Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử ánh sáng

Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử ánh sáng

Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử ánh sáng

  • 458 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biết công thoát của các kim loại : canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu bức xạ có bước sóng \[0,33\;\mu m\;\] vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra với các kim loại nào sau đây ?

Xem đáp án

Năng lượng của bức xạ chiếu vào bề mặt tấm kim loại

\[\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = 3,76eV\]

Để xảy ra hiện tượng quang điện thì

Nhận thấy năng lượng photon của ánh sáng chiếu vào tấm kim loại lớn hơn công thoát của Kali và canxi. Do đó hiện tượng quang điện xảy ra đối với hai kim loại này.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Kim loại làm catốt của tế bào quang điện có công thoát A = 3,45eV. Khi chiếu vào 4 bức xạ điện từ có \[{\lambda _1}\; = {\rm{ }}0,25{\rm{ }}\mu m,{\rm{ }}{\lambda _2}\; = {\rm{ }}0,4{\rm{ }}\mu m,{\rm{ }}{\lambda _3}\; = {\rm{ }}0,56{\rm{ }}\mu m,{\rm{ }}{\lambda _4}\; = {\rm{ }}0,2{\rm{ }}\mu m\] thì bức xạ nào xảy ra hiện tượng quang điện

Xem đáp án

Giới hạn quang điện của kim loại làm catot:

\[{\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{3,45.1,6.10}^{ - 19}}}} = 0,36\mu m\]

Để xảy ra hiện tượng quang điện thì: \[\lambda \le {\lambda _0}\]

Vậy các bức xạ gây ra hiện tượng quang điện là \[{\lambda _1},{\rm{ }}{\lambda _4}\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Cho biết năng lượng của phôtôn của một ánh sáng đơn sắc bằng 2,26 eV. Cho hằng số plăng h = 6,63.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s và điện tích của electron -e = -1,6.10-19C. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc này bằng:

Xem đáp án

Photon mang năng lượng 2,26 eV ứng với bức xạ đơn sắc có bước sóng là

\[\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\varepsilon = \frac{{hc}}{{\lambda {{.1,6.10}^{ - 19}}}}\left( {eV} \right)}\\{}&{ \Rightarrow \lambda = \frac{{hc}}{\varepsilon } = \frac{{{{6,63.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{2,26.1,6.10}^{ - 19}}}} = 0,55\left( {\mu m} \right) = 550nm}\end{array}\]

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Cho biết công thoát của Kali là

A = 3,6.10−19J . Chiếu vào Kali lần lượt bốn bức xạ

\[\lambda 1 = 0,4\mu m;\;\lambda 2 = 0,5\mu m\;;\;\lambda 3 = 0,6\mu m;\;\lambda 4 = 0,7\mu m\lambda 1 = 0,4\mu m;\;\lambda 2 = 0,5\mu m\;;\;\lambda 3 = 0,6\mu m;\;\lambda 4 = 0,7\mu m\]. Những bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với Kali?

Xem đáp án

Ta có :

\[{\rm{A}} = \frac{{{\rm{hc}}}}{{{\lambda _0}}} \to {\lambda _0} = \frac{{{\rm{hc}}}}{{\rm{A}}} = 0,552\mu {\rm{m}}\]

Để gây ra hiện tượng quang điện thì bức xạ chiếu đến có bước sóng nhỏ hơn\[{\lambda _0}\] =>bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện là  \[{\lambda _1}\] và \[{\lambda _2}\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Chọn câu phát biểu sai về photon:

Xem đáp án

Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều giống nhau

Nhận thấy ánh sáng tím có bước sóng nằm trong khoảng từ \[0,38\mu m - 0,42\mu m\]

=>Phương án A: Ánh sáng tím có photon giống hệt nhau là sai

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Chọn câu trả lời đúng. Giới hạn quang điện của Natri là \[0,5\mu m\]. Công thoát của Kẽm lớn hơn của Natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là:

Xem đáp án

Ta có:

\[A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} \Rightarrow \frac{{{A_{Zn}}}}{{{A_{Na}}}} = \frac{{{\lambda _{0Na}}}}{{{\lambda _{0Zn}}}} = 1,4 \Rightarrow {\lambda _{0Zn}} = 0,36\mu m\]

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay