Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội Biến cố và xác suất của biến cố

Biến cố và xác suất của biến cố

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định lượng - Biến cố và xác suất của biến cố

  • 427 lượt thi

  • 38 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên?

Xem đáp án

Các thí nghiệm ở đáp án A, B, C đều là các phép thử ngẫu nhiên vì ta không đoán trước kết quả, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra với nó.

Thí nghiệm ở đáp án D không phải phép thử ngẫu nhiên vì ta đã biết chắc kết quả là có 55 viên bi.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là:

Xem đáp án

Khi gieo một đồng xu thì có thể ra mặt sấp (S) hoặc mặt ngửa (N).

Do đó không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là: \[{\rm{\Omega }} = \left\{ {SS,NN,NS,SN} \right\}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Gieo hai con súc sắc cân đối và đồng chất. Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc bằng 7 là:

Xem đáp án

Ta có:\[n({\rm{\Omega }}) = 6.6 = 36\]

Gọi A:”tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc bằng 7”.

\[A = \{ (1;6);(2;5);(3;4);(4;3);(5;2);(6;1)\} \]

Do đó \[n(A) = 6\]

Vậy\[P(A) = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Gieo hai con xúc sắc và gọi kết quả xảy ra là tích của số chấm xuất hiện ở mỗi xúc sắc . Số phần tử của không gian mẫu là:

Xem đáp án

Số chấm có thể xuất hiện ở xúc sắc thứ nhất là 1;2;3;4;5;6.

Số chấm có thể xuất hiện ở xúc sắc thứ hai là 1;2;3;4;5;6.

Mỗi phần tử của không gian mẫu là tích của 2 số bất kì xuất hiện ở mỗi xúc sắc trên (2 số này có thể trùng nhau).

Mô tả không gian mẫu 

\[{\rm{\Omega }} = \{ 1;2;3;4;5;6;8;9;10;12;15;16;18;20;24;25;30;36\} \]

Vậy số phần tử là 18.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Gieo một con xúc sắc hai lần. Biến cố A là biến cố để hai lần gieo có ít nhất một mặt 6 chấm. Các phần tử của ΩA là:

Xem đáp án

Ta có:

\[{{\rm{\Omega }}_A} = \{ (1,6);(2,6);(3,6);(4,6);(5,6);(6,6);(6,1);(6,2);(6,3);(6,4);(6,5)\} \]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Cho phép thử có không gian mẫu \[\Omega = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\] Cặp biến cố không đối nhau là:

Xem đáp án

Trong các đáp án đã cho ta thấy chỉ có đáp án C là không thỏa mãn điều kiện của biến cố đối.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Gieo một đồng xu 5 lần liên tiếp. Số phần tử của không gian mẫu là:

Xem đáp án

Kết quả của 5 lần gieo là dãy abcde, trong đó a,b,c,d,e nhận một trong hai giá trị S,N. Do đó số phần tử của không gian mẫu là \[2.2.2.2.2 = 32\].

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có đúng một người nữ.

Xem đáp án

Gọi A là biến cố: “2 người được chọn có đúng một người nữ.”

Số cách chọn 2 trong 10 người là\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = C_{10}^2 = 45.\]

Số cách chọn trong đó có 1 nữ và 1 nam là\[n\left( A \right) = C_3^1.C_7^1 = 21.\]

\[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{21}}{{45}} = \frac{7}{{15}}.\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10:

Cho A là một biến cố liên quan phép thử T. Xác suất xảy ra biến cố A là:

Xem đáp án
Xác suất xảy ra biến cố A là:\[P\left( A \right) = \frac{{n\left( {{{\rm{\Omega }}_A}} \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 11:

Gieo hai con súc sắc. Xác suất để tổng hai mặt bằng 11 là.

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu là: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {6^2} = 36\]

Gọi A là biến cố để tổng hai mặt là 11, các trường hợp có thể xảy ra của A là\[A = \left\{ {\left( {5;6} \right);\left( {6;5} \right)} \right\}\]

Số phần tử của không gian thuận lợi là: \[n\left( A \right) = 2\]

Xác suất biến cố A là : \[P\left( A \right) = \frac{1}{{18}}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Gieo đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để sau hai lần gieo thì mặt ngửa xuất hiện ít nhất một lần.

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = 2.2 = 4\]

Biến cố A có\[{{\rm{\Omega }}_A} = \left\{ {SN,NS,NN} \right\}\] nên\[n\left( {{{\rm{\Omega }}_A}} \right) = 3\]

Vậy xác suất\[P\left( A \right) = \frac{3}{4}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

Gieo đồng xu cân đối và đồng chất 5 lần liên tiếp. Xác suất để được ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp là:

Xem đáp án

Ta có: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {2^5} = 32\]

Biến cố A:”Được ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”.

