Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 23)
-
106 lượt thi
-
150 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình vẽ dưới đây mô tả số bệnh nhân nhiễm Covid khỏi bệnh và ra viện ở tỉnh Bắc Giang từ ngày 01/7/2021 đến 15/7/2021.
Số bệnh nhân ra viện và số ca mắc Covid-19 tỉnh Bắc Giang
(Thời gian tù ngày 01/7 đến 17 giờ 00'ngày 15/7/2021)
![Hình vẽ dưới đây mô tả số bệnh nhân nhiễm Covid khỏi bệnh và ra viện ở tỉnh Bắc Giang từ ngày 01/7/2021 đến 15/7/2021. Số bệnh nhân ra viện và số ca mắc Covid-19 tỉnh Bắc Giang (Thời gian tù ngày 01/7 đến 17 giờ 00'ngày 15/7/2021) (Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/) Từ ngày 06/7/2021 đến ngày 15/7/2021, ngày nào tỉnh Bắc Giang có số người nhiễm Covid khỏi bệnh được ra viện nhiều nhất? A. . B. . C. . D. 09/7/2021. (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid0-1699188119.png)
(Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/)
Từ ngày 06/7/2021 đến ngày 15/7/2021, ngày nào tỉnh Bắc Giang có số người nhiễm Covid khỏi bệnh được ra viện nhiều nhất?
Ta có từ ngày 06/7/2021 đến ngày 15/7/2021 thì ngày 11/7/2021 tỉnh Bắc Giang có số người nhiễm Covid khỏi bệnh được ra viện nhiều nhất.
Câu 2:
Một vật chuyển động với phương trình vận tốc là . Hỏi quãng đường vật di chuyển được trong 5 giây đầu tiên?
Quãng đường vật di chuyển được là: .
Câu 5:
Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm A, B như hình vẽ bên. Trung điểm của đoạn thẳng AB biểu diễn số phức nào?
![Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm A, B như hình vẽ bên. Trung điểm của đoạn thẳng AB biểu diễn số phức nào? (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid1-1699350488.png)
Trung điểm AB là , biểu diễn số phức .
Câu 6:
Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua M(3;6;9) và vuông góc với trục hoảnh?
Câu 7:
Trong không gian Oxyz, cho điểm M(2;-1;-3). Tìm tọa độ điểm Mˈ đối xứng với điểm M qua trục Oy
là hình chiếu của M lên Oy và H là trung điểm của MMˊ vậy .
Câu 10:
Một công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc trả lương cho các kĩ sư theo phương thức sau: Mức lương của quý làm việc đầu tiên cho công ty là 45 triệu đồng/quý, vả kể từ quý làm việc thứ hai, mức lương sẽ được tăng thền 3 triệu đồng mỗi quý. Tổng số tiền lương một kĩ sư nhận được sau 3 năm làm việc cho công ty 1 bao nhiêu?
Gọi là tiền lương kĩ sư đó trong các quý (từ quý 1 đến quý 12).
Suy ra là cấp số cộng với công sai 3.
Vậy số tiền lương nhận được là: triệu đồng.
Câu 13:
Bạn Minh ngồi trên máy bay đi du lịch thế giới và vận tốc chuyển động cùa máy bay là . Tính gia tốc của máy bay ở giây thứ 10 .
Ta có: .
Câu 14:
Một người gừi ngân hàng 100 triệu đồng theo hình thức lãi kép, lãi suất một tháng. Sau ít nhất bao nhiêu tháng, người đó có nhiều hơn 125 triệu đồng?
Theo công thức lãi kép số tiền có được sau n tháng là .
Áp dụng vào ta có: .
Vậy sau 45 tháng, người đó có nhiều hơn 125 triệu đồng.
Câu 16:
Xét phương trình hoành độ giao điểm: .
Do đó thể tích của khối tròn xoay là: .
Câu 17:
Tập các giá trị của tham số thực m sao cho hàm số giảm trên nửa khoảng là:
Tập xác định , yêu cầu của bài toán đưa đến giải bất phương trình:
Câu 19:
Trên mặt phẳng phức, tập hợp các số phức z = x +yi thỏa mãn là đường thẳng có phưong trinh:
Từ .
Do đó .
