Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 5
-
1371 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Văn bản trên cho rằng giá trị của con người là ở tư tưởng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng"?
Biện pháp tu từ trong câu văn trên nhấn mạnh vẻ đẹp của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Từ “tư tưởng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?
Từ “tư tưởng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ suy nghĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Trong đoạn trích, tại sao Blaise Pascal cho rằng “Con người là một cây sậy”?
Blaise Pascal cho rằng “Con người là một cây sậy” vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có tư tưởng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
[…] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người. Bản lĩnh đúng nghĩa. Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau đồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.
(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân”– Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Theo tác giả, bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi nào?
Theo tác giả, bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đạt ra mục tiêu và phương pháp đạt được mục tiêu đó.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Câu văn “Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Theo tác giả, sự mạnh yếu của một người phụ thuộc vào điều gì?
Theo tác giả, sự mạnh yếu của một người phụ thuộc vào khả năng của người đó.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
"Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Trích Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn thơ?
Sự yên lặng của người con lắng sâu xuống tư tưởng người mẹ là ý không được nhắc đến trong đoạn thơ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?
- Phương thức biểu đạt thuyết minh không được sử dụng trong bài.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong hai câu thơ sau:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống”A.Điệp ngữ, đối lập, so sánh
- Hai câu thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, đối lập, hoán dụ.
+ Nhân hóa: “bí và bầu lớn”.
+ Đối lập: chúng tôi lớn lên – bí và bầu lớn xuống.
+ Hoán dụ: “tay mẹ” – chỉ người mẹ tần tảo, vất vả nuôi con.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Hình ảnh "giọt mồ hôi mặn" đã thể hiện điều gì?
Hình ảnh "giọt mồ hôi mặn"khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Nêu nội dung chính của bài thơ?
Bài thơ thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
“Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục báo năm báo tháng báo giờ… nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.
Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ 20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kỹ hơn một chút. Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.
Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi. Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình “được đến đâu hay đến đấy” “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết”
(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?
Nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles: Người xưa luôn hướng về sự trường tồn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Theo tác giả, đâu là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại?
Nhanh, hoạt, không tính quá xa là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”?
Tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại” phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
Cần phân biệt thói thiển cận và đầu óc thực tế là thông điệp của văn bản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Tự sự - Lưu Quang Vũ)
Ý nào sau đây KHÔNG nêu được ý nghĩa của bài thơ?
Bản chất cuộc đời là không đơn giản, là một ngã rẽkhông phải là ý nghĩa của bài thơ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?
Phương thức biểu đạt thuyết minh không được sử dụng trong bài.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản:
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Điệp ngữ, đối lập, liệt kê là những biện pháp được sử dụng trong bài.
+ Điệp ngữ: “dù”
+ Đối lập: đục – trong; cao – thấp; người phàm tục – kẻ tu hành.
+ Liệt kê: đục, trong; cao, thấp; người phàm tục, kẻ tu hành.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện điều gì?
Hình ảnh "đường đời trơn láng"thể hiện cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
Nêu ý nghĩa của hai câu thơ:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”A.Con người có trải qua thử thách mới chinh phục được đến đích
Câu thơ có ý nghĩa: Khi đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có thái độ tích cực, chủ động, lạc quan.
Đáp án cần chọn là: C