cộ nườm nượp, chỗ mút đường có Đại Thế Giới còn có tên L'Arc-en-Ciel. Thuở trước, lần đầu tiên có người Sài Gòn mách nước cho khách lạ là con đường dài lắm, không thể đi chân, mà hãy gọi một cái xe, khi khách hỏi thăm đến số nhà trên một nghìn ấy còn bao xa nữa, người khách lớ ngớ, chưa quen với con số nhà trên bao nhiêu, hẻm bao nhiêu, con số nghìn, khác hẳn một Hà Nội số không nhiều vì phố ngắn, có phố chỉ một số nhà, như phố Hỏa Lò, phố Mai Xuân Thưởng, phố Hồ Hoàn Kiếm chỉ có 52 thước, nơi có món thịt bò khô nổi tiếng cho tuổi học trò...
Đêm Sài Gòn, hình như người ta không ngủ. Âm nhạc và sân khấu, quán rượu và hàng ăn. Xe chuyển và chợ họp... Hai giờ sáng, người này trở về nhà thì người kia đã trở dậy ra đường. Những Hàng Xanh, Cầu Muối, những Bà Quẹo, Bà Chiểu, những Khánh Hội, Bàn Cờ,..
Đêm Hà Nội êm đềm ru ru trên hàng sao đen phố Lò Đúc, hàng hoàng lan phố Phan Đình Phùng, hàng cau cổng chùa Trấn Quốc,... có những căn gác nhỏ sáng đèn thâu đêm ở góc Hồ Tây, làng Cống Vị, ở khu tập thể (chung cư) Thành Công hay phố Lê, phố Láng,... cho bài thơ trang viết ra đời, cho kịch bản mang số phận con người [...].
Hà Nội của tôi và Sài Gòn của tôi, hai đầu đất nước, hai đĩa cân của chếc bàn cân, dập dềnh lên xuống nơi cái điểm tựa, cái đòn bẩy là Huế hay Đà Nẵng, ai cho tôi bồng bềnh, cho tôi thương nhớ... ở nơi này thì mong nơi kia, ở nơi kia thì tưởng về nơi cũ... cứ như ngày và đêm luân phiên không nghỉ...
Người bạn ở cư xá Bắc Hải, người bạn ở khu tập thể Thanh Xuân, có lúc mình sao nhãng, có lúc nhớ thiết tha... Đêm nằm, bấm đốt ngón tay, hết bàn tay phải qua bàn tay trái. Ngoài kia, những cơn gió thổi qua nóc cây long não cứ rì rầm một bản nhạc đầy tâm sự chỉ có người thức thâu đêm mới hiểu...
(Theo Băng Sơn, in trong Thú chơi người Hà Nội,
NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 540 – 542)
Viết bài văn phân tích, đánh giá yếu tố trữ tình trong tuỳ bút Hai đầu đất nước của Băng Sơn. HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: yếu tố trữ tình trong tuỳ bút Hai đầu đất nước của Băng Sơn.
b) Thân bài:
b.1. Giải thích: Yếu tố trữ tình là gì? (Gợi ý: Chất trữ tình ở tuỳ bút là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới.).
b.2. Phân tích yếu tố trữ tình trong tuỳ bút Hai đầu đất nước của Băng Sơn
– Miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của hai thành phố lớn ở hai đầu đất nước:
+ Hà Nội vào thu đẹp lộng lẫy kiêu kì với gió heo may se lạnh, những phố dài rợp bóng cây, cổ kính, hương hoa sữa lãng mạn, những địa danh, những con phố ngắn gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò, những thức quà và tiếng rao đêm,...
+ Sài Gòn hoa lệ không có mùa thu mà là cái nắng rã rượi; những con phố dài lắm, không thể đi chân, mà hãy gọi một cái xe; phố xá sôi động đêm Sài Gòn, hình như người ta không ngủ, tấp nập ngày đêm, xe cộ nườm nượp; các địa danh nổi tiếng Hàng Xanh, Cầu Muối, Bà Quẹo, Bà Chiểu, Khánh Hội, Bàn Cờ,...
– Tình cảm đắm say, yêu mến, nhớ thương của tác giả dành cho hai thành phố lớn ở hai đầu đất nước: Hà Nội của tôi và Sài Gòn của tôi, ai cho tôi bồng bềnh, cho tôi thương nhớ... ở nơi này thì mong nơi kia, ở nơi kia thì tưởng về nơi cũ,...
b.3. Nghệ thuật tạo nên yếu tố trữ tình: ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhiều so sánh ví von, giàu biểu cảm và chất thơ; câu văn trong trẻo, nhiều dấu chấm lửng, có hồn, có tình; giọng văn thư thái, truyền cảm; có sự kết hợp giữa miêu tả và tự sự nhẹ nhàng;...
c) Kết bài:
– Đánh giá, khẳng định lại vấn đề: Yếu tố trữ tình trong tuỳ bút Hai đầu đất nước làm nên vẻ đẹp chất thơ của văn bản và tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc.
– Yếu tố trữ tình cho thấy tình yêu quê hương đất nước và góp phần làm nên cái “tôi” tùy bút nhẹ nhàng, tinh tế, lắng đọng, giàu cảm xúc, hướng nội của Băng Sơn,...