Câu 20:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, điểm N trên cạnh BC của tam giác ABC có A(1;-2), B(2;3),C(-1;-2) sao cho . Xác định tọa độ N.
Ta có:
Câu 23:
Cho hình nón có chiều cao và bán kính đáy a. Diện tích xung quanh của hình nón bằng:
Gọi l là đường sinh của hình nón ta có .
Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón ta có: .
Câu 24:
Một cái mũ bằng vải của nhà ảo thuật với kích thước như hình vẽ. Hãy tính tổng diện tích vải cần có để làm nên cái mũ đó (không tính viền, mép, phần thừa).
![Một cái mũ bằng vải của nhà ảo thuật với kích thước như hình vẽ. Hãy tính tổng diện tích vải cần có để làm nên cái mũ đó (không tính viền, mép, phần thừa). (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid3-1699369639.png)
Bán kính hình trụ là . Đường cao hình trụ của cái mũ là 30 cm
Diện tích xung quanh của hình trụ là: .
Diện tích vành mũ cộng với đáy trên hình trụ là: .
Vậy tổng diện tích vải cần có: .
Câu 26:
Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hệ số góc lớn nhất có phương trinh:
Ta có: tại .
Câu 33:
Cho hàm số y =f(x) có đạo hàm liên tục trên R thỏa mãn và có f(2)=1. Tích phân bằng:
Ta có:\
Câu 34:
Có bao nhiêu cách xếp khác nhau cho 5 bạn nam và 4 bạn nữ đứng thành một hàng ngang sao cho các bạn nữ đứng cạnh nhau?
Xếp 4 bạn nữ đứng cạnh nhau có 4! cách.
Xếp 5 bạn nam và 4 bạn nữ đứng cạnh nhau có 6! cách.
Số cách xếp thỏa mãn đề bài là: cách.
Câu 35:
Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, , M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB. Gọi V1,V2 lần lượt là thể tích của các khối S.MNCD, MNABCD. Tính .
Ta có: . Từ đây, có .
Công thức đặc biệt:
Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành như hình vẽ bên.
![Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông,SA vuông góc (ABCD) , M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB. Gọi V1,V2 lần lượt là thể tích của các khối S.MNCD, MNABCD. Tính . (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid1-1699420531.png)
Đặt . Khi đó, ta có: .
Bên cạnh đó: .
Câu 36:
Gọi G là trọng tâm tứ diện ABCD. Gọi Aˈ là trọng tâm của tam giác BCD. Tính tỉ số
Gọi E là trọng tâm tam giác ACD, M là trung điểm của CD.
![Gọi G là trọng tâm tứ diện ABCD. Gọi Aˈ là trọng tâm của tam giác BCD. Tính tỉ số GA/GA' . (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid2-1699420615.png)
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác với 3 điểm thẳng hàng :
.
Chú ý: Học sinh có thể sử dụng tam giác đồng dạng để giải.
Tuy nhiên sử dụng định lý Menelaus giúp chúng ta ôn lại kiến thức
chương trình lớp 11 - Đại cương Hình không gian đồng thời đây là cách giải ngắn gọn nhất.
Câu 39:
Một hộp đựng 6 viên bi xanh và 4 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 2 viên bi. Xác suất để lấy được cả 2 viên bi đỏ là:
Ta có:
Câu 41:
Khi quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt độ cao nào đó rồi rơi xuống đất. Biết rằng quỹ đạo của quả bóng là một cung parabol trong mặt phẳng tọa độ Oth, trong đó t là thời gian (tính bằng giây), kề từ khi quả bóng được đá lên; h là độ cao (tính bằng mét) của quả bóng. Giả thiết rằng quả bóng được đá lên từ độ cao 1m, sau đó tại thời điềm 1 giây sau khi đá lên, nó đạt độ cao 3m và tại thời điểm 2 giây sau khi đá lên, nó xuống độ cao 1m. Độ cao lớn nhất mà quả bóng có thể đg̣t được là bao nhiêu mét?
![Khi quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt độ cao nào đó rồi rơi xuống đất. Biết rằng quỹ đạo của quả bóng là một cung parabol trong mặt phẳng tọa độ Oth, trong đó t là thời gian (tính bằng giây), kề từ khi quả bóng được đá lên; h là độ cao (tính bằng mét) của quả bóng. Giả thiết rằng quả bóng được đá lên từ độ cao 1m, sau đó tại thời điềm 1 giây sau khi đá lên, nó đạt độ cao 3m và tại thời điểm 2 giây sau khi đá lên, nó xuống độ cao 1m. Độ cao lớn nhất mà quả bóng có thể đg̣t được là bao nhiêu mét? (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid5-1699421049.png)
Ta coi như parabol đi qua các điềm do đó ta được do đó .
Câu 47:
Cho phương trình với . Tìm giá trị a để phương trình có hai nghiệm thực phân biệt x1,x2 thỏa mãn .
Áp dụng Định lý Viét, ta có:
Câu 51:
Trong câu (4), cụm từ “kiểu thơm” thể hiện biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
- Kiến thức về các biện pháp tu từ:
+ So sánh: phải tồn tại từ so sánh (như, bằng, hơn/kém)...
+ Nhân hóa: xuất hiện đối tượng là đồ vật/con vật và các từ vốn chỉ dùng cho con người.
+ Ẩn dụ: hai sự vật/đối tượng có mối quan hệ tương đồng với nhau (so sánh ngầm).
+ Hoán dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng có mối quan hệ gần gũi.
- Dùng phương pháp loại trừ:
- Câu (4) không xuất hiện từ so sánh hay đồ vật/con vật → Loại phương án A, C sai.
+ Từ “kiểu thơm” dùng để chỉ những người con gái xinh đẹp, thanh lịch, yêu kiều → Cách nói ẩn dụ
→ phương án B đúng.
Câu 52:
Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến qua những câu thơ nào?
- Đọc và xác định các từ khóa mô tả những người lính Tây Tiến:
+ Quân xanh màu lá → Khắc hoạ ngoại hình của người lính Tây Tiến: da xanh xao do căn bệnh sốt rét rừng hành hạ.
+ “Gửi mộng qua biên giới”, “mơ Hà Nội” → Sự lãng mạn, hảo hoa của những người lính.
+ “Đi chẳng tiếc đời xanh” → Sự sẵn sàng hi sinh của những người lính.
+ Câu (5), (7) nói về cái chết của những người lính Tây Tiến.
- Loại trừ đáp án:
+ Câu (1), (2) mang hình ảnh tả thực về đoàn binh Tây Tiến → Loại phương án A, C sai.
+ Câu (5) nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến → Loại phương án B sai.
+ Phương án đúng: D.
- Đọc và xác định các từ khóa mô tả những người lính Tây Tiến:
+ Quân xanh màu lá → Khắc hoạ ngoại hình của người lính Tây Tiến: da xanh xao do căn bệnh sốt rét rừng hành hạ.
+ “Gửi mộng qua biên giới”, “mơ Hà Nội” → Sự lãng mạn, hảo hoa của những người lính.
+ “Đi chẳng tiếc đời xanh” → Sự sẵn sàng hi sinh của những người lính.
+ Câu (5), (7) nói về cái chết của những người lính Tây Tiến.
- Loại trừ đáp án:
+ Câu (1), (2) mang hình ảnh tả thực về đoàn binh Tây Tiến → Loại phương án A, C sai.
+ Câu (5) nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến → Loại phương án B sai.
+ Phương án đúng: D.
Câu 53:
Câu thơ nào trong đoạn trích gợi liên tưởng đến câu nói “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
- Xác định ý nghĩa câu nói “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”: sự sẵn sàng hi sinh để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc
- Đọc lại ngữ liệu và giải nghĩa các câu thơ:
+Câu (1), (2) miêu tả chân dung người lính Tây Tiến.
+Câu (3), (4) ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến.
+ Câu (5), (7) mô tả hiện thực về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến.
+ Câu (6) như một lời thề, lời hứa của những người lính khi bước chân vào chiến trường
+ Câu (8) ca ngợi sự hi sinh của những người linh trong đoàn binh Tây Tiến.
- Xác định câu thơ (6): “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thể hiện quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân vì độc lập, tự do của dân tộc, tương đồng về nghĩa và dễ gợi liên tưởng đến câu nói “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” → Phương án B đúng.
Câu 54:
Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?
Đọc kĩ đoạn trích và xác định các từ khóa:
+ “Không mọc tóc”: Căn bệnh sốt rét rừng khiến người lính rụng hết tóc → Chất bi.
