Đề 24
-
8312 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand,
NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Thực hiện các yêu cầu:
Cách loài người có thể tồn tại được tác giả nêu ra trong đoạn trích.
Loài người chỉ có thể tồn tại được theo sự lựa chọn một trong hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác.
Câu 2:
Theo tác giả: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên; kẻ ăn bám là chinh phục con người.
Câu 3:
Việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa:
- Con người cần phải lao động, sáng tạo để tồn tại.
- Nhắc nhở mỗi người không ngừng nỗ lực phát huy bản thân để cuộc sống có ý nghĩa.
Câu 4:
Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Vì sao?
Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục.
Câu 5:
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của lối sống ăn bám
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: hậu quả của lối sống ăn bám. Có thể theo hướng sau:
- Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình.
- Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời.
- Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình.
- Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển.
d) Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e) Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 6:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Và:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.”
( Trích Việt Bắc -Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 109)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên. Qua đoạn thơ, hãy nhận xét về phong cách trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25) tác phẩm và đoạn trích (0,25)
Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật hai đoạn thơ:
Khái quát sơ lược về tác phẩm và hai đoạn thơ cần cảm nhận:
- Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.
Đoạn 1:
* Bốn câu đầu là khúc dạo đầu ân tình chung thuỷ, niềm trăn trở nhớ thương của người Việt Bắc:
- Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khuâng khi hướng về thời gian: Mình và ta là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là cách xưng hô bình dị, thương mến vô cùng của tình yêu đôi lứa. Tố Hữu đã mượn một hình thức ngôn từ quen thuộc của văn hoá dân gian để gửi gắm những nội dung tình cảm ,thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại với người về xuôi.
- Hai câu tiếp là câu hỏi hướng về không gian:
+ Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như cây, sông và miền núi như núi, nguồn. Hoàn cảnh chia xa, nồi nhớ và sự gắn bó khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hoà quyện của ngôn từ...
+ Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. M¬ười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình.
- 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữ “nhớ”, 1 chữ ta hòa quyện, 1 câu hỏi về thời gian (15 năm…) một câu hỏi về không gian (nhìn cây…). Khổ thơ ngắn nhưng đã dồn góp lại cả một thời cách mạng.
* Bốn câu tiếp là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung của người đi kẻ ở:
- Đoạn thơ cho thấy những nhớ nhung xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được người ra đi thấu hiểu, cảm nhận. Đó là cảm xúc buồn vui, luyến tiếc nhớ nhung về sự chân thành, giản dị, mộc mạc, quyến luyến của người ra đi và người ở lại.
- Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xao động trong nhịp 3/3/2 diễn tả thật đắt tấm lòng người đi với người ở lại. Dấu chấm lửng như¬ khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặng hàm chứa bao xao xuyến khôn.
Đoạn 2: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc của người ra đi
- Nỗi nhớ được so sánh với nhớ người yêu: Nỗi nhớ mãnh liệt và da diết.
- Từ nỗi nhớ như nhớ người yêu, Việt Bắc hiện lên với những nét đẹp rất riêng: Trăng đầu núi, nắng lưng nương cùng những tên gọi, địa danh cụ thể.
- Điệp từ “nhớ từng” lặp đi lặp lại làm cho nỗi nhớ thêm da diết. - Nỗi nhớ về con người, về ân tình Việt Bắc: bình thường, giản dị mà ân nghĩa thủy chung:...
* Đánh giá:
- Tóm lại vẻ đẹp của hai đoạn thơ.
- Cảm nghĩ về phong cách thơ Tố Hữu
- Bài học cuộc sống rút ra từ thơ Tố Hữu
* Nhận xét phong cách trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu
- Nhà thơ chọn thời điểm lịch sử mang tính bước ngoặt của đời mình, cũng là của dân tộc để rung cảm thành thơ. Tình cảm thuỷ chung cách mạng được hoà điệu trong ngôn ngữ gần gũi, hình ảnh tươi sáng…làm nên tính dân tộc đậm đà.
- Cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc, nhất là trong Việt Bắc. Điều đó thể hiện sự phát triển vượt bậc trong việc thể hiện tư tưởng lớn, tình cảm lớn của nhà thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