(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 15)
-
77 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn văn sau:
Họ thể hiện sự cân bằng bằng cách yêu thích những gì họ làm chứ không bị chúng ảm ảnh. Họ không nghĩ đến ngày thứ Hai mà thấy ngán, nhưng họ vẫn trông đợi đến cuối tuần. Họ làm việc và sống một cuộc sống trọn vẹn.
Biện pháp tu từ chủ yếu là điệp cấu trúc: “Họ....”
Câu 3:
Theo anh/ chị, cụm từ được hưởng lợi trong câu Họ toát lên sự tự tin nhưng không ngạo mạn, và những người khác thật sự được hưởng lợi khi ở cạnh họ có ý nghĩa gì?
Cụm từ “được hưởng lợi" trong câu: “Họ toát lên sự tự tin nhưng không ngạo mạn, và những người khác thật sự được hưởng lợi khi ở cạnh họ" có ý nghĩa là khi chúng ta ở cạnh những người yêu công việc của họ thì chúng ta sẽ nhận được những tác động tích cực từ như sự tự tin nhưng không ngạo mạn, có thêm động lực cố gắng để từ đó yêu thích công việc của mình.
Câu 4:
Hãy cho biết: Bạn có thích ở gần những người yêu công việc của họ không? Vì sao?
Hs có cách trả lời và lý giải sao cho phù hợp và thuyết phục.
Gợi ý
Bản thân tôi thích ở gần những người yêu công việc của họ. Bởi vì khi ở gần họ tôi sẽ có tinh thần vui vẻ, tích cực, học hỏi được những kinh nghiệm hay, bản thân sẽ được tiếp thêm động lực từ đó giải quyết tốt công việc của bản thân.
Hoặc:
Theo tôi mỗi người đều có một cá tính, công việc riêng. Vì vậy chưa hẳn là ở gần những người yêu công việc của họ đã là tốt. Mà trái lại chúng ta có thể chịu phải áp lực về khoảng cách giữa họ và chúng ta.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết có lòng đam mê trong công việc ở mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết có lòng đam mê công việc của mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sự cần thiết có lòng đam mê trong công việc của mỗi người.
Có thể theo hướng:
- Lòng đam mê sẽ giúp chúng ta có sự quyết tâm, tiếp thêm động lực để vượt qua mọi khó khăn và thực hiện tốt công việc của bản thân.
Đam mê giúp chúng ta phát huy sự sáng tạo, khơi gợi được những ý tưởng mới mẻ và từ đó phát triển hơn kỹ năng công việc.
- Lòng đam mê còn giúp ta thêm tự tin, vui vẻ, yêu đời vì có sự thỏa mãn
trong công việc.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đô vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.111)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam qua đoạn thơ. Từ đó nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ.
* Cảm nhận đoạn thơ:
Đoạn thơ là lời giãi bày nỗi nhớ của người ra đi với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ ấy được thể hiện cụ thể qua và con người ở bốn mùa:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
+ Thể thơ lục bát, câu hỏi mở đầu có tính chất gợi: hỏi để bộc lộ tình cảm.
+ Điệp từ “ta về” và “nhớ” → nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc.
+ Hình ảnh hoán dụ “hoa” và “người” - thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Cụm từ “nhớ những hoa cùng người" → hai nỗi nhớ hòa quyện: nhớ cảnh có người, nhớ người có cảnh.
- Thiên nhiên hài hòa cùng con người Việt Bắc qua bốn mùa được tổ chức trong một cấu trúc đặc biệt, những câu sáu dành để tả cảnh, những câu tám dành để tả người. Bốn cặp câu sắp xếp theo trật tự mùa đông - mùa xuân – mùa hè - mùa thu tạo nên một bức tranh tứ bình.
+ Mùa đông không lạnh với con người Việt Bắc khỏe khoắn:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"
→ Rừng núi Việt Bắc bốn bề trùng điệp một màu xanh thẫm, bạt ngàn, màu “hoa chuối đỏ tươi” rực rỡ xua đi cái lạnh lẽo, hoang vắng của mùa đông làm cho bức tranh ấm áp, gần gũi. Con người đẹp lồng lộng, khỏe khoắn, vững chãi, làm chủ núi rừng.
+ Mùa xuân dịu dàng cùng con người Việt Bắc cần cù:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"
→ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả với những gam màu sáng, tươi trẻ. Đảo ngữ “trắng rừng” đem đến ấn tượng về khung cảnh rừng núi lộng lẫy, choáng ngợp lòng người. Con người hiện lên dịu dàng, siêng năng, cần mẫn khi đan nón, chiết giang. Đó cũng là nét đáng yêu, đáng nhớ của Việt Bắc đọng mãi trong lòng người ra đi.
+ Cảnh mùa hè sinh động cùng con người Việt Bắc lao động miệt mài, âm thầm, lặng lẽ:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình"
→ Âm thanh tiếng ve, sắc vàng của rừng hổ phách đẹp và sinh động báo hiệu mùa hè đến. Tố Hữu đã có sự phối màu hài hòa giữa sắc vàng của rừng phách và những búp măng thầm lặng. Con người chịu thương chịu khó, siêng năng, cần cù, giàu đức hi sinh. “Em gái" là cách gọi thân thương như mối quan hệ gia đình, “một mình” gợi cảm giác đượm buồn nhưng cảnh vật và con người vẫn đẹp một cách trong sáng.
+ Cảnh mùa thu thanh bình cùng con người Việt Bắc thủy chung:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Su Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
→ Ánh trăng trong trẻo, hiền hỏa gợi lên khung cảnh thanh bình. Bức tranh mùa thu hiện lên với gam màu dịu mát, ngọt ngào. Con người dù đi hay ở đều sắt son chung thủy và ẩn chứa niềm mong ước cuộc sống bình yên.
- Đánh giá:
+ Đoạn thơ chứa những hình ảnh đẹp, giọng thơ trữ tình ngọt ngào, tha thiết, cấu trúc cân đối hài hòa; một câu tả cảnh đan xen một câu tả về người tạo nên sự đối xứng, hài hoà.
+ Đoạn thơ là bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên đa dạng, sinh động có phần hoang sơ nhưng không hiu quạnh mà rực rỡ, ấm áp, gắn bó thân thiết với con người.
-> Mỗi bức tranh miêu tả đặc trưng của từng mùa, tuy chúng có giá trị độc lập nhưng không phá vỡ sự hài hoà của bộ tranh tứ bình. Vẻ đẹp của bốn bức tranh chính là con người với phẩm chất cần cù, chăm chỉ, siêng năng, tỉ mỉ và thuỷ chung với cách mạng, với kháng chiến.
* Nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu.
- Đoạn thơ đã cho thấy tài năng độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả về cảnh và con người Việt Bắc. Cảnh và người hiện lên trong nỗi nhớ được tác giả miêu tả một cách nhẹ nhàng, tình cảm, sâu lắng. Tố Hữu đã vận dụng thành công yếu tố hội họa phối màu để miêu tả trong thơ góp phần làm cho văn chương trở nên mĩ miều, lung linh, huyền ảo.
- Nhà thơ Tố Hữu trong cảm hứng sử thi cách mạng đã miêu tả cảnh vật và con người Việt Bắc gắn bó, hòa quyện vào nhau. Đây vừa là tình cảm riêng tư vừa là tình cảm chung mang hơi thở thời đại với chiến thắng Điện Biên lẫy lừng.