Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 11)
-
111 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo tác giả, loài người và “mọi hình thức sống trên hành tinh này” khác nhau ở điểm nào?
Loài người và “mọi hình thức sống trên hành tinh này” khác nhau ở điểm:
- Mọi hình thức sống trên hành tinh này đều nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình;
- Loài người: chưa thực sự nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình.Câu 2:
Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn (2) đã nhắc nhở con người điều gì?
Câu 3:
Tác dụng của việc sử dụng những câu hỏi ở đoạn (3):
- Nhấn mạnh sự băn khoăn, nỗi trăn trở khi con người không nỗ lực cố gắng, phát huy hết năng lực bản thân để chinh phục được mục tiêu, mơ ước, khát vọng của cuộc đời mình.
- Tạo điểm nhấn cho văn bản, tạo giọng điệu mạnh mẽ, tha thiết cho lập luận.Câu 4:
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “lựa chọn đôi khi lại là một lời nguyền tai hại chứ không phải là một phép màu ban tặng” không? Vì sao?
- Thí sinh bảy tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.
- Lí giải: Thí sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau để bảo vệ quan điểm của bản thân nhưng cần có tính thuyết phục, không vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Gợi ý:
+ Nếu đồng tình: khi được lựa chọn, con người có xu hướng chọn những gì dễ dãi nhất, né tránh thử thách, cho phép hưởng thụ quá sớm, đôi khi còn thiếu hiểu biết mà lựa chọn sai lầm... → bỏ lỡ cơ hội khám phá năng lực bản thân, con người không thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, khó đạt được những thành công lớn lao.
+ Nếu không đồng tình: Sự lựa chọn giúp con người được chủ động, được sống là chính mình (với năng lực, sở trường, niềm yêu thích của mình), biết chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân...
→ sự lựa chọn giúp con người tự lập, khẳng định được giá trị của mình.
+ Nếu đồng tình một phần: kết hợp cả 2 ý trên.Câu 5:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng bản thân.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng bản thân.
* Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
- Phát huy tiềm năng bản thân là quá trình tìm hiểu, phát triển và sử dụng tối đa những năng lực, ưu điểm, thế mạnh của cá nhân.
- Sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng bản thân:
+ Là chìa khoá để thành công, vì: khi con người phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng của chính mình sẽ tạo nên nguồn sức mạnh để đạt được những kết quả tốt nhất.
+ Mang đến cho con người cuộc sống hạnh phúc vì hiện thực hóa được tiềm năng cá nhân, được sống là chính mình.
+ Con người tự phát triển hoàn thiện bản thân, có những đóng góp lớn cho xã hội
- Khi không biết nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân con người sẽ sống hoài, sống phí (mờ nhạt, ít dấu ấn, khó thành công...)
- Dẫn chứng:
Học sinh chọn 1-2 dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh.Câu 6:
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ.
Cảm nhận về đoạn thơ trong Đất Nước. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ.
* Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm chất triết lí, giàu chất suy tưởng.
- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng được viết trong thời kì chống Mĩ. Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.
- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn thơ; nhận xét quan niệm về chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ.
II. Phân tích
1. Phân tích đoạn trích:
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm khi tác giả đi lí giải, định nghĩa về đất nước.
* Cội nguồn của đất nước:
- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn.
+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước.
- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lí giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..
- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.
* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa
- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:
+ Câu chuyện cổ tích, ca dao.
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc.
- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:
+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả.
- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian.
- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng.
→ Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lí giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước gắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.
2. Nhận xét về tính trữ tình chính luận trong đoạn trích
Đoạn trích là sự kết hợp giữa tính trữ tình và chính luận:
- Tính chính luận:
+ Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh vùng đô thị miền Nam để phá tan âm mưu của Mỹ - Nguỵ.
+ Khẳng định tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”
+ Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.
- Tính trữ tình:
+ Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của tác giả.
+ Yêu nước chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, con người lao động – chủ nhân của lịch sử đất nước.
+ Niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo nên.
+ Bộc lộ cách cảm, một giọng điệu riêng rất Nguyễn Khoa Điềm.
→ Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp hai yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bài thơ này. Đoạn thơ là sáng tạo nghệ thuật nổi bật của tác giả trong đoạn trích Đất Nước nói riêng và thiên trường Mặt đường khát vọng nói chung.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.