Khi đó: \[\bar A\]” Tất cả đều là  mặt ngửa”.

Suy ra\[P\left( {\bar A} \right) = \frac{1}{{32}} \Rightarrow P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar A} \right) = 1 - \frac{1}{{32}} = \frac{{31}}{{32}}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Gieo ngẫu nhiên bốn đồng xu cân đối và đồng chất. Xác suất để cả bốn lần gieo đều xuất hiện mặt sấp là:

Xem đáp án

Gọi A là biến cố: “Cả bốn lần gieo đều xuất hiện mặt sấp”.

Ta có\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {2^4} = 16,n\left( {{{\rm{\Omega }}_A}} \right) = 1 \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( {{{\rm{\Omega }}_A}} \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{1}{{16}}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 15:

Gieo ba đồng xu cân đối, đồng chất. Xác suất để ba đồng xu ra cùng một mặt là:

Xem đáp án

Ta có:\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {2^3} = 8\]

Ba đồng xu ra cùng một mặt thì chỉ có thể là SSS,NNN nên:\[P\left( A \right) = \frac{2}{8} = \frac{1}{4}\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 16:

Gieo ba đồng xu cân đối, đồng chất. Xác suất để có đúng hai đồng xu xuất hiện mặt sấp là:

Xem đáp án

Ta có: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {2^3} = 8\]Gọi A  là biến cố: “Có đúng hai đồng xu xuất hiện mặt sấp”.

Khi đó \[A = \left\{ {SSN,SNS,NSS} \right\}\] nên\[P\left( A \right) = \frac{3}{8}\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 17:

Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất 5 lần liên tiếp. Tính xác suất để tổng số chấm ở hai lần gieo đầu bằng số chấm ở lần gieo thứ ba.

Xem đáp án

Ta có: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {6^5}\]

Bộ kết quả của ba lần gieo đầu thỏa mãn yêu cầu là

\[\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {1;1;2} \right),\left( {1;2;3} \right),\left( {1;3;4} \right),\left( {1;4;5} \right),}\\{\left( {1;5;6} \right),\left( {2;1;3} \right),\left( {2;2;4} \right),\left( {2;3;5} \right),}\\{\left( {2;4;6} \right),\left( {3;1;4} \right),\left( {3;2;5} \right),\left( {3;3;6} \right),}\\{\left( {4;1;5} \right),\left( {4;2;6} \right),\left( {5;1;6} \right)}\end{array}\]

Hai lần gieo sau mỗi lần gieo có 66 khả năng xảy ra nên\[n\left( A \right) = 15.6.6\]Vậy \[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{15.6.6}}{{{6^5}}} = \frac{{15}}{{216}}\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

Gieo ba con xúc sắc cân đối, đồng chất. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc sắc đó bằng nhau là:

Xem đáp án

Ta có:\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {6^3}\]

Gọi A là biến cố: “Số chấm trên ba con xúc sắc bằng nhau”.

Khi đó các trường hợp có thể có của A là:

\[\left( {1;1;1} \right),\left( {2;2;2} \right),\left( {3;3;3} \right),\left( {4;4;4} \right),\left( {5;5;5} \right),\left( {6;6;6} \right)\]

Vậy\[P\left( A \right) = \frac{6}{{216}} = \frac{1}{{36}}\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 19:

Một con xúc sắc cân đối, đồng chất được gieo 6 lần. Xác suất để được một số lớn hơn hay bằng 5 xuất hiện ít nhất 5 lần là:

Xem đáp án

Ta có:\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {6^6}\]

TH1: Số bằng 5 xuất hiện đúng 5 lần ⇒⇒ có 5.6=30 khả năng xảy ra.

TH2: Số bằng 5 xuất hiện đúng 6 lần ⇒⇒ có 1 khả năng xảy ra.

TH3: Số bằng 6 xuất hiện đúng 5 lần ⇒⇒ có 5.6=30 khả năng xảy ra.

TH4: Số bằng 6 xuất hiện đúng 6 lần ⇒⇒ có 1 khả năng xảy ra.

Vậy có\[30 + 1 + 30 + 1 = 62\]  khả năng xảy ra biến cố A.

Vậy\[P\left( A \right) = \frac{{62}}{{{6^6}}} = \frac{{31}}{{23328}}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 20:

Có 5 nam, 5 nữ xếp thành một hàng dọc. Tính xác suất để nam, nữ đứng xen kẽ nhau.

Xem đáp án

Gọi A là biến cố: “nam, nữ đứng xen kẽ nhau.“

-Số phần tử của không gian mẫu: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = 10!\]

-Số cách xếp để nam đứng đầu và nam nữ đứng xen kẽ nhau là:  5!.5!

-Số cách xếp để nữ đứng đầu và nam nữ đứng xen kẽ nhau là:  5!.5!

\[n\left( A \right) = 5!.5! + 5!.5! = 28800.\]

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{28800}}{{10!}} = \frac{1}{{126}}.\)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 21:

Có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có ba ghế. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 nam và 3 nữ, ngồi vào hai dãy ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh ngồi. Xác suất để mỗi học sinh nam đều ngồi đối diện với một học sinh nữ bằng:

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu là\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = 6!\]

Gọi biến cố A : "Các bạn học sinh nam ngồi đối diện các bạn nữ".

Chọn chỗ cho học sinh nam thứ nhất có 6 cách.

Chọn chỗ cho học sinh  nam thứ  2 có 4 cách (không ngồi đối diện học sinh nam thứ nhất)

Chọn chỗ cho học sinh nam thứ 3 có  2 cách (không ngồi đối diện học sinh nam thứ nhất, thứ hai).

Xếp chỗ cho 3 học sinh nữ : 3! cách.

\[ \Rightarrow {n_A} = 6.4.2.3! = 288\] cách.

\[ \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{288}}{{6!}} = \frac{2}{5}.\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 22:

Một hộp đựng 20 viên bi khác nhau được đánh số từ 1 đến 20. Lấy ba viên bi từ hộp trên rồi cộng số ghi trên đó lại. Hỏi có bao nhiêu cách để lấy kết quả thu được là một số chia hết cho 3?

Xem đáp án

Chia các số từ 1 đến 20 làm 3 nhóm:

\[{X_1}:\left\{ {1;4;7;...;19} \right\}\]  chia cho 3 dư 1 (có 7 phần tử)

\[{X_2}:\left\{ {2;5;8;...;20} \right\}\]  chia cho 3 dư 2 (có 7 phần tử)

\[{X_3}:\left\{ {3;6;9;...;18} \right\}\] chia hết cho 3 (có 6 phần tử)

Để kết quả thu được là một số chia hết cho 3 thì số ghi trên viên bi có các trường hợp sau:

+)  Cả 3 viên thuộc \[{X_1}\] có: \[C_7^3\] cách

+)  Cả 3 viên thuộc \[{X_2}\], có: \[C_7^3\] cách

+)  Cả 3 viên thuộc \[{X_3}\], có: \[C_6^3\] cách

+)  1 viên thuộc \[{X_1}\], 1 viên thuộc \[{X_2}\], 1 viên thuộc \[{X_3}\], có: \[7.7.6\] cách

⇒Số cách thỏa mãn là:\[C_7^3 + C_7^3 + C_6^3 + 7.7.6 = 384\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 23:

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên trong các số tự nhiên có bốn chữ số. Tính xác xuất để số được chọn có ít nhất hai chữ số 8 đứng liền nhau.

Xem đáp án

* Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là\[\overline {abcd} \,\left( {a \ne 0;\,0 \le a,b,c,d \le 9;\,a,b,c,d \in \mathbb{N}} \right)\]

+ a có 9 cách chọn

+ b,c,d có 10 cách chọn

Không gian mẫu có số phần tử là \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {9.10^3}\]

* Gọi A là biến cố số được chọn có ít nhất hai chữ số 8 đứng liền nhau

TH1 :  Có hai chữ số 8 đứng liền nhau. Ta chọn 2 chữ số còn lại trong \[\overline {abcd} \]

+ 2 chữ số 8 đứng đầu thì có \[9.10 = 90\;\]cách chọn 2 chữ số còn lại

+ 2 chữ số 8 đứng ở giữa thì có 8 cách chọn chữ số hàng nghìn và 9 cách chọn chữ số hàng đơn vị nên có \[8.9 = 72\;\]cách chọn.

+ 2 chữ số 8 đứng ở cuối thì có 9 cách chọn chữ số hàng nghìn và 9 cách chọn chữ số hàng trăm nên có 9.9 cách chọn.

Vậy trường hợp này có \[90 + 72 + 81 = 243\]số.

TH2 : Có ba chữ số 8 đứng liền nhau.

+ 3 chữ số 8 đứng đầu thì có 9 cách chọn chữ số hàng đơn vị

+ 3 chữ số 8 đứng cuối thì có 8 cách chọn chữ số hàng nghìn

Vậy trường hợp này có 9+8=17 số

TH3 : Có 4 chữ số 8 đứng liền nhau thì có 1 số

Số phần tử của biến cố A là \[n\left( A \right) = 243 + 17 + 1 = 261\]

Xác suất cần tìm là\[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{261}}{{{{9.10}^3}}} = 0,029\]Đáp án cần chọn là: A


Câu 24:

Gọi S là tập các số tự nhiên gồm 9 chữ số được lập từ tập \[X = \left\{ {6;7;8} \right\},\;\] trong đó chữ số 6 xuất hiện 2 lần, chữ số 7 xuất hiện 3 lần, chữ số 8 xuất hiện 4 lần. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S; tính xác suất để số được chọn là số không có chữ số 7 đứng giữa hai chữ số 6.

