(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 3)
-
222 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Đất Nước đã thay đổi thật rồi
Không còn mưa bom đạn nổ
Không còn tiếng súng
Không còn người phải ra đi
Không còn người phải khổ đau
Không còn mất mát nào nữa
Câu 3:
Những dòng thơ sau gợi nhắc cho anh/ chị điều gì về mối quan hệ giữa con người và đất nước:
Em ơi! Anh yêu em như yêu đất nước
Vì đó là bóng hình,
Của tất cả chúng ta
- Mối quan hệ giữa con người và đất nước được tác giả gợi nhắc qua những dòng thơ: Đó là mối quan hệ gắn bó sâu sắc như bóng với hình, như tình yêu anh dành cho em bởi đất nước là của tất cả chúng ta.
- Tác giả nhắn nhủ mỗi người phải coi trọng, giữ gìn, có trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất nước.Câu 4:
- Cảm xúc của tác giả trước sự thay đổi của đất nước:
+ Niềm hân hoan, phấn khởi, vui sướng tột cùng.
+ Ngợi ca và trân trọng đất nước, con người.
+ Tự hào và có niềm tin mãnh liệt về ngày mai.
- Nhận xét: Đây là cảm xúc tự hào, vui sướng về sự thay đổi của đất nước ở hiện tại, đồng thời là niềm tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nướcCâu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chấp nhận thay đổi trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý nghĩa của việc chấp nhận thay đổi trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Làm động lực thúc đẩy bản thân phát triển.
- Mang lại cuộc sống làn gió mới với những thứ tốt đẹp hơn.
- Giúp linh hoạt thích ứng và dễ dàng xử trí trước những tình huống cấp bách khắc nghiệt trong cuộc sống.
- Bước ra khỏi vùng an toàn dễ dàng hơn, không bị choáng ngợp trước hoàn cảnh.Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong bài thơ “Sóng” với hai khổ thơ đầu nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Dữ dội và dịu êm
Ôn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nối mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.155)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những cung bậc cảm xúc khác nhau của người phụ nữ khi yêu và tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:* Phân tích đoạn trích thơ:
- Sóng là những cung bậc trạng thái đối ngược nhưng lại rất hài hòa của người phụ nữ khi yêu.
+ Sóng mang trong mình những đặc tính đối lập: Dữ dội/ dịu êm và ồn ào/ lặng lẽ. Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi. Lúc biển động phong ba sóng dữ dội, ồn ào, khi trời yên, bể lặng sóng dịu êm, lặng lẽ. Những đối lập ấy đôi khi thật rõ ràng có thể dự báo trước nhưng nhiều lúc cũng khó đoán thất thường và hết sức bất ngờ.
+ Giống như sóng, người phụ nữ khi yêu đang tự nhận thức về những biến động trong lòng mình mà chân thành bộc bạch không giấu diếm những trạng thái tâm lý tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp của một tâm hồn đang khát khao yêu thương: Lúc giận dữ, hờn ghen, khi dịu hiền, sâu lắng. Tính khí của người con gái trong tình yêu vốn mang trong mình nhiều đối cực mâu thuẫn nhưng đó là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả là đều là những biểu hiện khác nhau của một trái tim yêu chân thành mãnh liệt→ Xuân Quỳnh nhấn mạnh trạng thái tâm lý tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp của một tâm hồn đang khát khao yêu thương và ước mong bình yên trong tình yêu khi đặt các từ dịu êm, lặng lẽ ở cuối câu tạo điểm nhấn.
- Sóng là khát khao mang trong mình sự vươn tới để khẳng định tình yêu rộng lớn, cao cả của tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
+ “Sông” là không gian, là môi trường tồn tại của sóng. Nhưng “sông” lại “không hiểu”, không thấu cảm được nỗi lòng cũng như mong muôn thầm kín của sóng. Bởi không gian chật hẹp của sông làm cho sóng bị giới hạn. Sóng không thể thỏa sức vùng vẫy như ở ngoài đại dương bao la. Do đó, sóng quyết tâm “tìm ra tận bể” không gian rộng lớn hơn để thỏa sức vùng vẫy với những khao khát của riêng mình, tự do khẳng định sức mạnh của mình với tần số dao động mạnh hơn.
+ Giống như sóng, người phụ nữ khi yêu đã mang trong mình trái tim nhiều xúc cảm cũng không chịu sự gò bó, khuôn mẫu mà vỡ òa, phá tan rào cản, vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình tìm đến những tâm hồn đồng điệu để vươn tới một tình yêu đích thực vững bền. Tư duy ấy cho thấy, Xuân Quỳnh là một người phụ nữ vô cùng mãnh liệt, cháy bỏng trong tình yêu, cách nghĩ và cách yêu, cách thể hiện của Xuân Quỳnh thật khác lạ, không hề giấu diếm, không e dè, không ngập ngừng mà rất chủ động và táo bạo, quyết liệt.
→ Hành trình tìm ra tận bể của sóng cũng là hành trình tự nhận thức chính mình của người phụ nữ về giá trị đích thực của tình yêu.
- Sóng là khao khát tình yêu đến cháy bỏng của người phụ nữ.
+ Sóng là dù “ngày xưa” hay “ngày sau” vẫn thuộc về biển cả, vẫn luôn hướng về bờ và vỗ về bờ. Như vậy, sóng chính là hơi thở của đại dương của vũ trụ bao la bí ẩn.
+ Tựa như sóng, tình yêu là hơi thở của con người trong vũ trụ này. Bao nhiêu thế kỷ qua con người đã đến với tình yêu đã sống và không thể thiếu tình yêu và sẽ còn yêu chừng nào còn tồn tại. Tình yêu là khát vọng, là đích đến cuối cùng của con người, đặc biệt là trái tim tuổi trẻ. Tình yêu làm cho người trẻ bồi hồi với những khát vọng, nồng cháy với những đam mê, khao khát đến mãnh liệt những cảm xúc loạn nhịp. Điều đó thật dễ hiểu bởi tuổi trẻ sinh ra là để yêu, tình yêu làm cho trái tim tuổi trẻ phải xao xuyến, phải bồi hồi.
+ Từ trải nghiệm của bản thân Xuân Quỳnh khẳng định một chân lý: Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn. Nó không chỉ thường trực trong tâm hồn con người đặc biệt là tuổi trẻ màcòn khiến người ta trẻ lại tái sinh như con sóng biển ào lên rồi lại tan ra hòa nhập vào biển cả mãi mãi.
→ Xuân Quỳnh, có thêm những khám phá, phát hiện về quy luật vĩnh hằng của tình yêu con người nhất là tuổi trẻ.
- Nghệ thuật đặc sắc:
+ Thể thơ năm chữ ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng.
+ Hình tượng thơ mới mẻ, sáng tạo.
+ Âm điệu thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập cùng quan niệm hiện đại trong tư duy Xuân Quỳnh.
=> Đoạn thơ góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu, đồng thời khẳng định chân lí: Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn, con người cần tình yêu nhất là tuổi trẻ.* Nhận xét tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Tình yêu trước hết vẫn mang nét truyền thống: Dịu dàng, đằm thắm, hồn hậu, dễ thương, thủy chung, son sắt, nhưng cũng thật mãnh liệt, táo bạo.
- Đoạn thơ thể hiện quan niệm mới mẻ cũng đồng thời là tính hiện đại trong quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh: Đó là, khi yêu người phụ nữ dám vượt qua những điều nhỏ bé vươn lên để khẳng định giá trị tình yêu đích thực của bản thân, luôn giữ trong mình nhiệt huyết và tin tưởng sức mạnh của tình yêu.
=> Tất cả tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh: là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.