IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 11 đề ôn tập lí thuyết hóa hữu cơ cực hay có lời giải chi tiết

11 đề ôn tập lí thuyết hóa hữu cơ cực hay có lời giải chi tiết

TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ ESTE...POLIME

  • 6311 lượt thi

  • 94 câu hỏi

  • 94 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn nhận xét đúng

Xem đáp án

Phát biểu đúng là : “Xà phòng là muối của natri hoặc kali với axit béo.”

Các phát biểu còn lại sai vì :

Phản ứng thủy phân este của ancol trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

Ngoài phản ứng este hóa, este có thể được điều chế bằng cách khác. Ví dụ : Cho axit cacboxylic phản ứng với ancol; cho anhiđrit axit cacboxylic phản ứng với phenol.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là : “Este là dẫn xuất của axit cacboxylic khi thay thế nhóm -OH bằng nhóm -OR (R là gốc hiđrocacbon).”


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Giải thích : Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.


Câu 4:

Este X có CTPT HCOOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

Xem đáp án

Giải thích : X được điều chế bằng cách cho anhiđrit fomic phản ứng với phenol.


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Este isoamyl axetat (CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3) có mùi chuối chín.”

Các phát biểu còn lại đều sai. Ancol etylic không tác dụng được với dung dịch NaOH. Axit béo là những axit cacboxylic đơn chức. Etylen glicol là ancol no, hai chức, mạch hở.


Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Các phát biểu còn lại sai. Vì vinyl axetat là este không no nên có phản ứng với dung dịch nước Br2; Ancol etylic và nước đều có nhóm -OH phân cực nên giữa phân tử ancol và nước có liên kết H2; iso - amyl axetat có mùi chuối chín.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây sai ?

Xem đáp án

Thực tế : Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo (xà phòng) và glixerol.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Giải thích : Este CH3OOCCH=CH2 có tên là metyl acrylat.


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây sai ?


Câu 10:

Phát biểu đúng là 

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.”

Các phát biểu còn lại đều sai.

Khi thủy phân chất béo luôn thu được C3H5(OH)3 chứ không phải là C2H4(OH)2.

Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng thuận nghịch chứ không phải là phản ứng một chiều.

Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm, thu được sản phẩm là muối và ancol khi este đó tạo bởi axit và ancol. Các trường hợp este của phenol, este của ankin thì không như vậy, ví dụ :


Câu 11:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Nhận xét sai là "Metyl axetat là đồng phân của axit axetic", vì metyl axetat có công thức phân tử là C3H6O2, còn axit axetic có công thức phân tử là C2H4O2.

Nhận định không đúng là "Metyl axetat là đồng phân của axit axetic". Vì hai chất này có công thức phân tử khác nhau.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 12:

Nhận định nào dưới đây về vinyl axetat là sai?


Câu 13:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Khẳng định đúng là "Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều."

Các khẳng định còn lại đều sai. Vì este bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm; phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa; phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.


Câu 15:

Mệnh đề không đúng là : 

Xem đáp án

Mệnh đề không đúng là “CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3”.

CH3CH2COOCH=CH2 là este tạo bởi axit hữu cơ no, đơn chức với axetilen, CH2=CHCOOCH3 tạo bởi axit không no với ancol no. Vì thế hai chất này không thể thuộc cùng dãy đồng đẳng.


Câu 16:

Phát biểu đúng là :

Xem đáp án

Phát biểu đúng là : “Phản ứng thủy phân este của ancol trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.”

Các phát biểu còn lại đều sai vì :

Thủy phân chất béo không thu được C2H4(OH)2 mà thu được C3H5(OH)3.

Các este của ankin hoặc este của phenol khi thủy phân không thu được ancol.

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch


Câu 19:

Điều nào sau đây không đúng khi nói về chất béo?

Xem đáp án

Điều phát biểu không đúng về chất béo là "Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố". Vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo, thành phần nguyên tố gồm C, H, O. Còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon, thành phần nguyên tố chỉ có C và H.


Câu 20:

Nhận định đúng về chất béo là

Xem đáp án

Trong các nhận xét đã cho thì nhận xét đúng là "Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no".

Các nhận xét còn lại đều sai. Vì :

Chất béo có thành phần nguyên tố là C, H, O. Còn mỡ bôi trơn có thành phần nguyên tố là C và H.

Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo có chứa các gốc axit béo no nên chúng ở dạng rắn ở điều kiện thường.

Ở điều kiện thường chất béo có thể ở dạng rắn hoặc dạng lỏng tùy thuộc vào cấu tạo của gốc axit béo là no hay không no.


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây là sai ?

Xem đáp án

Phát biểu sai là "Tristearin có CTPT là C54H110O6". Vì tristearin có công thức cấu tạo là C3H5(OOCC17H35)3 nên có công thức phân tử là C57H110O6. Hoặc cũng có thể là cách khác : Tính độ bất bão hòa của công thức C54H110O6 thì thấy k = 0, điều này không đúng vì tristearin là chất béo no, có ba chức este nên k = 3.


Câu 24:

Có các nhận định sau:

(1) Lipit là một loại chất béo.          

(2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,…

(3) Chất béo là các chất lỏng.          

(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Các nhận định đúng là

Xem đáp án

Các nhận xét đúng là (2), (4), (6).

Các nhận xét còn lại sai. Vì chất béo là một trong 4 hợp chất thuộc về lipit; chất béo lỏng là chất béo không no, còn chất béo rắn là chất béo no; phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng bất thuận nghịch.


Câu 25:

Chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

Trong số các phát biểu thì phát biểu đúng là "Axit oleic có công thức là cis–CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7-COOH".

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì chất béo không no có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn chất béo no; dầu mỡ để lâu thường bị ôi thiu, nguyên nhân là do liên kết C = C trong gốc axit không no bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy tạo thành các chất có mùi khó chịu; khi hiđro hóa triolein sẽ thu được tristearin.


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây là sai:

Xem đáp án

Phát biểu sai là "Trong phân tử triolein có 3 liên kết π". Phân tử triolein có công thức là C3H5(OOCC17H33)3, có 6 liên kết π gồm 3 liên kết π trong chức este và 3 liên kết π ở gốc hiđrocacbon.


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ OH trong nhóm COOH của axit và H trong nhóm OH của ancol”.

Các phát biểu còn lại đều sai.

Không thể phân biệt benzen, toluen và stiren bằng dung dịch nước Br2, vì chỉ có stiren phản ứng làm mất màu nước brom.

Các este đều rất ít tan trong nước.

Mùi thơm của chuối chín là mùi của este iso – amylaxetat


Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là:

(C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trong các phát biểu trên, có 3 phát biểu đúng là :

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

Phát biểu còn lại là sai, phát biểu đúng phải là :

Tristearin, triolein có công thức lần lượt là:

(C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.


Câu 30:

Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ) : Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70oC. Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa

Hiện tượng xảy ra là :


Câu 31:

Khi nghiên cứu tính chất hoá học của este người ta tiến hành làm thí nghiệm như sau: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dd H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dd NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là:

Xem đáp án

Hiện tượng quan sát được là "Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất".  Este không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên tách lớp nổi váng ở phía trên. Nhưng trong môi trường axit hoặc kiềm, este bị thủy phân tạo thành những chất dễ tan trong nước, vì thế dung dịch trở nên đồng nhất


Câu 33:

Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử glucozơ. Thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì?

Xem đáp án

Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử glucozơ. Thí nghiệm đó chứng tỏ xenlulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc glucozơ liên kết với nhau.


Câu 34:

Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat

Xem đáp án

Phát biểu đúng là : Trong tinh bột thì amilopectin chiếm khoảng 70 – 90% khối lượng.

Các phát biểu còn lại đều sai vì : Glucozơ có nhóm –CHO nên làm mất màu nước brom; mỗi mắt xích của xenlulozơ có 3 nhóm –OH; chỉ có xenlulozơ có phản ứng với HNO3 tạo ra xenlulozơ trinitrat.


Câu 35:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là : Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.


Câu 36:

Nhận xét nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Giải thích : Polisaccarit chỉ bị thủy phân trong môi trường axit.


Câu 37:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Giải thích : Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng gương nên không thể dùng phản ứng này để phân biệt chúng.


Câu 38:

Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người lớn. Chất này được điều chế bằng cách 


Câu 39:

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O as clorophin(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?

Xem đáp án

Phản ứng trên là phản ứng hóa học của quá trình quang hợp.


Câu 40:

Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?

Xem đáp án

Glucozơ có các ứng dụng chính là :

- Sản xuất rượu etylic.    

- Tráng gương, tráng ruột phích.

- Thuốc tăng lực trong y tế.

Làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong không phải là ứng dụng của glucozơ.


Câu 41:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh”. Liên kết giữa các gốc -glucozơ trên mạch chính là liên kết -1,4-glicozit; liên kết giữa các gốc -glucozơ trên mạch chính với các gốc -glucozơ trên mạch nhánh là liên kết -1,6-glicozit.

Các phát biểu còn lại đều sai. Glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3. Xenlulozơ có mạch C không phân nhánh. Saccarozơ không có nhóm –CHO nên không có phản ứng tráng gương.


Câu 42:

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl?

Xem đáp án

Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Hiện tượng là tạo ra dung dịch có màu xanh lam.


Câu 44:

Khi nói về glucozơ, điều nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Khi nói về glucozơ, điều không đúng là "Glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng (α, β) và không thể chuyển hoá lẫn nhau." Thực tế thì hai dạng mạch vòng của glucozơ có thể chuyển hòa qua lại lẫn nhau.


Câu 45:

Phản ứng không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử của glucozơ là

Xem đáp án

Các phản ứng dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ là :

Hòa tan Cu(OH)2 để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức –OH.

Phản ứng tráng gương để chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm chức –CHO.

Phản ứng với 5 phân tử (CH3CO)2O để chứng minh có 5 nhóm –OH trong phân tử.

Phản ứng không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo của glucozơ là : Tác dụng với Na để chứng minh phân tử có 5 nhóm –OH.

Giải thích : Glucozơ là chất rắn, kết tinh nên glucozơ nguyên chất không phản ứng được với Na.


Câu 47:

Trong các phát biểu sau:

(1) Xenlulozơ tan được trong nước.

(2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.

(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

(6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trong số 6 phát biểu thì có 3 phát biểu đúng là :

(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì xenlulozơ không tan trong nước, benzen và ete; xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất thuốc súng không khói, xenlulozơ axetat mới được dùng để sản xuất tơ sợi.


Câu 48:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.

(2)  Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

(4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

(5) fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO.

Xem đáp án

Trong số 5 phát biểu thì có 2 phát biểu đúng là :

(2)  Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì saccarozơ là đisaccarit gồm 1 gốc a-glucozơ liên kết với một gốc b-fructozơ, trong khi đó tinh bột là polisaccarit gồm rất nhiều gốc a-glucozơ liên kết với nhau; thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ thu được glucozơ, thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ; fructozơ có phản ứng tráng gương vì trong môi trường kiềm nó có thể chuyển thành glucozơ còn phân tử fructozơ không có nhóm -CHO.


Câu 50:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

Xem đáp án

Cả 5 so sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ đều sai.

(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước.

(2) sai vì tinh bột, saccarozơ cũng như xenlulozơ không có phản ứng tráng gương.

(3) sai vì glucozơ là monosaccarit (cacbohiđrat đơn giản nhất) nên không bị thủy phân.

(4) sai vì đốt cháy tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ thì thu được mol CO2 nhiều hơn mol H2O.

(5) sai vì glucozơ, saccarozơ là những chất kết tinh không màu.


Câu 51:

Cho các phát biểu sau đây:

(a) Dung dịch glucozơ không màu, có vị ngọt.

(b) Dung dịch glucozơ làm mất màu nước Br2 ở ngay nhiệt độ thường.

(c) Điều chế glucozơ người ta thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ với xúc tác axit hoặc enzim.

(d) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

(e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trong số 5 phát biểu thì có 4 phát biểu đúng là :

(a) Dung dịch glucozơ không màu, có vị ngọt.

(b) Dung dịch glucozơ làm mất màu nước Br2 ở ngay nhiệt độ thường.

(c) Điều chế glucozơ người ta thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ với xúc tác axit hoặc enzim.

(d) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

Phát biểu còn lại sai vì độ ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ gây ra.


Câu 53:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xelulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Trong số 5 phát biểu về cacbohiđrat thì có 4 phát biểu đúng là :

(a) fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.

(e) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Phát biểu còn lại sai vì khi thủy phân saccarozơ thu được hai monosaccarit là glucozơ và fructozơ.


Câu 56:

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

Xem đáp án

Các tính chất của xenlulozơ là (1), (3), (4) và (6). 

Trong số các chất đề cho, có 3 chất không tham gia phản ứng tráng gương là tinh bột;  saccarozơ; xenlulozơ.

Glucozơ có nhóm CHO nên có phản ứng tráng gương. Fructozơ không có nhóm CHO, nhưng trong môi trường kiềm thì chuyển hóa thành glucozơ nên cũng có phản ứng tráng gương.


Câu 57:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 2 :

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Các phát biểu còn lại là sai. Vì :

Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, không nhất thiết phải có H. Ví dụ : Natri oxalat NaOOC–COONa trong phân tử không có H nhưng vẫn là hợp chất hữu cơ.

Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 chưa chắc đã là đồng phân của nhau. Ví dụ : axit axetic CH3COOH và etyl axetat CH3COOC2H5 có thành phần nguyên tố giống nhau, phân tử hơn kém nhau 1 nhóm –CH2 nhưng không phải là đồng đẳng của nhau.

Dung dịch glucozơ bị oxi bởi AgNO3 trong NH3, không phải bị khử bởi AgNO3 trong NH3.


Câu 62:

Saccarozơ có tính chất nào trong số các tính chất sau :

(1) polisaccarit.                           

(2)  khối tinh thể không màu.     

(3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và frutozơ.

(4)  tham gia phản ứng tráng gương.

(5) phản ứng với Cu(OH)2.

Những tính chất nào đúng ?

Xem đáp án

Trong các tính chất đề cho, có 3 tính chất ứng ứng với saccarozơ là :

(2)  khối tinh thể không màu.

(3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và frutozơ.

(5) phản ứng với Cu(OH)2.


Câu 64:

Có các phát biểu sau đây:

(1) Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh. 

(2) Glucozơ bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.

(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

3 phát biểu đúng là (1), (5), (6). Các hợp chất có nhóm –CHO bị oxi hóa bởi nước Br2, dung dịch KMnO4.

3 phát biểu còn lại sai vì : AgNO3/NH3 có oxi hóa glucozơ; xenlulozơ có mạch không phân nhánh; saccarozơ không có nhóm –CHO nên không phản ứng được vơi nước brom.


Câu 65:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử (C6H10O5)n.

(2) Dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

(4) Tinh bột do các gốc fructozơ tạo ra.

(5) Tinh bột có cấu trúc xoắn, xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng.

Số phát biểu đúng là: 

Xem đáp án

2 phát biểu đúng là (2) và (5). Dùng nước brom nhận biết được glucozơ và fructozơ vì glucozơ làm mất màu nước brom, còn fructozơ thì không.

2 phát biểu sai là (1) và (4). Khối lượng mol của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với khối lượng mol của tinh bột nên chúng không phải là đồng phân của nhau. Tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau.


Câu 67:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

“Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể.” là phát biểu đúng.

Các phát biều còn lại đều sai vì : Phân tử tetrapeptit có 3 liên kết peptit; các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có phản ứng với Cu(OH)2; liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị α-amino axit mới được gọi là liên kết peptit.


Câu 68:

Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai :

Xem đáp án

“Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.” là phát biểu sai vì: Protein có 2 dạng là protein dạng hình sợi (tóc, móng tay, bắp thịt,..) và dạng hình cầu (lòng trắng trứng, máu,…), chỉ có protein dạng cầu mới tan được trong nước tạo thành dung dịch keo.


Câu 69:

Phát biểu nào sau đây không đúng :

Xem đáp án

“Các peptit mạch hở phân tử chứa liên kết CO-NH được gọi là đipeptit.” là phát biểu sai.  Phát biểu đúng phải là : Các peptit mạch hở phân tử có 1 liên kết CO-NH được gọi là đipeptit.


Câu 70:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 71:

Phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

“Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.” à phát biểu không đúng. Phân tử glyxylalanin (mạch hở) chỉ có 1 liên kết peptit.


Câu 72:

Phát biểu nào sau đây là sai?  

Xem đáp án

“Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.” là phát biểu sai. Thí nghiệm này tạo thành dung dịch có màu tím. 


Câu 73:

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Phát biểu không đúng là : “Amino axit thiên nhiên (đều là những α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống”.

Trên thực tế amino axit thiên nhiên hầu hết là α-amino axit.


Câu 74:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là : “Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức”.


Câu 75:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Trong 4 phát biểu trên thì phát biểu đúng là “Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính”.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì :

Phân tử tetrapeptit mạch hở chỉ có 3 liên kết peptit; trong môi trường kiềm, các peptit phải có từ 2 liên kết peptit trở mới có phản ứng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím; các peptit đều kém bền trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.


Câu 76:

Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.

(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

Xem đáp án

Trong các phát biểu trên thì có 2 phát biểu đúng là :

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

Hai phát biểu còn lại sai. Vì :

Anilin có tính bazơ yếu nên không làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Các amin thơm có tính bazơ nhỏ hơn NH3, các amin no có tính bazơ mạnh hơn NH3.


Câu 77:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Trong 4 phát biểu về peptit thì phát biểu đúng là : Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì :

Phải là các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới phản ứng tạo phức với Cu(OH)2; liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit mới được gọi là liên kết peptit; oligopeptit là các pepit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit liên kết với nhau.


Câu 78:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Amino axit vừa có nhóm COOH có tính axit, vừa có nhóm NH2 có tính bazơ nên amino axit có tính lưỡng tính.

Các phát biểu ở phương án còn lại đều sai. Vì :

Phân tử peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím.

Phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

Hợp chất peptit kém bền trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.


Câu 79:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức”. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời chức –NH2 và chức –COOH.

Các phát biểu ở phương án còn lại đều sai. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất kết tinh. Các amino axit thiên nhiên là các -amino axit. Muối natri của axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.


Câu 80:

Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Phát biểu sai là "Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit". Phân tử đipeptit tạo bởi hai gốc - amino axit nên chỉ có 1 liên kết peptit.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 81:

Nhận định nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Nhận định đúng là "Thủy phân đến cùng protein đơn giản luôn thu được α-amino axit".

Các nhận định còn lại đều sai.

Nếu một phân tử tripeptit mạch hở, tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm COOH và một nhóm NH2 thì trong phân tử chỉ có 2 liên kết peptit.

Trùng ngưng n phân tử amino axit ta được hợp chất chứa (n 1) liên kết peptit. Điều này chỉ đúng khi các amino axit có đặc điểm là trong phân tử có một nhóm COOH, 1 nhóm NH2 và peptit tạo thành là peptit có mạch hở.

Hợp chất glyxylalanin là đipeptit, phân tử chỉ có 1 liên kết peptit nên không phản ứng được với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím. Các peptit trong phân tử phải có từ 2 liên kêt peptit trở lên mới có khả năng tạo phức với Cu(OH)2.


Câu 82:

Phát biểu đúng là

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Khi thuỷ phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các a-aminoaxit”.

Các phát biểu còn lại đều là phát biểu sai.

Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu tím chứ không phải là phức màu xanh đậm.