Xem đáp án

+ Số cách sắp xếp 2 chữ số 6 vào 9 vị trí là\[C_9^2\]

+ Số cách sắp xếp 3 chữ số 7 vào 7 vị trí còn lại là\[C_7^3\]

+ Số cách sắp xếp 4 chữ số 8 vào 4 vị trí còn lại là\[C_4^4\]

Số phần tử của tập S là \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = C_9^2.C_7^3.C_4^4 = 1260\]

Gọi A là biến cố “Số được chọn ra từ tập S là số không có chữ số 7 đứng giữa hai chữ số 6”

TH1: Ta xét 2 chữ số 6 thành 1 cặp, ta sẽ sắp xếp cặp này với các chữ số còn lại

Số cách sắp xếp là\[C_8^1.C_7^3.C_4^4 = 280\] cách

TH2: Ta xếp chữ số 8 đứng giữa hai chứ số 6.

Cách 1: Có 1 số 8 đứng giữa hai số 6, khi đó có coi 686 là 1 cụm thì có 7 cách sắp xếp cụm này vào số có 9 chữ số,  có \[C_6^3\] cách sắp xếp 3 chữ số 8 còn lại và \[C_3^3\] cách sắp xếp 3 chữ số 7.

Vậy có \[7.C_6^3.C_3^3 = 140\] số

Cách 2:  Có 2 số 8 đứng giữa hai số 6, khi đó có coi 6886 là 1 cụm thì có 6 cách sắp xếp cụm này vào số có 9 chữ số,  có \[C_5^2\] cách sắp xếp 3 chữ số 8 còn lại và \[C_3^3\] cách sắp xếp 3 chữ số 7.

Vậy có \[6.C_5^2.C_3^3 = 60\] số

Cách 3: Có 3 số 8 đứng giữa hai số 6, khi đó có coi 68886 là 1 cụm thì có 5 cách sắp xếp cụm này vào số có 9 chữ số,  có \[C_4^1\] cách sắp xếp 3 chữ số 8 còn lại và \[C_3^3\] cách sắp xếp 3 chữ số 7.

Vậy có \[5.C_4^1.C_3^3 = 20\] số

Cách 4: Có 4 số 8 đứng giữa hai số 6, khi đó có coi 688886 là 1 cụm thì có 4 cách sắp xếp cụm này vào số có 9 chữ số,  có \[C_3^3\] cách sắp xếp 3 chữ số 7.

Vậy có \[4C_3^3 = 4\] số

Vậy biến cố A có \[280 + 140 + 60 + 20 + 4 = 504\] phần tử

Xác suất cần tìm là\[P\left( A \right) = \frac{{504}}{{1260}} = \frac{2}{5}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 25:

Hai bạn Công và Thành cùng viết ngẫu nhiên ra một số tự nhiên gồm 2 chữ số phân biệt. Xác suất để hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung bằng:

Xem đáp án

Số các số tự nhiên có 2 chữ số phân biệt là \[9.9 = 81 \Rightarrow n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {81^2}\]

Gọi A là biến cố: “ Hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung”

TH1: Hai bạn cùng viết hai số giống nhau ⇒ Có 81 cách.

TH2: Bạn Công viết số có dạng\[\overline {ab} \] và bạn Thành viết số có dạng\[\overline {ba} \]

\[ \Rightarrow a \ne b \ne 0 \Rightarrow \] Có\[9.8 = 72\] cách.

TH3: Hai bạn chọn số chỉ có 1 chữ số trùng nhau.

+) Trùng số 0: Số cần viết có dạng\[\overline {a0} \] Công có 9 cách viết, Thành có 8 cách viết (Khác số Công viết)

⇒ Có 9.8=72 cách.

+) Trùng số 1: Số cần viết có dạng\[\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\] hoặc\[\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\]

   Nếu Công viết số 10 , khi đó Thành có 8 cách viết số có dạng\[\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\] và 8 cách viết số có dạng\[\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\]⇒ Có 16 cách.

    Nếu Công viết số có dạng\[\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 0,\,\,b \ne 1} \right)\] ⇒ Công có 8 cách viết, khi đó Thành có 7 cách viết số có dạng\[\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\] và 8 cách viết số có dạng\[\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\]

⇒ Có 8(7+8)=120 cách.

    Nếu Công viết có dạng\[\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\] ⇒ Công có 8 cách viết, khi đó Thành có 7 cách viết số có dạng\[\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\] và 8 cách viết số có dạng\[\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\]

⇒ Có 8(7+8)=120 cách.

