Monosaccarit
-
421 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
Bệnh nhân phải tiếp đường, tức là hàm lượng đường glucozơ trong máu quá thấp < 0,1%. Do vậy cần phải tiếp glucozơ (vì chỉ có glucozơ thấm trực tiếp vào niêm mạc ruột non vào máu).
Đáp án cần chọn là: A
>Câu 2:
Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ?
Dữ kiện thực nghiệm không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ là Lên men thành ancol (rượu) etylic.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với anhiđrit axetic.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Tính chất của glucozơ là : kết tinh (1), có vị ngọt (2), thủy phân trong nước (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là :
Glucozơ là monnosaccarit do vậy không có phản ứng thủy phân
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
D sai vì dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường theo phản ứng:
2C6H12O6+ Cu(OH)2→ (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng phản ứng hoá học là :
AgNO3/NH3→ Ag↓
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Cho các phản ứng sau:
1. glucozơ + Br2→
2. glucozơ + AgNO3/NH3, t0 →
3. Lên men glucozơ →
4. glucozơ + H2/Ni, t0→
5. glucozơ + (CH3CO)2O, có mặt piriđin →
6. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH-ở t0thường →
Các phản ứngthuộc loại phản ứng oxi hóa khửlà:
1. CH2OH-(CHOH)4- CHO + Br2+ H2O → CH2OH-(CHOH)4- COOH + HBr (Phản ứng oxi – hóa glucozơ)
2. CH2OH-(CHOH)4- CHO + 2[Ag(NH3)2] OHt0→→t0 CH2OH-(CHOH)4- COONH4+ 2Ag↓ + 3NH3+ H2O (Phản ứng oxi – hóa glucozơ)
3. C6H12O6\[\mathop \to \limits^{Len{\kern 1pt} men} \]2C2H5OH + 2CO2
4. CH2OH-(CHOH)4- CHO + H2\[\mathop \to \limits^{{t^0}} \]CH2OH-(CHOH)4- CH2- OH (Phản ứng khử glucozơ )
5. C6H12O6+ 5(CH3CO)2O\[\mathop \to \limits^{pridin} \]C6H7O(OCOCH3)5+ 5CH3COOH
6. 2C6H12O6+ Cu(OH)2→ (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Chọn sơ đồ phản ứng đúng của glucozơ
A sai vì ở nhiệt độ thường không có kết tủa mà dd chuyển sang màu xanh lam
B sai vì sản phẩm sinh ra là C2H5OH + CO2
C sai vì glucozo không phản ứng với CuO
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CHO từ glucozo
C. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CH(OH)COOH từ glucozo
D. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3COOH từ CH2=CH2
\[Glucozo\mathop \to \limits_{30 - {{35}^0}C}^{len{\kern 1pt} men} C{H_3}C{H_2}OH\mathop \to \limits^{ + {H_2},Ni,{t^0}} C{H_3}CHO\mathop \to \limits^{ + {O_2},M{n^{2 + }}} C{H_3}COOH\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương ?
Dùng glucozơ để tráng gương vì glucozo không độc như anđehit và phản ứng tráng gương xảy ra một cách từ từ, lớp bạc tạo ra sáng mịn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
Ứng dụng không phải là ứng dụng của glucozơ là Nguyên liệu sản xuất PVC
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Công thức nào sau đây là của fructozơ ở dạng mạch hở ?
Công thức của fructozơ ở dạng mạch hở là CH2OH–(CHOH)3–COCH2OH.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Fructozơ không phản ứng được với
Fructozo trong phân tử có nhóm xeton (- C=O) nên không phản ưng được với dung dịch Brom.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
→ Không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc được.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Fructozơ và Glucozơ
B. Sai – fruc có nhóm –C=O còn glu có nhóm –CHO
C. Sai – fruc và glu là đồng phân của nhau
D. Sai – Cả 2 cùng tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng trong dung dịch
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm ?
Fructozơ và glucozơ cùng phản ứng với H2/Ni, t0cho sản phẩm là sobitol.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ?
(1) H2(Ni, to),
(2) Cu(OH)2ở nhiệt độ thường,
(3) AgNO3/NH3(to),
(4) dung dịch nước Br2 (Cl2),
(5) (CH3CO)2O (to, xt).
(1) H2(Ni, to)→ sobitol
(2) Cu(OH)2ở nhiệt độ thường → dung dịch màu xanh lam do có nhiều nhóm OH liền kề
(3) AgNO3/NH3(to): Khi ta đun nóng fructozo trong môi trường kiềm biến thành glucozơ và có tráng gương
(5) (CH3CO)2O (to, xt)→ tạo ra este 5 chức
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Khi bị ốm, mất sức nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là:
Chất trong dịch truyền là glucozo vì glucozo là đường mà cơ thể có thể sản xuất trực tiếp thành năng lượng và hấp thụ dễ dàng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt CuSO45% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì thu được kết quả tương tự.
(d) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu tím.
Số nhận định đúng là
(a) đúng vì CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2↓ xanh+ Na2SO4
(b) đúng vì ở điều kiện thường glucozo hòa tan được Cu(OH)2tạo dd xanh đặc trưng → glucozo có nhiều nhóm OH liền kề
(c) đúng vì saccarozơ cũng có nhiều nhóm OH liền kề
(d) sai vì dung dịch chuyển sang màu xanh đặc trưng
→ có 3 nhận định đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm trên chứng minh cho kết luận nào về cấu tạo glucozơ?
Thí nghiệm glucozơ hòa tan Cu(OH)2ở nhiệt độ thường chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Để chứng minh glucozo có tính oxi hóa cần cho glucozo tác dụng với các chất nào sau đây?
A. glucozo tác dụng với Cu(OH)2ở tothường để chứng minh có nhiều nhóm -OH kề nhau trong phân tử
B. glucozo tác dụng với nước Br2thì glucozo đóng vai trò chất khử → thể hiện tính khử
C. glucozo tác dụng với AgNO3/NH3, tođể chứng minh có nhóm -CHO trong phân tử đồng thời glucozo đóng vai trò chất khử → thể hiện tính khử
D. glucozo tác dụng với H2(xt Ni, to) glucozo đóng vai trò chất oxi hóa → thể hiện tính oxi hóa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozo. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là:
Để nhận biết các chất trong dãy ta dùng Quỳ tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2:
- Quì tím:
+ Hóa đỏ: CH3COOH (axit axetic)
+ Không đổi màu: CH3COOH, C3H5(OH)3, C2H5OH, C6H12O6(glucozo)
- AgNO3/NH3:
+ Tạo kết tủa trắng bạc: C6H12O6(Glucozo)
+ Không phản ứng: C3H5(OH)3, C2H5OH
- Cu(OH)2:
+ Kết tủa tan tạo phức màu xanh lam đặc trưng: C3H5(OH)3(Glicerol)
+ Không phản ứng: C2H5OH
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozo:
(1) Thêm 3-5 giọt glucozo vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70oC trong vài phút.
(4) Cho 1ml AgNO31% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
Thứ tự thực hiện thí nghiệm tráng bạc của glucozo là:
(4) Cho 1ml AgNO31% vào ống nghiệm sạch.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3cho đến khi kết tủa tan hết.
(1) Thêm 3-5 giọt glucozo vào ống nghiệm.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70oC trong vài phút.
Đáp án cần chọn là: A