Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 9)

  • 15421 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc tìm ý 

Cách giải:

Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều: ...Chưa làm được những điều mình ước mơ, về những  điều mình từng thề dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp. 


Câu 3:

Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải. 

Cách giải: 

Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa: 

- Thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với thế hệ đi trước. 

- Nhắc nhở thế hệ trẻ phải sống xứng đáng với thế hệ cha anh. 


Câu 4:

Anh/chị hãy nhận xét thái độ của tác giả đối với tuổi trẻ trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Nhận xét về thái độ của tác giả: 

- Thái độ của tác giả: Trăn trở/Day dứt/Nhắc nhở/Cảnh tỉnh... 

- Lí giải vì sao tác giả có thái độ như vậy. 


Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về  lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay.

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

+ Giới thiệu vấn đề 

+ Giải thích:  

++ Lối sống cầu an: Có thể hiểu lối sống cầu an là lối sống mong cầu sự bình an, yên phận trong cuộc sống

++ Thu mình: Khép mình, không gia tiếp với thế giới bên ngoài, không chịu thay đổi.

 => Sống an phận, khép kín, ngại đổi mới, ngại xông pha, dấn thân; ngại giao tiếp, thể hiện cá tính, suy nghĩ  của bản thân...Đó là lối sống không phù hợp với tuổi trẻ, làm cho bản thân, xã hội trì trệ, chậm phát triển.

+ Bàn luận 

- Lối sống cầu an, thu mình sẽ khiến chúng ta tụt lùi lại so với sự phát triển của xã hội.

- Không có vấp ngã sẽ không tôi rèn được ý chí, không có thử thách sẽ không tạo ra những thành công. Bởi  vậy, nếu cứ mãi sống trong vùng an toàn chúng ta sẽ không có cơ hội mở rộng hiểu biết của bản thân.

- Khi dám dấn thân, giáo tiếp thể hiện cá tính chúng ta sẽ phát triển bản thân tốt hơn, tìm ra được những hướng  đi mới cho sự phát triển của mình. 

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp, phổ biến, có tính chất xác thực cao. 

- Bài học: 

+ Đề cao lối sống năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới. 

+ Phê phán thói sống ích kỷ, khép mình 

+ Đôi khi trong cuộc sống vội vã con người cũng nên có những khoảng lặng để sống chậm lại, cảm nhận yêu  thương nhiều hơn. 


Câu 6:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông  sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.  Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.  Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người  ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.  Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta  là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người  kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy. 

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như  có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho  nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị  cũng không thấy sợ... 

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương  biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết  mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được  một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có  thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. 

Mị đứng lặng trong bóng tối. 

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống  tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: 

- A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: 

- Ở đây thì chết mất. 

... 

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 13-14)

Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khát vọng chân chính của con  người trong cuộc sống. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm đông cứu A Phủ.

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

  1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và vấn đề nghị luận. - Trích dẫn đọan trích. 

  1. Thân bài 
  2. Bối cảnh gặp gỡ:  

- A Phủ là người ở gạt nợ trong nhà của thống lý Pá tra.  

+ Quanh năm bôn ba, rong ruổi ở ngoài gò, ngoài rừng.  

+ Năm ấy đói rừng  

-> Để hổ bắt mất một con bò cho nên A Phủ đã phải lãnh hậu quả nặng nề. A Phủ bị trói đứng vào cây cột  trong góc nhà.  

- Mị: Sau đêm tình mùa xuân  

-> Rơi vào trạng thái chết tinh thần -> Trạng thái nặng nề hơn trước.  

+ Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn -> Mị không ngủ được, trở dạy thổi lửa để hơ tay, hơ lưng  không biết bao nhiêu lần. Chỉ chợp mắt từng lúc rồi dậy để sưởi lửa suốt đêm -> Mị chỉ quan tâm đến ngọn  lửa để xua tan lạnh lẽo về thể xác và băng giá trong tâm hồn.  