⇒ Có 256 cách viết trùng số 1.

Tương tự cho các trường hợp trùng số 2,3,4,5,6,7,8,9.

\[ \Rightarrow n\left( A \right) = 81 + 72 + 72 + 256.9 = 2529\]

Vậy\[P\left( A \right) = \frac{{2529}}{{{{81}^2}}} = \frac{{281}}{{729}}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 26:

Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau và các chữ số thuộc tập hợp \[\left\{ {1,2,3,4,5,6,7} \right\}\]Chọn ngẫu nhiên một số thuộc S, xác suất để số đó không có hai chữ số liên tiếp nào cùng chẵn bằng

Xem đáp án

Số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau là \[{\rm{A}}_7^4 = 840 \Rightarrow n\left( S \right) = 840\]

Xét phép thử: “Chọn ngẫu nhiên một số thuộc S. Ta có: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {\rm{C}}_{840}^1 = 840\]

Biến cố A:“số được chọn không có hai chữ số liên tiếp nào cùng chẵn”.

+ Trường hợp 1: Số được chọn có 4 chữ số đều là số lẻ, có \[4! = 24\]cách chọn.

+ Trường hợp 2: Số được chọn có 1 chữ số chẵn và 3 chữ số lẻ

Có \[C_3^1\] cách chọn 1 chữ số chẵn và \[C_4^3\] cách chọn 3 chữ số lẻ. Đồng thời có 4! cách sắp xếp 4 số được chọn nên có \[{\rm{C}}_3^1.{\rm{C}}_4^3.4! = 288\]cách chọn thỏa mãn.

+ Trường hợp 3: Số được chọn có 2 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ.

* Chọn 2 số chẵn, 2 số lẻ trong tập hợp \[\left\{ {1;\,2;\,3;\,4;\,5;\,6;\,7} \right\}\] có\[C_3^2.C_4^2\]cách.

Với mỗi bộ 2 số chẵn và 2 số lẻ được chọn, để hai số chẵn không đứng cạnh nhau thì ta có các trường hợp CLCL, CLLC, LCLC. Với mỗi trường hợp trên ta có 2! cách sắp xếp 2 số lẻ và 2! cách sắp xếp các số chẵn nên có \[3.2!.2!\] số thỏa mãn

* Suy ra trường hợp 3 có\[C_3^2.C_4^2.12 = 216\]cách chọn.

Suy ra \[n\left( A \right) = 24 + 288 + 216 = 528\]

Vậy xác suất cần tìm \[{\rm{P}}\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{528}}{{840}} = \frac{{22}}{{35}}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 27:

Cho một đa giác đều có 18 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn tâm O. Gọi X là tập hợp các tam giác có các đỉnh là các đỉnh của  đa giác đều trên. Tính xác suất P để chọn được một tam giác từ tập X là tam giác cân nhưng không phải tam giác đều.

Xem đáp án

 Cho một đa giác đều có 18 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn tâm O. Gọi X là tập hợp các tam giác có các đỉnh là các đỉnh của đa giác đều trên. Tính xác suất P để chọn được một tam giác từ  (ảnh 1)

+) Số phần tử của KGM: \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = n\left( X \right) = C_{18}^3\]

Gọi A là biến cố: “chọn được một tam giác từ tập X là tam giác cân nhưng không phải tam giác đều”.

Chọn 1 đỉnh bất kì làm đỉnh của tam giác cân, ta lập được 8 tam giác cân + đều.

Có 18 đỉnh như vậy ⇒ Lập được 8.18=144 tam giác cân + đều.

Ta lại có số tam giác đều có đỉnh là các đỉnh của đa giác đều 18 đỉnh là 6.

\[ \Rightarrow n\left( A \right) = 144 - 6 = 138\]

Vậy xác suất của biến cố A là:\[P = P\left( A \right) = \frac{{136}}{{C_{18}^3}} = \frac{{23}}{{136}}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Một người chơi trò gieo súc sắc. Mỗi ván gieo đồng thời ba con súc sắc. Người chơi thắng cuộc nếu xuất hiện ít nhất 2 mặt sáu chấm. Tính xác suất để trong ba ván, người đó thắng ít nhất hai ván

Xem đáp án

- Tính xác suất để người đó gieo súc sắc thắng trong 1 ván (nghĩa là gieo được ít nhất 2 mặt 6 chấm).

