(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 33)
-
68 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, lời an ủi có thể khiến con người có những gì?
Theo tác giả, lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn...
Câu 3:
Phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong những câu sau:
Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà nên có hành động giúp đỡ đối phương...
Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- Những câu văn sử dụng biện pháp tu từ điệp câu trúc: Khi người khác gặp khó khăn, ...
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh khi người khác gặp khó khăn, chúng ta ngoài an ủi, khích lệ về mặt tinh thần, còn có thể chia sẻ, giúp đỡ bằng việc làm cụ thể; giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ nhận được sự tín nhiệm và tình cảm tốt đẹp mọi người dành cho mình.
+ Tác giả khuyên mọi người không vô cảm, bàng quan trước khó khăn của người khác mà cần an ủi kèm theo sự giúp đỡ thông qua các hành động thiết thực phù hợp.
+ Giúp sự diễn đạt trong lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, tăng sức thuyết phục cho lập luận.
Câu 4:
Thí sinh nêu được thông điệp ý nghĩa và lí giải.
Gợi ý:
- Hãy biết chia sẻ với khó khăn của người khác vì đó là biểu hiện của tình người tốt đẹp con người dành cho nhau trong cuộc sống rộng lớn, đồng thời đó cũng là sự quan tâm, sẻ chia bạn dành cho các mối quan hệ xã hội mà bạn đang có.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều cần làm để an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều cần làm để an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ trong cuộc sống. Có thể theo hướng:
- Tìm hiểu nguyên nhân khiến đối phương buồn phiền. Bởi muốn an ủi đúng cách và có hiệu quả thì phải hiểu nguyên nhân.
- Thể hiện sự đồng cảm để người khác tin tưởng giãi bày khó khăn của họ.
- Hãy lắng nghe sau đó mới an ủi. Vì chỉ có lắng nghe bạn mới hiểu rõ căn nguyên nguồn gốc của sự việc từ đó đưa ra lời khuyên đúng đắn, phù hợp.
- Hãy dùng lời nói tích cực để an ủi người khác để họ kiên cường, dũng cảm bước qua khó khăn.
- Hãy giúp đỡ, chia sẻ với họ bằng những việc làm trong khả năng bạn có thể.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trong tuyên bố với thế giới rằng:
Nước việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.41)
Anh/ Chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét những giá trị to lớn của “Tuyên ngôn độc lập”.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích thuộc phần kết của “Tuyên ngôn độc lập”. Từ đó, nhận xét những giá trị to lớn của “Tuyên ngôn độc lập”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác gia Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và đoạn trích.
* Phân tích đoạn trích
- Trước hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ vị thế của lời tuyên ngôn. Người viết: "chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bỏ với thế giới rằng” cho thấy lời tuyên ngôn của Người không phải là lời tuyên ngôn bình thường mà đó những lời nói được kết tinh từ ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam. Mặt khác, qua đó, Người đã xác định rõ đối tượng hướng đến của lời tuyên ngôn chính là nhân dân thế giới và các thế lực thù địch với luận điệu xảo trá đang lăm le xâm phạm nền tự do, độc lập non trẻ nước ta vừa giành được.
- Nội dung lời tuyên ngôn:
+ Khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập". Đó là điều phù hợp với căn cứ pháp lý mà Pháp và Mĩ đã tuyên bố trước đó và được thế giới công nhận. Bởi vậy, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Khẳng định thực tế lịch sử nước Việt Nam "sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đây thực tế lịch sử, là “lẽ phải không ai chối cãi được" khi Cách mạng tháng Tám tại Việt Nam thành công, người dân Việt nam “đã lấy nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp". Mặt khác, theo thực tế lịch sử, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi ba kẻ thù vốn “ngự trị” bấy lâu nay trên đất nước Việt Nam đã bị lật đổ hoặc thất bại: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị". Như vậy, sự thật lịch sử đã chứng minh độc lập, tự do là thành quả đấu tranh cách mạng mà dân tộc Việt Nam xứng đáng có được.
- Tuyên bố khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
+ Sử dụng cụm từ “Toàn thể dân tộc Việt Nam”, tác giả muốn nhấn mạnh quyết tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc có khả năng tạo ra sức mạnh to lớn có thể khuất phục, nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược tàn bạo nếu những kẻ thù ấy có ý định xâm phạm chủ quyền, xâm phạm nền tự do, độc lập thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập non trẻ được chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rất đanh thép, hùng hồn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy.
+ Lời tuyên bố của Người giúp khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức đoạn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong việc bảo vệ nền tự do, độc lập dân tộc cũng như chính quyên mới vừa được thành lập.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Lập luận chặt chẽ
+ Lí lẽ thuyết phục
+ Ngôn ngữ đanh thép.
+ Giọng văn trang nghiêm, hùng hồn.
* Đánh giá chung:
- Đoạn trích là lời tuyên ngôn hùng hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người thay mặt chính phủ lâm thời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới về nền độc lập, tự chủ và sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nên độc lập ây.
- Bằng việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, tác gia Hồ Chí Minh đã tạo nên bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển so với những văn bản vốn được coi là lời tuyên ngôn trước đó. Điều đó, gợi ra những giá trị to lớn cho bản “Tuyên ngôn độc lập".
* Nhận xét những giá trị to lớn của “Tuyên ngôn độc lập"
“Tuyên ngôn Độc lập” có hai giá trị to lớn là giá trị lịch sử và giá trị văn
học.
- Giá trị lịch sử của “Tuyên ngôn độc lập":
+ Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến đã tồn tại gần một nghìn năm trên đất nước ta.
+ Là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
+ Là mốc son lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, bình đẳng về quyền
lợi của dân tộc Việt Nam.