Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
-
526 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn được gọi là Trục Beclin – Rô-ma – Tôkyô hay phe Trục
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
Với Đạo luật trung lập (tháng 8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?
Để tránh một cuộc chiến tranh nổ ra và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ, Liên Xô đã kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau ngày 23-8-1939.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?
Các chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Sự kiện nào sau đây được coi là đỉnh cao sự nhượng bộ của Anh và Pháp với các thế lực phát xít?
Ngày 29-9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chỉnh phủ Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Một hiệp định đã được kí kết, theo đó Anh, Pháp đã tự ý trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít –le về việc chấm dứt mọi thôn tinh sở châu Âu. Đại biểu của Tiệp Khắc được mời đến Muy-ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định. =>Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của sự nhượng bộ của Anh, Pháp với các thế lực phát xít
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Vì sao các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít?
Các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít do không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước những hành động của Liên minh phát xít.
- Liên Xô:coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với Anh và Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Anh, Pháp: thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Mĩ:thực hiện chính sách trung lập, không can thiệp vào các sự việc xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
Trước khi khai ngòi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả ba mặt trận (Anh, Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở phía Đông). Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức, vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau được kí kết ngày 23-8-1939.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đề thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ra đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
=>Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề dân tôc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn không thể xóa bỏ bởi hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã càng đào sâu thêm những mâu thuẫn đó, dẫn đến sự lựa chọn 2 con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau, hình thành nên chủ nghĩa phát xít. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Từ con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Tuy nhiên cuộc chiến tranh này có thể được ngăn chặn nếu như Liên Xô và các nước tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ) có sự thống nhất trong đường lối đấu tranh. Do đó bài học quan trọng nhất để lại cho nhân loại trong công cuộc bảo vệ hòa bình an ninh thế giới là phải có sự thống nhất về đường lối đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Bản chất sự liên kết giữa các nước trong “phe Trục” là gì?
Bản chất sự liên kết các nước trong “phe Trục” là liên minh các nước phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Phe Trục này được hình thành vào những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
Mục đích chủ yếu nhất khiến cho Liên Xô kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau là:
Trong tình thế chủ nghĩa phát xít được hình thành và liên minh với nhau hinh thành phe “Trục”, gây chiến tranh xâm lược đã là nguy cơ lớn đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu. Trong khi Liên Xô chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thì Anh, Pháp, Mĩ lại có mục tiêu chung là giữ nguyên trật tự thế giới cũ có lợi cho các nước này. Chính vì thế, Anh và Pháp đã thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít còn Mĩ thì thực hiện chính sách trung lập. Trước tình thế Đức lại đề nghị đàm phán với Liên Xô thì nước này đã buộc phải kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau để có thời gian hòa bình chuẩn bị và xây dựng lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này. Đây là cũng mục tiêu chủ yếu nhất của Liên Xô.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Hậu quả lớn nhất của Hiệp định Muyních là
Ngày 29-9-1938. Hiệp định Muynich đã được kí kết trong đó quy định: Anh, Pháp trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Khi Anh, Pháp, Mĩ đã nhân nhượng phát xít thì chúng sẽ càng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Bằng chứng là sau khi chiếm Xuyđét, Đức thôn tinh toàn bộ Tiệp Khắc (3-1939). Không dừng lại ở đó, Hit-le còn gây hấn và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.
Đáp án cần chọn là: B