Số phần tử của không gian mẫu\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = {6^3} = 216\]

Gọi A là biến cố: “Gieo được ít nhất 2 mặt 6 chấm”

Số cách gieo được hai mặt 6 chấm là\[C_3^2.1.1.5 = 15\]cách

Số cách gieo được ba mặt 6 chấm là: 1 cách

Số cách gieo được ít nhất 2 mặt 6 chấm là: \[n\left( A \right) = 15 + 1 = 16\] cách

Xác suất để người đó gieo thắng 1 ván là: \[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{16}}{{216}} = \frac{2}{{27}}\]

Do đó xác suất để thua 1 ván là\[1 - P\left( A \right) = 1 - \frac{2}{{27}} = \frac{{25}}{{27}}\]

- Tính xác suất để người đó thắng ít nhất 2 ván.

TH1: Thắng 2 ván, thua 1 ván

Xác suất để người đó thắng 2 ván thua 1 ván là\[C_3^2.\frac{2}{{27}}.\frac{2}{{27}}.\frac{{25}}{{27}} = \frac{{100}}{{6561}}\]

Xác suất để người đó thắng cả 3 ván là:\[{\left( {\frac{2}{{27}}} \right)^3} = \frac{8}{{19683}}\]

Theo quy tắc cộng xác suất ta có: Xác suất để người đó thắng ít nhất 2 ván là:

\[P = \frac{{100}}{{6561}} + \frac{8}{{19683}} = \frac{{308}}{{19683}}\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 29:

Có 6 học sinh gồm 2 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 2 học sinh lớp C xếp ngẫu nhiên thành một hàng ngang. Tính xác suất để nhóm bất kì 3 học sinh liền kề nhau trong hàng luôn có mặt học sinh của ba lớp A, B, C

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu:\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = 6!\]

Bước 1: Xếp 3 học sinh đứng đầu hàng

+) Chọn 3 học sinh lớp A, B, C để đứng đầu hàng. Mỗi lớp 1 học sinh: Có\[{(C_2^1)^3}\]cách chọn.

+) Với mỗi cách chọn trên ta sắp xếp thứ tự 3 học sinh này: Có 3! cách xếp.

Theo quy tắc nhân có 48 cách xếp 3 học sinh A,B,C đứng đầu hàng.

Bước 2: Với mỗi một cách xếp 3 học sinh ở 2 bước trên (Giả sử thứ tự khi xếp 3 học sinh ở bước 2 là ABC),

+) Ta chọn 1 học sinh trong 3 học sinh còn lại xếp vị trí thứ 4

=>Chỉ có thể là học sinh lớp A: ABCA

+) Ta chọn học sinh xếp vào vị trí thứ 5: Chỉ có thể là B

+) Ta chọn học sinh xếp vào vị trí thứ 6: Chỉ có thể là C

Số phần tử của A là\[n\left( A \right) = {(C_2^1)^3}.3! = 48 \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{48}}{{6!}} = \frac{1}{{15}}\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 30:

Cho các chữ số 0,1,2,3,4,5,6. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số đã cho. Lấy ngẫu nhiên 2 số từ S, gọi A là biến cố: “tổng hai số lấy được là một số chẵn”. Xác suất của biến cố A là:

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau là\[\overline {abcd} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne b \ne c \ne d} \right)\]

- Số cách chọn a: 6 cách.

- Số cách chọn\[b,c,d:A_6^3\] cách.

 Có \[6.A_6^3 = 720\] số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.

 Tập hợp S có 720 phần tử.

Chọn ngẫu nhiên 2 số từ S  Không gian mẫu:\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = C_{720}^2\]

Trong các số 0,1,2,3,4,5,6 có 4 số chẵn và 3 số lẻ.

a. Tính số các số chẵn được lập từ 7 chữ số trên:

Nếu số đó có dạngabc0¯A63=120 số thỏa mãn.

Nếu số đó dạng abcd¯;   d2;4;6 có 3.5.A52=300 số thỏa mãn.

Vậy có 420 số chẵn được tạo từ các số đã cho.

b. Tính số các số lẻ được lập từ 7 chữ số trên:

Số các số lẻ \[ = 720 - 420 = 300\] số.

Gọi A là biến cố: “tổng hai số lấy được là một số chẵn”  Cả hai số lấy được hoặc cùng chẵn, hoặc cùng lẻ.

- Lấy hai số chẵn từ tập S có\[C_{420}^2\] cách.

- Lấy hai số lẻ từ tập S có\[C_{300}^2\] cách.

\[ \Rightarrow n\left( A \right) = C_{420}^2 + C_{300}^2\]

Vậy xác suất của biến cố A là:\[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{C_{300}^2 + C_{420}^2}}{{C_{720}^2}}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 31:

Xếp 1 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B, 5 học sinh lớp C thành một hàng ngang. Tính xác suất sao cho học sinh lớp A chỉ đứng cạnh học sinh lớp B.

Xem đáp án

Số cách sắp xếp 8 bạn học sinh thành một hàng ngang là: 8! cách.

Gọi biến cố A: “Học sinh lớp A chỉ đứng cạnh học sinh lớp B”.

TH1: Học sinh A đứng ở đầu hàng và đứng cạnh 1 bạn lớp B

⇒ Có: \[C_2^1.6!\] cách xếp.

TH2: Học sinh A đứng ở cuối hàng và đứng cạnh 1 bạn lớp B

⇒ Có: \[C_2^1.6!\] cách xếp.

TH3: Học sinh A đứng giữa hai bạn học sinh lớp B

⇒ Có:\[2!.6!\] cách xếp.

\[\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow {n_A} = 2C_2^1.6! + 2!.6! = 4320}\\{ \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{{n_A}}}{{{n_{\rm{\Omega }}}}} = \frac{{4320}}{{8!}} = \frac{3}{{28}}.}\end{array}\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 32:

Có 60 quả cầu được đánh số từ 1 đến 60. Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai quả cầu rồi nhân các số trên hai quả cầu với nhau. Tính xác suất để tích nhận được là số chia hết cho 10.

Xem đáp án

Số cách lấy ngẫu nhiên hai quả cầu trong số 60 quả cầu đã cho là:\[C_{60}^2\] cách lấy.

Gọi biến cố A: “Lấy được hai quả cầu mà tích hai số trên hai quả cầu chia hết cho 10”.

TH1: Hai quả cầu lấy được có đúng một quả mang số chia hết cho 10

⇒ Có\[C_6^1.C_{54}^1\] cách lấy.

TH2: Hai quả cầu lấy dược đều là số chia hết cho 10

⇒ Có \[C_6^2\] cách lấy.

TH3: Hai quả cầu lấy được có 1 quả cầu là số chia hết cho 2 (nhưng không chia hết cho 5) và 1 quả cầu mang số chia hết cho 5 (nhưng không chia hết cho 2)

⇒ Có\[\left( {30 - 6} \right)\left( {12 - 6} \right) = 24.6 = 144\] cách lấy.

\[ \Rightarrow {n_A} = C_6^1.C_{54}^1 + C_6^2 + 144 = 483\] cách lấy.

\[ \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{483}}{{C_{60}^2}} = \frac{{161}}{{590}}.\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 33:

Có 8 quyển sách Địa lí, 12 quyển sách Lịch sử, 10 quyển sách Giáo dục công dân (các quyển sách cùng một môn thì giống nhau) được chia thành 15 phần quà, mỗi phần gồm 2 quyển khác loại. Lấy ngẫu nhiên 2 phần quà từ 15 phần quà. Xác suất để hai phần quà lấy được khác nhau là:

Xem đáp án

Gọi số phần quà Sử - Địa là xx, số phần quà Sử - GDCD là yy và số phần quà Địa – GDCD là zz 

Tổng số phần quà là 15 nên x+y+z=15.

Phần quà có môn sử chỉ có 2 kiểu: Sử- Địa (x phần quà) và Sử - GDCD(y phần quà). Do có 12 quyển sách sử nên 12 quyển này nằm hoàn toàn trong 2 kiểu phần quà trên. Do đó, x+y=12.

Tương tự với Địa: x+z=8.

GDCD: y+z=10

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y + z = 15}\\{x + y = 12}\\{y + z = 10}\\{x + z = 8}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 5}\\{y = 7}\\{z = 3}\end{array}} \right.\)

Suy ra số phần qùa Sử - Địa là 5.

            Số phần quà Sử - GDCD là 7.

            Số phần quà Địa – GDCD là 3.

Chọn 2 trong 15 phần quà ⇒ Không gian mẫu\[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = C_{15}^2 = 105\]

Gọi A là biến cố: “hai phần quà lấy được khác nhau”, khi đó ta có:

\[n\left( A \right) = C_5^1.C_7^1 + C_7^1.C_3^1 + C_3^1.C_5^1 = 71\]

Vậy\[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{71}}{{105}}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 34:

Cho A và \(\overline A \)là hai biến cố đối nhau. Chọn câu đúng:

Xem đáp án
Nếu A và \(\overline A \) là hai biến cố đối nhau thì\[P\left( {\bar A} \right) + P\left( A \right) = 1 \Leftrightarrow P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar A} \right)\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 35:

Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 1 số từ S. Xác suất chọn được số lớn hơn 2500 là

Xem đáp án

Bước 1:

Gọi số có số tự nhiên có bốn chữ số phân biệt là  ,  

Bước 2:

+ aa có 9 cách chọn, b có 9 cách chọn, c có 8 cách chọn, d có 7 cách chọn

Nên có \[9.9.8.7 = 4536\]số. Hay số phần tử của không gian mẫu là \[n\left( {\rm{\Omega }} \right) = 4536\]

Bước 3:

Gọi A là biến cố  

Bước 4:

