Đề 14
-
8414 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
(Đất nước ở trong tim, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Gia Lai)
Trả lời các câu hỏi sau:
Bài thơ trên viết về sự kiện gì?
Bài thơ trên viết về sự kiện:
+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân Việt Nam; tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước trên du thuyền.
+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.
Câu 2:
Ý kiến của thủ tướng được nhắc đến: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Câu 3:
Ý nghĩa của hai dòng thơ:
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Ý nghĩa của hai dòng thơ:
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
- Hai câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
- Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.
Câu 4:
- Bài học rút ra: Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi do, tai họa,…những lúc khó khăn, thử thách thách ấy mỗi chúng ta cần phát huy cao độ trách nhiệm công dân, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt là những người giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước cần có có hướng đi đúng đắn làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải: học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ đồng loại…Tránh lối sống ích kỉ, vô cảm.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lòng “Nhân ái”.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
c. Triển khai nội dung đoạn văn
- Nhân ái là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân ái là biết quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhân ái còn là biết vị tha, yêu thương đồng cảm.
- Lòng nhân ái sẽ giúp cho xã hội trở nên văn minh; con người sống biết quan tâm, yêu thương nhau.
- Lòng nhân ái là sức mạnh giúp con người chiến thắng mọi nỗi sợ hãi. Nhân ái sẽ giúp con người xích lại gần nhau. Khi yêu thương bác ái được lan tỏa thì đó cũng là lúc ta đánh bại được lối sống thờ ơ, vô cảm.
- Người có lòng nhân ái luôn được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy cần phát huy lòng nhân ái, nhân văn.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có nhiều các diễn đạt mới mẻ.
Câu 6:
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện suy tư ám ảnh của Mị khi nghĩ về kiếp sống trâu ngựa của chính mình: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” và khi Mị bị trói: “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.6 và tr.8)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần suy tư trên. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị.a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Phân tích nhân vật Mị trong hai đoạn trích.
- Nhận xét sự thay đổi của nhân vật Mị.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:* Phân tích nhân vật Mị qua hai chi tiết
- Giới thiệu về nhân vật Mị: Lai lịch, chân dung, số phận của cô con dâu gạt nợ
- Phân tích suy tư ám ảnh của Mị khi nghĩ về kiếp sống trâu ngựa của chính mình
* Lần 1:
- Hoàn cảnh xuất hiện suy tư của Mị về kiếp sống trâu ngựa của chính mình:
+ Mị là cô gái trẻ, đẹp có khát khao làm chủ cuộc sống, có tình yêu đẹp. Vì món nợ của cha mẹ mà bị bắt về làm dâu nhà thống lí.+ Đau khổ: Có đến hàng mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc; Mị có ý định tự tử nhưng vì thương cha Mị không đành chết.
- Suy tư của Mị:
+ Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi, cô cam chịu cuộc sống nô lệ đầy khổ đau
+ Mị cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa-> Cách so sánh vật hóa nhằm nhấn mạnh thân phận trâu ngựa của Mị. Cô thấm thía kiếp sống không bằng con vật của mình.
- Ý nghĩa của chi tiết:
+ Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra nhưng thực ra chỉ là nô lệ, là công cụ lao động.
+ Thái độ sống cam chịu, nhẫn nhục
+ Thân phận của Mị tiêu biểu cho những người phụ nữ vùng cao dưới ách thống trị của bọn chúa đất.
* Lần 2:
- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết:
+ Trong đêm tình mùa xuân Mị thức tỉnh
+ Mị ý thức về tài năng, quyền sống, Mị muốn đi chơi
+ Mị bị A Sử trói đứng.
- Suy tư của Mị khi bị trói:
+ Mị vùng bước đi-> hành động phiêu du theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi, tâm hồn Mị lửng lơ, thoát xác trong đêm tình mùa xuân.
+ Nhưng chân tay đau không cựa được Mị không nghe tiếng sáo nữa. Mị chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
-> Âm thanh tiếng chân ngựa đạp vào vách chính là âm thanh của hiện thực cuộc sống kéo Mị về thực tại.
+ Con ngựa đứng yên gãi chân nhai cỏ-> con vật được nghỉ ngơi còn mình không bằng con vật -> Mị thấm thía thân phận nô lệ tủi nhục của mình.
- Ý nghĩa chi tiết
+) Thể hiện ý thức sâu sắc của nhân vật về cảnh ngộ, thân phận của chính mình, về sự bất công trong môi trường sống tàn ác.
+) Tâm trạng uất ức tiềm tàng sức mạnh vùng lên phản kháng
* Sự thay đổi của nhân vật Mị:
-Trong suy tư của Mị ám ảnh là thân phận của mình như con trâu, con ngựa -> hai suy tư có sự thay đổi
+ Suy tư lần trước: Mị cam chịu chấp nhận là thân phận trâu ngựa -> cuộc sống tê liệt mất dần sức sống.
+ Suy tư lần sau, khi bị A Sử trói: Thức tỉnh khát vọng sống tiềm tàng của Mị -> Mị thấy uất ức cho cảnh ngộ của mình. Đây chính là cơ sở cho sự phản kháng về sau Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng là tự giải thoát cho cuộc đời nô lệ của mình.
- Từ suy nghĩ của Mị, tác giả đã phản ánh hiện thực cuộc sống đau khổ bất hạnh của người dân dưới ách thống trị của bọn chúa đất và ca ngợi sức sống của tiềm tàng của nhân vật Mị
- Sự am hiểu sâu sắc của nhà văn Tô Hoài về cuộc sống của người dân vùng cao.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Ngòi bút khắc họa nhân vật chân thực, sinh động, nghệ thuật diễn tả tâm lí tinh tế.
+ Nghệ thuật so sánh vật hóa khiến nỗi thống khổ, bị chà đạp, bóc lột của con người hiện lên đầy ám ảnh.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ, lối so sánh ví von độc đáo, in đậm dấu ấn cách nói, cách nghĩ của người dân vùng cao Tây Bắc.* Đánh giá
Hai đoạn thơ cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, sức sống ấy chỉ chờ có cơ hội là trỗi dậy mãnh liệt, khát vọng sống chỉ có thể thực hiện được khi tự mình ý thức được thân phận của mình. Mị chính là điển hình tiêu biểu cho những người nông dan miền núi dám đứng lên chống lại chế độ cường quyền miền núi.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.