+ Có đêm A Sử về đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp, đêm sau Mị vẫn dậy để sưởi lửa. 

+ Trong những đêm A Sử xuất hiện trong tình thế bị trói đứng trên cây cột trong góc nhà -> Khi Mị thổi ngọn  lửa bùng lên thì A Phủ đang đứng trong góc nhà thiêm thiếp đi như một phản xạ tự nhiên, A Phủ mở mắt trừng  trừng. Cùng lúc ấy, Mị nhìn sang mới biết là A Phủ còn sống nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Thậm  chí nếu A Phủ là xác chết đứng đấy với Mi cũng thế thôi. -> Sự vô cảm của Mị xuất phát từ hai lý do: Một là,  cảnh trói người đến chết đã từng xảy ra không quá lạ lẫm với Mị. Hai là, sự tê liệt trong đời sống tâm hồn Mị  đã lên đến đỉnh điểm. Mị chỉ còn biết chỉ ở với ngọn lửa.  

  1. Sự thức tình, hồi sinh:  

(+) Nguyên nhân: Đêm ấy, Mị lại dậy thổi lửa vào lúc đã khuya mọi người trong nhà đã ngủ yên, Mị lại trở  dậy thổi lửa, Mị thấy A Phủ cũng vừa mở mắt. Mị thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã  xám đen lại của A Phủ.  

-> Mị bừng tỉnh từ cõi quên trở về với cõi nhớ, từ cõi vô thức, Mị đã sống lại ý thức. 

 (+) Diễn biến tâm lý:  

-“Dòng nước mắt lấp lánh”: Mị sống lại kí ức đau khổ trong một trường liên tưởng tương đồng hết sức tự  nhiên. Nhớ lại năm xưa và nhận ra sự giống nhau đến kì lạ giữa hai người.  

+ Cùng là thân phận người làm không công – trâu ngựa cho gia đình thống lý.  

+ Cùng bị đối xử tàn tệ, bị trói đứng vào cây cột trong góc nhà. Chỉ khác Mị bị trói bằng một thúng sợi dây  đay do chính tay Mị tước chỉ trong một đêm nhưng lại là đêm tình mua xuân còn A Phủ bị trói bằng dây mây  do chính A Phủ chuẩn bị trong nhiều đêm mùa đông.  

+ Cuối cùng chảy tràn những giọt nước mắt đau đớn và bất lực. Mị nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống  miệng, xuống cổ mà không lau đi được. -> Thức dậy tình thương: Thương thân rồi đến thương cho người  trong sự đồng cảnh và đồng cảm.  

- Xuất phát từ hình ảnh hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Dấu hiệu cái chết đang đến rất gần. Thần chết  đang bắt đầu những nét vẽ đầu tiên trên gương mặt của A Phủ. Mị nhớ lại người đàn bà ngày trước đã chết ở  nhà này 

-> Mị phán đoán: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết: Chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Đó  là sựu tất yếu khi học làm thân trâu ngựa cho nhà thống lý.  

-> Chúng nó thật độc ác. -> Tình thương người đang lớn dần.  

- Từ liên tưởng tương đồng thì dẫn tới liên tưởng so sánh, tương phản giữa Mị và A Phủ. 

+ Mị nghĩ về chính mình: Ta là thân đàn bà – sự ảnh hưởng nặng nề tư tưởng nam quyền. Lại bị cúng trình  ma – Mang thân phận con dâu gạt nợ bị trói buộc, tư tưởng thần quyền chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây  mà thôi -> Vĩnh viễn không có tự do.  

+ Mị so sánh với A Phủ: A Phủ khác với Mị, là một chàng trai khỏe mạnh, ưu tú. Đạc biệt anh ta chỉ là người  ở gạt nợ nghĩa là anh ta vẫn còn cơ hội tự do. Cái chết rất phi lý rất đáng tiếc: “Người kia việc gì mà phải  chết”.  

-> Cái tình thương người lớn dần, lấn án cả thương thân -> Người ta chết là đáng tiếc, đáng thương.  - Mị rơi vào tình huống trải nghiệm tưởng tượng: Biết đâu A Phủ trốn thoát, bố con nhà thống lý sẽ bảo Mị  cởi trói cho A Phủ và kết tội Mị, xử tội Mị bắt Mị phải trói thay và chết thay trên cây cột kia. Cái chết ấy vô  cùng đau đớn, chết từ từ trong cảm giác đau đói và rét. Thế mà Mị không hề sợ. 

-> Tình thương người lấn át nỗi thương thân.  

- Mị quyết định hành động táo bạo vì đám tha vạc hẳn lửa khiến cho trong nhà tối bưng. Bóng tối trở thành  đồng minh rất an toàn của Mị, hậu thuẫn cho Mị. Mị lấy con dao cắt lúa để cắt dây mây cởi trói cho A Phủ. 

-> Hành động quyết liệt cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng có nghĩa là cắt đi sợi dây trói buộc, ràng buộc sợi dây  cường quyền và thần quyền của Mị.  

- Sau khi lần giữ hết những vòng dây mây trên người A Phủ

-> Mị trở nên hốt hoảng. Tình thương người được  giải tỏa, chỉ còn lại nỗi thương thân -> thức dậy nỗi sợ hại nhất là khi A Phủ đi rồi nghĩa là cái chết đang đến  rất gần với Mị.  

- “Mị đứng lặng trong bóng tối” Câu văn được tách ra đứng độc lập thành đoạn văn

-> Có sức dồn chứa đấu  tranh, giằng co. Nếu ở lại đồng nghĩa với việc Mị phải chờ cái chết khủng khiếp sắp đến. Nếu ra đi thì Mi phải  liều lĩnh đối mặt với cường quyền, thần quyền -> nỗi sợ -> thôi thúc bản năng tự vệ tích cực -> quyết định  vùng chạy, băng đi trong bóng tối -> quyết liệt tìm đường sống cho mình.  

- Mị đuổi kịp A Phủ, Mị vừa mói, vừa thở trong hơi gió thốc lạnh buốt. “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”.  Sau bao nhiêu năm tháng câm lặng, câu nói đầu tiên của Mị là câu nói xin được giải cứu, quyết liệt tìm đường  sống.  

-> Trước lời đề nghị của Mị, A Phủ đã đáp lời bằng một câu rất gọn chắc “Đi với tôi”. A Phủ thốt ra câu nói  trong tình thế kiệt sức không chắc, không biết có đi nổi không; Bị động không hề có kế hoạch trốn thoát từ  trước nrrn bản thân không biêt sẽ đi đâu. Thế nhưng câu trả lời Mị vẫn đầy tự tin thể hiện sự mạnh mẽ truyền  niềm tin và sức mạnh cho Mị.  

- Hai người lẳng lặng đỡ nhau loa chạy xuống dốc núi. Họ đang phải nương tựa vào nhau khi A Phủ có sức  mạnh tinh thần còn Mị mang sức mạnh thể chất. 

-> Hai người đang chấp chới những cánh bay mở đầu giúp họ đi từ thung lũng đau thương ra đến cánh đồng  vui.

- Hai người đã đến với mảnh đất Phiềng Sa nên vợ nên chồng, cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Họ  cùng tham gia du kích để không chỉ có thể giải phóng hoàn toàn cuộc đời chính họ mà còn quay trở lại để giải  phóng bản làng quê hương.  

=> Hành động dù là tự phát nhưng lại mang ý ngĩa rất tích cực: Là sự vỡ bờ khi quá tức nước, là sự vùng dậy  đấu tranh để tự cứu mình. Đó là con đường tất yếu, duy nhất để họ có thể thoát khỏi chốn địa ngục trần gian,  để học có cơ hội tìm được hạnh phúc. 

III. Kết bài: 

- Sức mạnh tiềm tàng trong tâm hồn Mị

- Khái quát nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật của Tô Hoài.


Bắt đầu thi ngay