Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Đề 15

  • 8420 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong đoạn thơ, tác giả cảm nhận vẻ đẹp của đất nước ở những phương diện nào?
Xem đáp án
Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của đất nước ở những phương diện: Văn hóa, lịch sử, địa lí, thiên nhiên, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Câu 3:

Nêu hiệu quả của việc sử dụng điệp từ "đất nước" trong đoạn trích?
Xem đáp án

Hiệu quả của việc sử dụng điệp từ "đất nước" trong đoạn trích:

Nhấn mạnh chủ đề chính của đoạn thơ; tạo giọng điệu vừa hào hùng, vừa trữ tình sâu lắng; bộc lộ niềm tự hào về đất nước giàu truyền thống.

Câu 4:

Nhận xét của anh chị về hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến tranh qua đoạn thơ: “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thay vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu”.

Xem đáp án

Đoạn thơ: “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thay vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu”:

- Người mẹ trong kháng chiến rất bình dị, cần cù, bền bỉ, chăm chỉ.

-Tần tảo, hi sinh, chịu mọi vất vả cực nhọc. Đó là người mẹ hi sinh hết thảy cho gia đình.

- Cao cả hơn, người mẹ ấy còn là một người mẹ anh hùng. Mẹ hi sinh những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc.

.-> Mẹ là đại biểu cho người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

(Thí sinh có thể trả lời theo cách khác mà phù hợp với nội dung đoạn trích vẫn được điểm tối đa)

Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống.

Xem đáp án

- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể

Hình thức:

-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Nội dung:
a.Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống.

b.Giải thích

- Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của cá nhân sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

-> Cho đi là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay thể hiện tinh thần sẻ chia, đùm bọc yêu thương giữa con người với con người dành cho nhau. Trong đoạn trích, người mẹ đã cho chồng, con tham gia kháng chiến, hi sinh vì tổ quốc.

c. Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

- Cho đi là cách sống đẹp giúp con người biết sẻ chia, gắn kết với nhau nhiều hơn.

- Cho đi giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha, được mọi người quý mến.

- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại sự thanh thản, bình an, hạnh phúc trong tâm hồn.

Ví dụ: Trong trận lũ lịch sử cuối năm 2020, Ca sĩ Thủy Tiên đã kêu gọi, quyên góp được hàng chục tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn bởi thiên tai bão lũ. Cô là minh chứng cho lối sống nhân ái biết cho đi giá trị đẹp.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Không nên sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

- Phê phán lối sống vị kỉ, cá nhân, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

Câu 6:

       Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

       Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

       Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

       Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

       Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ấn tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)

          Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc đậm đà trong phong cách thơ Tố Hữu.

Xem đáp án

Yêu cầu chung 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể

Đầy đủ bố cục 3 phần:
-Mở bài: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên tứ bình độc đáo được khắc họa trong bài thơ "Việt Bắc". Từ đó, thấy được về tính dân tộc đậm đà trong phong cách thơ Tố Hữu.
-Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

-Tác giả:

+ Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình chính trị lớn, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

-Tác phẩm:

+ "Việt Bắc" là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu mang đậm tính dân tộc. Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân sự kiện các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại Hà Nội. Bài thơ khẳng định tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ nguồn của những cán bộ cách mạng đối với thủ đô kháng chiến, quê hương cách mạng và người dân Việt Nam.

+ Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.
Cảm nhận đoạn thơ

* Bức tranh mùa đông ấm áp, lắng dịu.

- Cảnh thiên nhiên:

"rừng xanh", "hoa chuối đỏ tươi"

-> Sắc xanh bao la của rừng núi điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như bó đuốc sáng rực xua đi sự lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, thắp lên ngọn lửa ấm áp, mang lại ánh sáng hơi ấm cho nơi đây.

- Hình ảnh con người:

+ "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" : ánh nắng phản chiếu vào những lưỡi dao tạo nên vẻ đẹp lấp lánh.

-> Trước thiên nhiên bao la của núi rừng, con người trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn với hoạt động phát nương, làm rẫy. Thiên nhiên dường như đang hô ứng để làm bật lên hình ảnh của con người.

* Bức tranh mùa xuân rực rỡ, chói chang.

- Cảnh thiên nhiên:

+ "mơ nở trắng rừng" : sắc trắng của hoa mơ đặc trưng của núi rừng Tây Bắc vào mùa xuân.

-> Sắc trắng ấy làm bừng sáng cả khu rừng, làm dịu mát tâm hồn con người.

- Con người:

+ “đan nón”, “chuốt từng sợi giang

-> Đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút, cần mẫn vào từng sản phẩm lao động.

=> Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn, vẻ đẹp của sự tài nghệ, thuần thục mà cũng hết sức giản dị.

* Bức tranh mùa hạ rộn ràng, náo nức.

- Cảnh thiên nhiên:

+ “rừng phách đổ vàng

-> Màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cho cảnh thêm sinh động, có hồn và tưng bừng hơn.

+ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” gợi nhiều liên tưởng: Có thể là màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống. Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa

- Hình ảnh con người:

+ “Nhớ cô em gái hái măng một mình

-> Con người vẫn tiếp tục ở trạng thái cần cù lao động, tuy xuất hiện một mình nhưng lại không gợi cảm giác buồn bã, đơn độc, bởi có sự đồng điệu, hô ứng với thiên nhiên đang ở độ chín, độ đẹp nhất.

=> Vẻ đẹp của sự cần mẫn, chịu thương chịu khó của con người nơi đây.

* Bức tranh mùa thu êm ái, ngọt ngào.

- Cảnh:

"trăng rọi hòa bình": ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình, yên ả

-> Ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do chiếu sáng lan tỏa khắp núi rừng Việt Bắc.

- Hình ảnh con người:

+ "tiếng hát ân tình thủy chung" -> Con người vẫn say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành.

=> Hình ảnh con người được khai thác thông qua hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người dân Việt Bắc đó là lối hát giao duyên, đó là tiếng hát ân tình, thủy chung.

=> Sự hòa quyện giữa cảnh và người trong bức tranh theo từng mùa đã nói lên nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây.

Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ lục bát thuần dân tộc

- Sử dụng kết cấu đối đáp trong văn học dân gian

- Ngôn ngữ giản dị

- Hình ảnh thơ gần gũi mà tinh tế.

- Giọng thơ thiết tha, đậm chất nhạc.
Nhận xét tính dân tộc đậm đà trong phong cách thơ Tố Hữu
-Thơ Tố Hữu nói chung và bài thơ Việt Bắc nói riêng đều đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức.
+ Về nội dung, ngợi ca nghĩa tình cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến giữ nước. Tố Hữu đã phát huy và ngợi ca những phẩm chất đẹp của con người kháng chiến nói chung và người việt bắc nói riêng từ đó thấy tâm hồn dân tộc nghèo khó, vất vả, nhưng đậm sâu nghĩa tình thủy chung với cách mạng, kháng chiến.
+Về hình thức, tác giả đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn thể thơ lục bát và kiểu cấu tứ đối đáp trong ca dao dân ca. Cặp đại từ nhân xưng "ta-mình" biến đổi linh hoạt...sự đan xen, hòa quyện ấy đã thể hiện mối đồng cảm sâu sắc của những trái tim Việt Bắc cùng chung nhịp đập trong thời khắc lịch sử thiêng liêng này.
+ Ngôn từ giàu nhạc điệu, hình ảnh đặc trưng bình dị, gần gũi, giàu sức gợi.
Đánh giá chung
Thông qua cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ, nhà thơ Tố Hữu đã phác họa rất độc đáo bức tranh tứ bình về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bằng những hình ảnh đặc trưng rất riêng của Việt Bắc, những ân tình mang phong vị Việt Bắc.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan