IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 4)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 4)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 4)

  • 174 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhân vật xưng “ta” trong văn bản trên là ai?

Xem đáp án
Nhân vật xưng “ta” trong văn bản trên là nàng Vọng Phu.

Câu 2:

Những dấu gạch ngang đầu dòng cho thấy đặc điểm nào về kết cấu của bài thơ?

Xem đáp án
Những dấu gạch đầu dòng cho thấy bài thơ có kết cấu đối thoại (giữa nhà thơ với nàng Vọng Phu).

Câu 3:

Cảm nhận mới mẻ của tác giả về sự hóa đá của nàng Vọng Phu được thể hiện thế nào trong hai dòng thơ cuối?

Xem đáp án
Trong hai dòng thơ cuối, tác giả đã thể hiện cảm nhận mới mẻ: nàng Vọng Phu hóa đá để những người vợ muôn đời thoát khỏi cảnh chờ mong, để cuộc sống này không còn những nỗi đợi chờ trong mòn mỏi và vô vọng.

Câu 4:

Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong các dòng thơ sau:

Nhưng không hay ta hóa đá niềm tin

Hóa đá nỗi cô đơn

Và thời gian chờ đợi!

Xem đáp án

HS cần chỉ ra và nêu tác dụng của một trong số các biện pháp nghệ thuật sau:

– Chuyển đổi cảm giác (hoá đá niềm tin, hóa đá nỗi cô đơn, hóa đá thời gian chờ đợi), “hoá đá” chỉ việc chuyển sang trạng thái rắn (đá) của vật chất. Niềm tin, nỗi cô đơn, thời gian vốn là những phạm trù tinh thần hoặc vật chất không thể cảm nhận bằng giác quan thông thường, nay đã được chuyển đổi sang dạng cảm nhận trực quan. Tác dụng: thể hiện một cách hình ảnh, sinh động những tâm tư sâu kín của nàng Vọng Phu và cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về những người phụ nữ chờ chồng.

– Điệp từ “hoá đá” (hoá đá niềm tin, hóa đá nỗi cô đơn và thời gian chờ đợi) nhằm nhấn mạnh sự bất tử hóa những nỗi đau và vẻ đẹp tinh thần (niềm tin, nỗi cô đơn, thời gian chờ đợi) của nàng Vọng phu.

Câu 5:

Những tỉnh, thành phố nào ở Việt Nam có hòn Vọng Phu? Thực tế đó gợi lên trong anh / chị những suy nghĩ gì?

Xem đáp án

– Các tỉnh, thành phố ở Việt Nam có hòn Vọng Phu (hay những tảng đá có hình giống người phụ nữ chờ chồng): Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định, Đắk Lắk, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,... (HS chỉ cần nêu từ hai tỉnh, thành trở lên là đạt yêu cầu).

– Thực tế đó cho thấy nỗi đau chờ đợi người chồng đi chinh chiến đã trở thành đặc điểm chung của nhiều người phụ nữ Việt Nam. Nó phản ánh số phận đau khổ, kém may mắn của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng cũng là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng về sự thuy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 6:

II. Làm văn

Anh / Chị hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ chuẩn bị hành trang tri thức và kĩ năng để trở thành những công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam.

Xem đáp án

HS cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở đoạn: Các bạn trẻ cần tích cực chuẩn bị hành trang tri thức, kĩ năng để trở thành những công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam.

b) Thân đoạn:

b.1. Công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam là những người như thế nào?

Đó là những người Việt Nam vừa mang trong mình những phẩm chất, năng lực có thể hội nhập quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, vừa thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc.

b.2. Vì sao các bạn trẻ cần tích cực chuẩn bị hành trang tri thức, kĩ năng để trở thành những công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam?

– Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu mà tất cả các nước cần hội nhập, nhất là thế hệ trẻ.

– Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá có thể khiến cho Việt Nam đánh mất bản sắc văn hóa, bị hoa tan vào thế giới, có nguy cơ không còn là chính mình.

b.3. Các bạn trẻ cần làm gì để trở thành những công dân toàn cầu mang bản sắc

Việt Nam?

– Mỗi bạn trẻ cần học hỏi, rèn luyện để có tri thức, kĩ năng của một công dân toàn cầu.

– Tuổi trẻ cần có ý thức tìm hiểu và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Lưu ý: HS cũng có thể nêu các ý khác, miễn là hợp lí, thuyết phục.

c) Kết đoạn:

– Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển trên trường quốc tế, đồng thời, phải giữ được bản sắc Việt Nam.

– Liên hệ bản thân.


Câu 7:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng “nàng Vọng Phu” trong hai đoạn cuối của văn bản ở phần Đọc hiểu với đoạn trích thơ sau:

VỌNG PHU

Đầu nước đá ôm con, cuối nước đá đợi chồng

Đâu chẳng sông Thương đâu chẳng Kỳ Cùng

Là tượng đá của những thời binh lửa

Nàng Vọng phu đầu sông hơn gì nàng Tô Thị cuối sông

Một mình với mây, một mình với gió

Mùa đông một mình mùa xuân hay hạ một mình...

Người ra đi chắc gì quay lại nữa

Trên đầu non lòng đá vẫn kiên trinh

[...]

Không hóa thạch kẻ ra đi, hóa thạch kẻ đợi chờ

Xói mòn những non cao, không xói mòn lòng chung thủy

Đá đứng đấy giữa mưa nguồn và chớp bể

Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn côi

(Chế Lan Viên, Chế Lan Viên, Toàn tập

(Vũ Thị Thường sưu tầm, biên soạn),

NXB Văn học, Hà Nội, 2002, tr. 144)

Xem đáp án

HS cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài:

Hình tượng “nàng Vọng Phu” trong đoạn trích Trò chuyện với nàng Vọng Phu (Vương Trọng) và đoạn trích Vọng Phu (Chế Lan Viên) có những điểm giống, khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật.

b) Thân bài:

b.1. Điểm giống nhau của hình tượng “nàng Vọng Phu” trong hai văn bản:

– Cả hai đoạn trích đều cùng viết về đề tài vọng phu; cùng có cảm hứng về một hiện tượng bi kịch lịch sử khá độc đáo (người vợ chờ chồng ra trận mòn mỏi đến hóa đá); cùng sử dụng thể thơ tự do;...

– Hình tượng “nàng Vọng Phu” hiện lên trong sự mòn mỏi, cô đơn, mang chở nỗi đau của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, cho thấy hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

– Hình tượng “nàng Vọng Phu” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ Việt Nam (vẻ đẹp thuy chung, kiên trinh, son sắt).

b.2. Điểm khác nhau của hình tượng “nàng Vọng Phu” trong hai văn bản:

– Nếu Chế Lan Viên mượn sự “hoá thạch” của nàng Vọng Phu để tập trung khắc họa số phận và vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam thì Vương Trọng lại muốn thông qua sự “hoá đá” của nàng Vọng Phu để nhắc nhở nhân loại về sự cần thiết phải xây dựng một thế giới hòa bình, để những người vợ muôn đời không phải chịu số phận đau khổ như thế nữa.

– Cùng thể hiện hình tượng nàng Vọng Phu bằng hình thức thơ tự do nhưng khác với Chế Lan Viên, Vương Trọng đã sáng tạo hình thức đối thoại tưởng tượng giữa mình và nàng Vọng Phu.

c) Kết bài:

– Hai đoạn trích có điểm tương đồng về nội dung (đề tài, cảm hứng và thể thơ).

– Mỗi đoạn trích cũng cho thấy sự sáng tạo riêng của mỗi nghệ sĩ, từ cách cảm, cách nghĩ đến sự lựa chọn hình thức thể hiện,...


Bắt đầu thi ngay