+ Nếu\[a \in \left\{ {3;4;5;6;7;8;9} \right\}\] thì số cách chọn 3 chữ số \[b,c,d\] là\[A_9^3\] nên có\[7.A_9^3\] số

+ Nếu a=2 và b=5 thì\[c,d \in \left\{ {0;1;3;4;6;7;8;9} \right\}\] nên có\[A_8^2\] số

+ Nếu \[a = 2;b \in \left\{ {6;7;8;9} \right\}\] thì có \[A_8^2\] cách chọn c,d nên có\[4.A_8^2\] số

Số phần tử của biến cố A là \[n\left( A \right) = 7.A_9^3 + A_8^2 + 4.A_8^2 = 3808\]

Bước 5:

Xác suất cần tìm là\[P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = \frac{{3808}}{{4536}} = \frac{{68}}{{81}}\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 36:

Cho đa giác đều 12 đỉnh. Chọn ngẫu nhiên 3 đỉnh trong 12 đỉnh của đa giác. Xác  suất để 3 đỉnh được chọn tạo thành tam giác đều là :

Xem đáp án

Trả lời:

Bước 1:

Gọi A là biến cố “3 đỉnh được chọn tạo thành tam giác đều”.

Bước 2:

Số cách chọn 3 đỉnh bất kì trong 12 đỉnh là\[\left| {\rm{\Omega }} \right| = C_{12}^3\]

Bước 3:

Để 3 đỉnh tạo thành 1 tam giác đều thì các đỉnh cách đều nhau. Do đó số cách chọn tam giác đều là

\[\left| {{{\rm{\Omega }}_A}} \right| = \frac{{12}}{3} = 4.\]

Bước 4:

Vậy xác suất là \[P = \frac{{\left| {{{\rm{\Omega }}_A}} \right|}}{{\left| {\rm{\Omega }} \right|}} = \frac{4}{{C_{12}^3}} = \frac{1}{{55}}.\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 37:

Tổ 1 lớp 11A có 6 nam 7 nữ, tổ 2 có 5 nam, 8 nữ. Chọn ngẫu nhiên mỗi tổ một học sinh. Xác suất để 2 học sinh được chọn đều là nữ là :

Xem đáp án

Bước 1:

Gọi A là biến cố “2 học sinh được chọn đều là nữ ”.

Bước 2:

Số cách chọn 2 bạn ( mỗi tổ 1 bạn) là 13.13=169.

Bước 3:

Số cách chọn nữ của tổ 1 là 7

Số cách chọn nữ của tổ 2 là 8

Do đó có 7.8=56 cách chọn 2 học sinh từ mỗi tổ đều là nữ.

Bước 4:

Vậy xác suất là \[P = \frac{{56}}{{169}}.\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 38:

Trường trung học phổ thông A có 23 lớp, trong đó khối 10 có 8 lớp, khối 11 có 8 lớp và khối 12 có 7 lớp, mỗi lớp có một chi đoàn, mỗi chi đoàn có một em làm bí thư. Các em bí thư đều giỏi và rất năng động nên Ban chấp hành Đoàn trường chọn ngẫu nhiên 9 em bí thư đi thi cán bộ đoàn giỏi cấp tỉnh. Tính xác suất để 9 em được chọn có đủ 3 khối.

Xem đáp án

Khối 10 có 8 em bí thư; khối 11 có 8 em bí thư; khối 12 có 7 em bí thư

Cả trường có 23 em bí thư.

Số cách chọn 9 em bí thư trong cả trường là\[C_{23}^9 \Rightarrow n\left( {\rm{\Omega }} \right) = C_{23}^9\]

Gọi A là biến cố: “9 em bí thư được chọn có đủ 3 khối” \[ \Rightarrow \bar A\] “9 em bí thư được chọn không đủ 3 khối”.

Vì mỗi khối có ít hơn 9 em bí thư, nên để 9 em bí thư được chọn không đủ 3 khối thì 9 em bí thư được chọn từ 2 khối.

Số cách chọn 9 em bí thư từ khối 10 và 11 là \[C_{16}^9\]  cách.

Số cách chọn 9 em bí thư từ khối 11 và 12 là\[C_{15}^9\] cách.

Số cách chọn 9 em bí thư từ khối 10 và 12 là\[C_{15}^9\] cách.

\[ \Rightarrow n\left( {\bar A} \right) = C_{16}^9 + C_{15}^9 + C_{15}^9\]

Vậy xác suất cần tính là\[P\left( A \right) = 1 - \frac{{n\left( {\bar A} \right)}}{{n\left( {\rm{\Omega }} \right)}} = 1 - \frac{{C_{16}^9 + C_{15}^9 + C_{15}^9}}{{C_{23}^9}} = \frac{{7234}}{{7429}}\]

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay