(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 23)
-
236 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Bạn bè thời thơ ấu
Ai còn ở, ai đi?
Ngậm ngùi con sóng vỗ
Như tiếng xưa thầm thì!
Biện pháp tu từ:
- Câu hỏi tu từ: “Ai còn ở, ai đi?"
- So sánh: “Ngậm ngùi con sóng vỗ Như tiếng xưa thầm thì!"
Câu 2:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Bao giấc mơ bèo bọt
Nôi chìm tận đâu đâu
Hạt phù sa trộn cát
Lặng tan vào đất nâuCâu 3:
Từ suy ngẫm của tác giả về dòng sông tuổi thơ trong bài thơ trên, anh/ chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về cuộc đời của mỗi con người.
HS có cách trả lời và lí giải phù hợp và thuyết phục.
Gợi ý:
Dòng sông của cuộc đời con người với biết bao lở bồi, dâu bể. Thời gian xóa nhòa đi tất cả. những kỉ niệm vẫn còn xanh non, bồi hồi trong kí ức. kỉ niệm về quê hương với những người thân yêu sẽ mãi mãi không bao giờ phai dấu cho dù thời gian vốn dĩ vô thường.
Câu 4:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết trân trọng những kỷ niệm tuổi thơ.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về sự cần thiết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề suy nghĩ về sự cần thiết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
Có thể theo hướng:
- Con người ai cũng có tuổi thơ, cũng trải qua những năm tháng trẻ con vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch. Những kỉ niệm tuổi thơ đó sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện nhân cách, lối sống của bản thân sau này.
- Khi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp và hạnh phúc, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ và trân trọng hơn quang thời gian tốt đẹp đã qua đó. Đồng thời, từ những kỷ niệm đẹp đẽ ấy, chúng ta sẽ hiểu bản thân mình hơn.
- Kỷ niệm tuổi thơ còn là động lực để chúng ta vượt lên trên những khó khăn của hiện tại và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưới và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. [...] Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết."
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.24)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và đoạn trích.
* Cảm nhận đoạn trích:
- Khái quát đoạn trích: Truyện ngắn “Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, nạn đói đã khiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói” chỉ trong vòng mấy tháng. Đoạn trích trên là một bức tranh nạn đói vô cùng thê lương, bao trùm cả không gian là màu tang tóc, bi thương.
- Bức tranh bi thảm về nạn đói khủng khiếp năm 1945:
+ Thời gian: “Xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút” -> Gợi khung cảnh ảm đạm, thê lương, tiêu điều.
+ Không gian: bao trùm một màn đêm tăm tối “dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”.
+ Mùi: ngột ngạt, kinh dị “Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.
+ Âm thanh: Nghe ớn lạnh với tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết” nghe thật não nề, đáng sợ.
+ Người đói hiện diện khắp nơi: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Một thảm cảnh vô cùng khủng khiếp “người chết như ngả ra,” và chết trong tư thế đau khổ “Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”.
=> Nạn đói bao trùm khắp không gian và thời gian, khiến con người ta rơi vào tuyệt vọng.
Khát vọng đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết:
+ Giữa cái cảnh đói khát, chết chóc kinh hoàng: “Cái đói đã tràn vào xóm tự lúc nào”, vậy mà “một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa” khi chính anh còn không biết cuộc đời phía trước mình ra sao.
+ Trong bi kịch Tràng bật lên niềm tin, niềm hi vọng: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” → Gợi lên niềm hạnh phúc mới mẻ, khát khao mái âm gia đình.
- Nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
+ Tình huống truyện bất ngờ.
+ Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng, tinh tế mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn Bắc Bộ. Câu văn nhẹ nhàng nhưng đầy ám ảnh.
- Đánh giá: Kim Lân viết về khung cảnh nạn đói năm 1945 thật sống động, chân thực đến nỗi từng hình ảnh âm thanh đều rõ ràng như mang một chiếc máy ảnh mà quay, mà chụp lại. Bức tranh nạn đói ở xóm ngụ cư là hình ảnh điển hình cho bức tranh của những xóm làng lao động Việt Nam trong nạn đói.
* Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích:
- Giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện chân thật và thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945. Khung cảnh cái đói, cái chết hiện lên một cách ám ảnh, ghê rợn. Cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, giữa sự sống và cái chết có ranh giới vô cùng mong manh. Qua đó, tác giả gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân đối với nhân dân nước ta.
- Giá trị con người giữa nạn đói như rơm, như rác, có thể nhặt nhạnh một các dễ dàng. Tuy vậy, từ trong cái đói vẫn ánh lên tình người và khát vọng hạnh phúc đáng trân trọng của người nông dân.