Propan – 1,3 – điol không hòa tan được Cu(OH)2. Điều kiện để ancol đa chức hòa tan được Cu(OH)2 là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm OH liền kề nhau.

Axit axetic phản ứng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch muối đồng axetat có màu xanh nhạt.


Câu 83:

Phát biểu không đúng là : 

Xem đáp án

Phát biểu không đúng là “Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin”. H2N-CH2-COOH3N-CH3 là muối amoni của glyxin.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 84:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ?

Xem đáp án

Phát biểu sai là “Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo”. Thực tế, chỉ có protein hình cầu (lòng trắng trứng, hemoglobin của máu) mới tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, protein hình sợi (tóc, móng, sừng) không tan được trong nước.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 85:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phát biểu đúng là “Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai”.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì :

Muối phenylamoni clorua tan rất tốt trong nước.

Các tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure, đipeptit không có phản ứng này.

H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH tạo thành từ một gốc là α- amino axit và một gốc là β- amino axit nên không phải là một đipeptit. Đipeptit được tạo thành từ 2 gốc α- amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.


Câu 86:

Nhận định nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Phát biểu không đúng là "Dung dịch aminoaxit phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có pH = 7".

Phát biểu đúng phải là : Dung dịch aminoaxit phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có pH xấp xỉ bằng 7.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 87:

Phát biểu nào sau đây là đúng (biết các amino axit tạo peptit là no, phân tử có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) ?

Xem đáp án

Trong số các phát biểu đề cho, phát biểu đúng là "Phân tử peptit mạch hở tạo bởi n gốc α-amino axit có chứa (n - 1) liên kết peptit".

Giải thích : Cứ 2 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng 1 liên kết peptit, suy ra n gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng (n - 1) liên kết peptit tạo nên peptit mạch hở.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì :

Phân tử tripeptit mạch hở chỉ có 2 liên kết peptit.

Chỉ có các tripeptit trở lên (phân tử có từ 2 liên kết peptit trở lên) mới có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím.


Câu 88:

Phát biểu sai

Xem đáp án

Phát biểu sai là : Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.

Anilin là amin thơm, có lực bazơ yếu hơn so với NH3.

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 89:

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 90:

Chọn phát biểu sai ?

Xem đáp án

Phát biểu sai là : Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho ra hợp chất có màu tím đặc trưng.

Các phát biểu đúng là :

Khi thủy phân đến cùng peptit trong môi trường axit hoặc kiềm thu được các α-amino axit.

Phân tử peptit mạch hở chứa n gốcα-amino axit có n -1 số liên kết peptit.

Tetrapeptit là hợp chất có liên kết peptit mà phân tử có chứa 4 gốc α-amino axit.


Câu 91:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Trong 4 phát biểu thì phát biểu đúng là : Amino axit đều là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì :

Các amino axit có số nhóm NH2 lẻ thì khối lượng phân tử là số lẻ, ví dụ CH3NH2 có M = 31; Gly (H2NCH2COOH) không làm đổi màu quỳ tím, nó có số nhóm NH2 và COOH bằng nhau; amin axit không độc, các α-amin axit còn là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Nó được cung cấp từ protein có trong thịt, cá, trứng, sữa,…


Câu 92:

Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Khi nói về protein, phát biểu sai là : Tất cảcác protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Protein có 2 dạng là dạng cầu và dạng sợi. Chỉ có protein dạng cầu mới tan trong nước, protein dạng này gồm lòng trắng trứng, máu,… còn protein dạng sợi không tan trong nước, protein dạng này gồm tóc, móng, sừng, bắp thịt,…

Các phát biểu còn lại đều đúng.


Câu 93:

Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Phát biểu sai là “Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng”.

Phát biểu đúng phải là : Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.

Các phát biểu còn lại đều đúng.

Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. Phương trình phản ứng :

Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím vì trong phân tử của nó có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên phân tử có tính bazơ.

Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím vì phân tử của nó có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 nên dung dịch gần như trung tính.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương