Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 19)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 19)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 19)

  • 214 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Theo tác giả, trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên làm gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.


Câu 3:

Anh/ chị hiểu như thế nào về khái niệm tiếng lóngtiếng phổ thông được đề cập trong văn bản trên?

Xem đáp án

Có thể hiểu:

- Tiếng lóng không phải là ngôn ngữ chính thống trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ, đó là các từ, cụm từ biểu hiện ngôn ngữ được sử dụng bởi một nhóm cộng đồng ở một địa phương nào đó. Ngày nay, giới trẻ tạo ra ngôn ngữ biểu đạt riêng được xem là tiếng lóng vẫn sử dụng phổ biến.

- Tiếng phổ thông được hiểu là ngôn ngữ dùng chính thống trong cả nước mà tất cả mọi người có thể hiểu và sử dụng để giao tiếp với nhau.


Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản là gì? Hãy lí giải?

Xem đáp án

Thông điệp ý nghĩa có thể là:

- Đừng nên sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương trong công việc bởi nó có thể khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.

- Hãy sử dụng tiếng phổ thông khi giao tiếp xã hội bởi đó là một cách giúp bạn giữ gìn và lan tỏa sự trong sáng của tiếng nói đến mọi người.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Xem đáp án

 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề điều cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Có thể theo hướng:

- Cần phải có niềm tự hào, sự tôn trọng và dành tình cảm yêu quý đặc biệt cho tiếng Việt.

- Cần xây dựng thói quen nói và viết tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực về ngữ âm, chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và đặc điểm phong cách ngôn ngữ.

- Cần tránh tối đa việc sử dụng các từ và câu mang tính thô tục, tránh các yếu tố pha tạp, lai căng, chỉ vay mượn một số từ ngữ hoặc các cách diễn đạt từ thuộc những ngôn ngữ khác khi cần thiết, đồng thời cần sử dụng yếu tố đã vay mượn hợp lí, đúng nơi, đúng ngữ cảnh...


Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Khép lại tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:

Những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau tám ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ảnh sương mai lúc bây giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tầm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhọt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông...

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr. 77,78)

Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn kết tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Từ đó, nhận xét quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích.

 * Phân tích đoạn trích:

- Đoạn trích là phần kết của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Qua đoạn trích, nhà văn cho người đọc nhận thức về giá trị của tấm ảnh đối với công chúng và giá trị của tấm ảnh qua cảm nhận của nhân vật Phùng, tác giả của tấm ảnh đó.

- Giá trị của tấm ảnh với công chúng:

+ Là một bức ảnh rất nghệ thuật – một cảnh đắt trời cho, một vẻ đẹp toàn bích mà có lẽ đời nghệ sĩ bấm máy khó có thể gặp lần hai.

+ Tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy, góp phần nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh trưởng phòng rất bằng lòng; tấm ảnh có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích, được treo rất nhiều nơi nhất là các gia đình sành nghệ thuật. Không những thế, nó còn có giá trị lâu bền không những cho bộ lịch năm ấy mà còn mãi mãi về sau.

-> Sự đánh giá cao của công chúng về tấm ảnh xứng đang với công sức mà Phùng đã bỏ ra sau nhiều ngày phục kích. Nhưng, công chúng chỉ là những người yêu nghệ thuật một cách thuần túy, chỉ cảm nhận được cái đẹp bên ngoài của tấm ảnh, của nghệ thuật.

- Tấm ảnh qua cảm nhận của Phùng:

+ Khác với công chúng, Phùng – tác giả của bức ảnh không nhìn nhận một cách hời hợt mà luôn trân trọng và băn khoăn, nghĩ suy về bức ảnh: ngắm kĩ, nhìn lâu hơn.

+ Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai: đó là chất thơ, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

+ Nhìn lâu hơn anh thấy hình ảnh người đàn bà hàng chài đang bước ra khỏi tấm ảnh. Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, của sự thật cuộc đời. Ấy là nỗi ám ảnh về người đàn bà hàng chài từ ngoại hình đến số phận cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhớt trắng vì kéo lưới suốt đêm.

+ Đằng sau vẻ đời thường lam lũ, khổ đau, ở chị hiện lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trân quý: giàu lòng thương con, giàu đức hi sinh, vị tha, từng trải, sâu sắc, và thấu hiểu lẽ đời.

+ Hình ảnh mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân chị dẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông... là biểu hiện của dòng chảy cuộc sống, số phận của nhân vật trở thành một trong những mảnh ghép muôn mặt đời thường của xã hội.

-> Hình ảnh người đàn bà làng chài đó chính là một hình ảnh rất thực tế về con người Việt Nam sau chiến tranh: đói nghèo, khổ cực, lam lũ.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

+ Truyện được xây dựng theo kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm hình ảnh, kết thúc là ngắm nhìn hình ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện.

+ Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều liên tưởng bất ngờ.

+ Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo, đậm chất triết lí.

* Đánh giá chung

- Đoạn trích là nhận thức rất sâu sắc, rõ rệt của Phùng về thực trạng cuộc sống con người sau chiến tranh, đồng thời thể hiện những trăn trở về một giải pháp để thay đổi cuộc sống ấy.

- Đoạn trích gửi gắm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật nảy sinh từ chính cuộc đời thực, nghệ thuật phải vì cuộc đời.

 * Nhận xét về quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

- Nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực cuộc đời của con người. Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự tù túng của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận, phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực.

- Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chấn của hiện thực đằng sau vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Đề làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm về quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

- Như vậy, quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu là quan niệm nghệ thuật tiến bộ - nghệ thuật vị nhân sinh.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương