Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 26)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 26)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 26)

  • 28 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản trên.

Xem đáp án

Học sinh lấy được một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản. Học sinh có thể chọn bất cứ lời đối thoại nào của nhân vật.

Ví dụ: “Mi có nhận ra ta không, đứa con khốn khổ kia ơi! Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây.”


Câu 2:

Chỉ ra ba nội dung trong lời than vãn của bà Trưng Trắc.

Xem đáp án

Học sinh nêu được ba nội dung trong các nội dung sau: (1) Vai trò của vua – đấng chí tôn đối với dân tộc; (2) Lịch sử cho thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn; (3) Nỗi nhục nhã khi dân tộc ta đang chịu số phận nô lệ; (4) Những hành vi đáng xấu hổ của vua Khải Định tại Pháp; (5) Các dân tộc đang đứng lên đòi tự do công lí; (6) Những người dân nước Nam đang giận dữ trước những hành động của vua.


Câu 3:

Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc của lịch sử, của truyền thống quật cường đối với một kẻ đứng đầu xã tắc nhưng lại dâng giang sơn cho đế quốc, cam tâm để dân tộc làm thân phận nô lệ.


Câu 4:

Nhận xét về tác dụng của cách tạo dựng tình huống truyện của tác giả.        

Xem đáp án

Đặc trưng nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của tác giả là bút pháp văn xuôi hiện đại và tài châm biếm sắc sảo. Tác giả đã sử dụng một tình huống hư cấu, tưởng tượng độc đáo: bóng ma của bà Trưng Trắc, tượng trưng cho tiếng nói của truyền thống, hiện lên, phán xét một cách nghiêm khắc tên vua bán nước, đớn hèn cam tâm “ca ngợi công đức của những đứa bóc lột và hiếp đáp dân mi”. Cách xây dựng tình huống vừa khẳng định truyền thống và sức mạnh của dân tộc, vừa có tác động thức tỉnh đối với những kẻ bán nước cầu vinh như Khải Định.


Câu 5:

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình yêu nước của tác giả Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua văn bản.

Xem đáp án

Trình bày được những cảm nhận và tâm đắc riêng của cá nhân về tình yêu nước sâu sắc của tác giả Nguyễn Ái Quốc thể hiện qua văn bản. Một số khía cạnh có thể triển khai: (1) Cảm nhận về tấm lòng nhiệt huyết với đất nước, niềm tự hào về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc với những người anh hùng đã làm rạng rỡ non sông. (2) Cảm nhận về thái độ đả kích không khoan nhượng những kẻ bán nước cầu vinh. (3) Cảm nhận về một cách biểu hiện lòng yêu nước: dùng văn học như một vũ khí nghệ thuật lợi hại và sắc bén góp phần lột trần bộ mặt kẻ thù và thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp.


Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ sau:

                                                    Bác vui như ánh buổi bình minh

                                                    Vui mỗi mầm non, trái chín cành

                                                    Vui tiếng ca chung hoà bốn biển

                                                    Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.

                                                    Bác để tình thương cho chúng con

                                                    Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

                                                    Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

                                                    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

(Bác ơi, in trong Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục,

 Hà Nội, 2003, tr.457-458)

Xem đáp án

Đoạn văn có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,...), song cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng (đoạn văn, khoảng 200 chữ) và các ý chính sau[1]:

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ với tinh thần lạc quan, tình yêu thương và sự hi sinh quên mình.

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận:

(1) Hình ảnh Bác hiện lên trong đoạn thơ thật đẹp với một niềm vui, niềm lạc quan bất tận. Điệp ngữ “vui” và các động từ “nâng niu”, “quên” đã nói lên một cách sâu sắc tâm hồn Hồ Chí Minh: lạc quan yêu đời, giàu đức hi sinh. Cuộc đời Bác đã hoà làm một với thiên nhiên, con người Bác đạt đến cái tự nhiên như trời đất, tức là đã đạt đến cái cao sâu huyền diệu của sự sống. Và vì thế mà cũng trường tồn với trời đất. (2) Di sản Người để lại là một trời biển yêu thương. Một cuộc đời “thanh bạch”, “mong manh áo vải” giản dị mà thanh khiết vô ngần, đồng thời cũng thật cao cả, vĩ đại “hồn muôn trượng”. (3) Hình ảnh Bác được nhà thơ thể hiện với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tương phản, đã thể hiện một cách sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh: một trái tim tràn ngập tình yêu và niềm lạc quan lớn lao, một cuộc sống thanh bạch, thanh cao, từ chối mọi hư vinh.

c. Kết đoạn: Khẳng định lại và bày tỏ cảm xúc của bản thân về hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ.



[1] Khi đọc phần gợi ý thực hiện của các đề bài sau, giáo viên và học sinh sử dụng cấu trúc của hướng dẫn này.

 


Câu 7:

Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của L. Paxtơ: Học vấn không có quê hương nhưng “người học vấn” phải có Tổ quốc.

Xem đáp án

Bài viết có thể triển khai theo các cách khác nhau song cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát, khẳng định lại vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề nghị luận, diễn đạt mạch lạc.

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc – Học vấn không có quê hương nhưng “người học vẫn” phải có Tổ quốc (L. Paxtơ).

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Học vấn: những kiến thức, không chỉ về tri thức khoa học mà còn về những cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày. (2) Học vấn không có quê hương: có nghĩa là học vấn không có biên giới, kiến thức thuộc về nhân loại và phục vụ cho toàn nhân loại. (3) Người học vấn phải có Tổ quốc: người sáng tạo/ phát minh ra những tri thức. Tổ quốc – quê hương chính là cái gốc của mỗi con người, là nơi dù bạn có là ai thì vẫn phải luôn yêu, luôn nhớ về và không thể chối bỏ. (4) Nội dung câu nói khẳng định mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc. Con người có thể tiếp nhận tri thức của nhận loại và phục vụ cho toàn nhân loại nhưng phải luôn luôn hướng về quê hương, nguồn cội, phụng sự cho Tổ quốc.

b2. Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến Paxtơ đã nêu về mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh

(1) Trong lịch sử, có biết bao dòng tri thức được truyền đi để ngày nay trở thành di sản chung của nhân loại; lan toả đến những ai có khát vọng học tập,có khát vọng truyền bá để những điều tốt đẹp đến với mọi người; bể học vô bờ, người ta có thể trau dồi kiến thức ở bất cứ nơi đâu. (2) Người học vấn – người sáng tạo tri thức cần ý thức được tổ quốc là điểm tựa để mỗi người có thể bay cao bay trên bầu trời tri thức; Tổ quốc là nơi mà ta phải ra sức phục vụ, ra sức bảo vệ, dù ta đang ở đâu và dù ta có thành công đến, giúp Tổ quốc giàu mạnh và phát triển hơn. (3) Chứng minh bằng những bằng chứng lịch sử về tri thức của nhân loại và những con người đã dâng hiến “học vấn” của mình cho quê hương, Tổ quốc.

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Người học vấn có thể ở xa Tổ quốc nhưng không bao giờ được quên nguồn cội; đồng thời Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây, phát triển. (2) Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, có thể có hiện tượng “chảy máu chất xám”, người học vấn có thể đi tìm môi trường tốt để phát huy tài năng. Tuy nhiên, điều quan trọng là người học vấn cần xác định động cơ và mục đích cống hiến tốt đẹp. (3) Câu nói của L. Paxtơ dựa trên cơ sở của lòng người và gửi gắm một bài học về cách sống: sống ở trên đời không ai có thể quên cội nguồn, Tổ quốc.

c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận: Ý kiến giúp mỗi chúng ta có hiểu biết đúng đắn về Mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc. Từ đó, mỗi chúng ta biết trau dồi, mở mang tri thức, biết gắn kết với cội nguồn, phụng sự cho Tổ quốc.


Bắt đầu thi ngay