+ “Dữ oai hùm”: Sự dữ dằn như hổ báo chốn rừng xanh → Chất tráng.
+ “Mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “Áo bào thay chiếu, anh về đất”, “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” → Sự hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến.
→ Các hình ảnh trong bốn câu thơ đầu nói về vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến và các hình ảnh trong 4 câu sau nói về sự hi sinh anh dũng của họ.
→ Xét tổng thể, chủ đề của cả đoạn trích là bức chân dung bị tráng của người lính Tây Tiến và sự hi sinh anh dũng của họ.
Câu 55:
Biện pháp nói giảm, nói tránh qua cụm từ “anh về đất” có tác dụng gì?
- Tác dụng của BPTT nói giảm/nói tránh; diễn đạt nội dung một cách tế nhị, nhẹ nhàng để giảm cảm giác ghê sợ, đau buồn...
- Cụm từ “anh về đất” nói về cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến một cách nhẹ nhàng, như thế những người lính trở về với Tổ quốc, quê hương, những gì thương yêu và thân thuộc.
- Từ “áo bào” liền trước đó gợi hình ảnh về những người tráng sĩ hi sinh trên lưng ngựa xưa kia đã thể hiện sự trân trọng với những người lính, đồng thời khẳng định ý nghĩa về cái chết của họ.
→ Như vậy, phương án A đúng nhưng chưa đủ, phương án B,C không thể hiện đúng tác dụng của biện pháp nói giảm trong câu thơ.
Câu 56:
Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Đối với dạng câu hỏi này, HS cần nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu được đặc điểm nhận dạng của từng loại phong cách ngôn ngữ. Ở đây là phong cách ngôn ngữ chính luận (được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội,... Người viết bày tỏ lập trường, chính kiến, thái độ, đối với những vấn đề chính trị, xã hội,... lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định).
Chú ý: Đối với phong cách ngôn ngữ chính luận, thường được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự.
Câu 57:
Từ “liên minh” trong đoạn trích có thể được thay thế bằng tử nào?
Đối với dạng câu hỏi nảy, HS cần hiểu được nghĩa của các từ. Ở đây chọn từ có thể thay thế là: “kết hợp”. (Liên minh: là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung; Kết hợp: gắn với nhau để bổ sung cho nhau).
Lưu ý: HS có thể dễ nhầm lẫn và chọn phương án A, tuy nhiên từ “cộng tác” chưa đúng. “Cộng tác" là củng góp sức hoàn thành một công việc nhằm một mục đích chung, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm
Câu 58:
Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?
Đối với dạng câu hỏi này, HS cần nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu được đặc điểm nhận dạng của từng loại thao tác lập luận. Đọc và phân tích kĩ dẫn chứng. Ở đoạn trích, sử dụng thao tác lập luận khẳng định rằng:
+ Ở đây tác giả bác bỏ quan điểm nói ta giành độc lập từ tay Pháp, tác giả khẳng định rằng ta giành độc lập từ tay Nhật.
+ Tác giả so sánh: sự nhẫn tâm, vô nhân đạo, tội ác man rợ của thực dân Pháp “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng” với tấm lòng bao dung, thái độ khoan hồng, nhân đạo của nhân dân ta “Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tinh mạng và tài sản cho họ”.
Câu 59:
Tác giả khẳng định: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích gì?
HS cần hiểu được nội dung câu văn, liên hệ mạch nội dung xuyên suốt tác phẩm, nhớ lại các phân tích của thầy cô ở lớp. Tác giả khẳng định “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp. (HS có thể sử dụng phương án loại trừ).
Câu 60:
Chủ đề của đoạn trích là gì?
Đối với dạng câu hỏi về xác định chủ đề, HS cần đọc kĩ ngữ liệu đề bài đã cho.
Chủ đề, hay nói cách khác là vấn đề chính của văn bản. Đoạn 1 của văn bản nêu tội tác của Pháp; đoạn 2 làm rõ sự khoan hồng và nhân đạo của nhân dân ta; đoạn 3 khẳng định ta không còn là thuốc địa của Pháp và sự quá trình nổi dậy giành độc lập của dân ta. Từ đó, ta có thể xác định chủ đề chính của đoạn trích là “sự khoan hồng. chiến thắng chính nghĩa của quân ta và những hành động vô nhân đạo của Pháp”.
Câu 61:
Theo đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG nói đến ảnh hưởng của cuộc sống số đối với con người?
- Phương án A: Thông tin có trong câu: “Một số công việc sẽ mất đi, nhưng năng suất tổng thể sẽ tăng lên, tạo ra nhiều của cải hơn làm lợi cho tất cả mọi người.”.
- Phương án B: Thông tin có trong câu:“Chất lượng cuộc sống con người sẽ được cải thiện.”.
- Phương án C: Thông tin có trong câu: “Có những lo ngại về quyền riêng tư, xử lý dữ liệu và vai trò của chính phủ trong việc quản lý các công ty và quản lý chính mình trong lĩnh vực này.”.
- Phương án D: Thông tin không được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 62:
Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?
Phương án A: Thông tin có trong câu: “Đối với nhiều người, những thay đổi này sẽ rất đáng sợ.”
- Phương án B: Thông tin không được nhắc đến trong đoạn trích.
- Phương án C: Thông tin có trong câu: “Có những lo ngại về quyền riêng tư, xử lý dữ liệu và vai trò của chính phủ trong việc quản lý các công ty và quản lý chính mình trong lĩnh vực này. Nhưng đấy không phải là những vấn đề không thể giải quyết..”.
Phương án D: Thông tin có trong câu: “Con người lo lắng rằng khi AI trở nên phát triển hơn, chúng ta sẽ dựa vào máy tính của mình nhiều đến mức cuối cùng sẽ coi chúng là bạn và không thể hoạt động nếu không có chúng.”.
Câu 63:
Đoạn văn thứ (2) của đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?
Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải nắm chắc được khái niệm về các cách thức hay còn gọi là quy tắc lập luận của đoạn văn. Trong đó, đặc điểm của quy tắc/cách thức “tổng - phân – hợp” là có câu chủ đề ở đầu đoạn “Con người lo lắng rằng khi AI trở nên phát triển hơn, chúng ta sẽ dựa vào máy tính của mình nhiều đến mức cuối cùng sẽ coi chúng là bạn và không thể hoạt động nếu không có chúng.” và câu khái quát, nâng cao ý ở cuối đoạn “Nhưng có lẽ một trong những hệ quả sâu xa nhất của nó sẽ là khiến chúng ta phải trân trọng những điều con người nhất trong ta”. Đọc kĩ đoạn văn (2) học sinh sẽ nhận ra đặc điểm đó.
Câu 64:
Cụm từ “những vấn đề” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng để nói đến vấn đề nào?
Cụm từ “những vấn đề” thay thế cho nội dung được nhắc đến ở câu liền trước: “Có những lo ngại về quyền riêng tư, xử lý dữ liệu và vai trò của chính phủ trong việc quản lý các công ty và quản lý chính mình trong lĩnh vực này. ”.
Câu 65:
Từ “nó” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng để nói về cái gì?
Câu 66:
Ý chính của đoạn trích là gì?
Đối với dạng câu hỏi này cần đọc kĩ nội dung đoạn trích để tìm ý bao quát nhất. Ý bao quát nhất đôi khi không được nói trực tiếp mà cần suy luận từ các ý nhỏ.
Ở đoạn trích trên các phương án A, B, C đều chưa đầy đủ, chưa bao quát hết được toàn bộ nội dung của đoạn trích bởi chỉ đề cập đến một khía cạnh nội dung mà đoạn trích nói đến.
Câu 67:
Theo đoạn trích, nội thành Hà Nội có nhiều đầm hồ là do nguyên nhân nào?
Với dạng câu hỏi này cần đọc kĩ đoạn trích, tập trung vào đoạn văn có bàn đến thông tin được nhắc đến ở câu hỏi “nội thành Hà Nội có nhiều đầm hồ” sau đó tìm phương án chính xác nhất đã được đoạn trích đề cập đến các cụm từ “đê phỏng lụt” liên tiếp được lặp lại trong đoạn trích.
Câu 68:
Theo đoạn trích, Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa để làm gì?
Đây là câu hỏi suy luận. Cần chú ý đến mục đích vốn có của việc đắp lũy Cổ Loa là để chống giặc (mục đích này không được nhắc đến trực tiếp trong đoạn trích) nhưng có thể suy ra từ đoạn trích. Khi tác giả dùng từ “cũng” trong câu: “Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa cũng là đắp đê “phòng lụt” thì có nghĩa việc “phòng lụt” chỉ là mục đích đi kèm, mục đích phụ của việc đắp thành lũy Cổ Loa.
Câu 69:
Theo đoạn trích, ý nào KHÔNG nói về vai trò của sông hồ đối với lịch sử phát triển của Hà Nội?
- Phương án A, B: Thông tin có trong câu: “Sông hồ không những là nguồn nước dùng trong sinh hoạt mà còn là hệ thống thuỷ lợi và giao thông truyền thống.”
- Phương án C: Thông tin có trong câu: “Sông hồ cũng là những sự kiện địa lý được dùng làm nguyên lý sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xóm làng, phường và thành lũy phòng vệ (sử dụng những đoạn sông Hồng, sông Tô làm ngoại hào).”
- Phương án D: Thông tin không được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 70:
Từ “du đãng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?
Đối với dạng câu hỏi này cần có vốn từ và khả năng giải nghĩa từ. Bên cạnh đó cần đặt từ vào ngữ cảnh (câu văn) để hiểu dụng ý của tác giả, từ đó tìm được từ có khả năng thay thế. Từ có khả năng thay thế sẽ là từ gần nghĩa hơn . Từ “du đãng” xuất hiện trong câu văn: “Có đời sống du đãng tự nhiên của những con sông ở đồng bằng do chính chúng tạo thành...”. Ta có thể bám vào cụm từ “do chính chúng tạo thành” tức là không bị phụ thuộc vào ai, không bị yếu tố nào khác tác động để xác từ “du đãng” trong đoạn trích gần nghĩa nhất với từ “ tự do”.
Câu 71:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến đổi bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
Từ “biến đổi” chỉ sự thay đổi một đối tượng, sự việc làm cho chúng mang những tính chất, đặc điểm khác hoàn toàn. Nội chiến phong kiến và phong trào nông dân khởi nghĩa chưa khiến cho đất nước thay đổi hoàn toàn về tính chất, đặc điểm (ví dụ như chế độ) nên không thể dùng từ “biến đổi” mà phải dùng từ “biến động”
Câu 72:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề xuất các bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao để khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế.
Đọc và xác định nghĩa của câu. Nhận diện được từ “đề xuất” thường dùng khi cấp dưới đề xuất với cấp trên. Trong câu trên mối quan hệ giữa Thủ tướng và các Bộ là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới → từ “đề xuất” không phù hợp về logic → Sửa lại: Thay “đề xuất” bằng “yêu cầu”.
Câu 73:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Tuổi vị thành niên trẻ phải đối diện với nhiều áp lực: bắt đầu có sự cạnh tranh gay cấn giữa các bạn trong lớp, áp lực điểm số và thành tích học tập, áp lực phấn đấu vào trường danh giá, áp lực từ sự kỳ vọng của mẹ cha
Đọc nội dung ngữ liệu để xác định được nội dung và nghĩa của câu: Áp lực học tập của trẻ vị thành niên. Trong đó nhắc đến mối quan hệ cạnh tranh điểm số giữa các học sinh trong lớp, từ “gay cấn” sử dụng không phả hợp về ý nghĩa đối với ngữ cảnh bởi “gay cấn” chỉ tình huống có nhiều trở ngại, vướng mắc đến mức như không vượt qua, không thể giải quyết được. Còn trường hợp này nên dùng “gay gắt” để chỉ một tình huống có mức độ khó khăn, áp lực cao, gây cảm giác khó chịu hoặc căng thẳng. → Chọn phương án B.
Câu 74:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Phát triển trong hoàn cảnh đất nước bị ràng buộc, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945 không tránh khỏi những hạn chế về nhiều mặt.
Phải thay cụm từ “bị ràng buộc” bằng “thuộc địa” vì nghĩa của hai từ này khác nhau. Trong ngữ cảnh này phải dùng từ “thuộc địa” để nói về hoàn cảnh đất nước ta khi bị thực dân Pháp đô hộ.
- “Thuộc địa”: nước hoặc vùng lãnh thổ bị một nước đế quốc thực dân xâm chiếm và đô hộ. Ví dụ: các dân tộc thuộc địa; nước thuộc địa.
- “Ràng buộc”: đặt trong tình thế có những điều bắt buộc phải làm, trong quan hệ với người khác, khiến cho hành động mất tự do. Ví dụ: bị lễ giáo ràng buộc.
Câu 75:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, cực kì ít tác phẩm văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc.
Câu này sai về phong cách ngôn ngữ. Từ “cực kì” là ngôn ngữ nói, không dùng cho văn bản khoa học.
Câu 76:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Đối với dạng đề này, HS cần có kiến thức về vốn từ.
Phun: làm cho chất lỏng hoặc chất hơi bị đẩy mạnh ra ngoài thành tia qua lỗ hẹp.
Hút: làm cho chất lỏng, chất khí chuyển chỗ về phía nào đó bằng cách tạo ra ở đó một khoảng chân không.
Xả: thải hơi hoặc nước ra ngoài.
Tháo: làm cho các chi tiết, bộ phận được lắp ghép rời ra khỏi chỉnh thể.
Như vậy, cả A, C và D đều có ý diễn tả một chất/bộ phận thoát ra rời ra ngoài, riêng B là thu/chuyển chỗ về.
Câu 77:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Đối với dạng đề này, HS cần có kiến thức về vốn từ. Đọc và giải nghĩa các từ có trong phần đáp án
+ Hống hách: ra oai để tỏ rõ quyền hành của mình, muốn cho người khác phải sợ.
+ Háo hức: phấn chấn nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, điều vui biết là sắp tới.
+ Hớn hở (nét mặt): tươi tỉnh, lộ rõ vẻ vui mừng.
+ Hể hả: vui vẻ biểu lộ ra bên ngoài vì được như ý.
Như phân tích trên, có thể thấy được nghĩa của từ hống hách không cùng nhóm với các từ còn lại. Vì vậy chọn phương án A.
Câu 78:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Cần chú ý yếu tố phụ (yếu tố phân loại: lơ, sì, sẫm, khè) để thấy sự khác biệt của từ “xanh lơ”: diễn tả mức độ xanh nhạt. Ba từ còn lại đều diễn tả mức độ màu sắc đậm.
Câu 79:
Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?
Loại câu này không khó. Đều là các tác phẩm HS đã được học. B, C, D thuộc thể loại truyện ngắn; A thuộc thể loại tiểu thuyết. Vì vậy chọn phương án A.
Câu 80:
Nhà thơ nào KHÔNG thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ là thế hệ nhà thơ sinh khoảng đầu năm 1940, trưởng thành và sáng tác trong giai đoạn 1954 – 1975.
Phương án A, B, C là trường hợp những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn ấy (ghi nhớ nhanh: Phạm Tiến Duật sáng tác “Bài thơ về tiểu đội xe không kính" năm 1969, Nguyễn Khoa Điềm viết “Đất Nước” năm 1974, Xuân Quỳnh sáng tác “Sóng” năm 1968).
Phương án D (Tố Hữu) trưởng thành và sáng tác từ trước Cách mạng Tháng Tám.
Câu 81:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Về phương diện nghệ thuật, văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của____________ (Đại Cáo Bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt bậc của___________(Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).
Chú ý phần chú thích trong ngoặc đơn sẽ chọn được phương án chính xác. “Đại Cáo Bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập” là hai tác phẩm thuộc thể văn chính luận. “Thánh Tông di thảo”, “Truyền kì mạn lục” thuộc thể văn xuôi tự sự.
Câu 82:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
__________ có nhiều sự khác biệt, __________tất cả các loài người đều cùng chung một số đặc tính rõ nét.
Với dạng câu này trước hết cần xác định đúng các cặp quan hệ từ thường đi liền nhau để loại bỏ phương án đương nhiên sai (tuy - nên). Sau đó phân tích logic giữa hai vế câu để chọn phương án đúng nhất. Vế 1 nói đến sự “khác biệt”, vế 2 nói đến điểm “chung” nên ta cần chọn một cặp quan hệ từ chỉ sự tương phản, đối lập để điền vào chỗ trống. Trong 4 phương án lựa chọn chỉ có cặp quan hệ từ “mặc dù” - “nhưng” chỉ quan hệ này nên ta chọn phương án B.
Câu 83:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Ngày nay, bộ não lớn của chúng ta là một món hời, ________ chúng ta có thể sản xuất ra xe hơi và súng, những thứ cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn nhiều so với tinh tinh, và bắn ________ từ một khoảng cách an toàn thay vì đấu trực tiếp.
Tương tự câu 32, chúng ta cần phân tích được logic của các vế câu để xác định được quan hệ từ cần điền vào chỗ trống thứ nhất và xem xét nội dung phía trước để chọn đại từ phù hợp thay thế ở chỗ trống thứ 2. Chúng ta thấy phần phía sau chỗ trống thứ nhất “chúng ta có thể sản xuất ra xe hơi và súng...” giữ vai trò giải thích cho nhận định trước đó rằng vì sao “bộ não lớn của chúng ta là một món hời”. Vì vậy, ta cần một quan hệ từ chỉ nguyên nhân vào chỗ trống thứ nhất. Trong hai phương án lựa chọn “bởi vì”, “cho nên” thì chỉ có từ “bởi vì” là quan hệ từ chỉ nguyên nhân. Ta chọn “bởi vì” và loại được hai phương án C và D. Từ cần điền vào chỗ trống thứ hai là từ thay thế cho “tinh tinh” xuất hiện ở vế liền trước. Ở đây, “tinh tinh” là từ chỉ một loài, không phải một đối tượng, một con tinh tinh cụ thể nào nên từ thích hợp điền vào chỗ trống thứ 2 là “chúng”.
Câu 84:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Con sông Đà tuôn dài như một _________trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuộn cuộn mù khỏi núi Mèo đốt nương xuân.
Dạng câu hỏi này gần như không thể suy luận mà chủ yếu vào khả năng ghi nhớ những câu văn, chi tiết tiêu biểu trong các tác phẩm đã học. Đây là câu văn trích từ tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Từ đúng là từ “áng tóc".
Câu 85:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Về phương diện nội dung, văn học Việt Nam thế kỉ XV - thế kỉ XVII đi từ nội dung _________ mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội.
Chú ý nội dung phía sau của ngữ liệu sẽ tìm ra phương án chính xác. Cụm từ “âm hưởng ngợi ca” logic với nội dung yêu nước.
Câu 86:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
(Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Nét nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì?
HS xác định nội dung bao quát đoạn này nói về cái gì sẽ suy ra phương án → Đoạn này tái hiện suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Chí khi tỉnh rượu vào sáng hôm sau → toàn bộ đoạn văn làm nổi bật tài năng phân tích tâm lí của tác giả.
Câu 87:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Những người đã chết vì bệnh khác trong dịch Covid khó có thể đổ lỗi cho dịch bệnh. Sự thực, đến nay chưa có ai, chưa quốc gia nào dám nói rằng mình có kinh nghiệm chống lại Covid. Bởi lẽ đại dịch tầm toàn cầu vài thế kỷ mới gặp một lần, dịch giữa các vùng cũng khác nhau. Có giải pháp lúc này là tích cực, nhưng lúc khác lại trở thành tiêu cực. Ta chưa nên đánh giá vội, song có thể nhìn lại để rút ra kinh nghiệm nhất định cho tương lai.”
(Tĩnh khắc động, Đặng Hùng Vũ)
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
Đối với dạng câu hỏi này, HS cần nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu được đặc điểm nhận dạng của từng loại phong cách ngôn ngữ. Ở đây là phong cách ngôn ngữ chính luận: người viết trực tiếp bày tỏ quan điểm của đối với những vấn đề chính trị, xã hội...
Câu 88:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và có rạng.
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Xuân Diệu, Vội vàng, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Tác giả viết ba chữ “Ta muốn ôm” ra chính giữa dòng thơ nhằm dụng ý gì?
Ở đây HS cần hiểu được dụng ý của tác giả (chú ý nghe thầy/cô bình giảng). Mở đầu khúc thơ cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt chính giữa khổ thơ. Câu thơ làm nổi bật lên hình ảnh một cái tôi nhiều khao khát, ước muốn đang dang rộng cánh tay ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn non tơ đang bày ra trước mắt.
Câu 89:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Biện pháp tu từ nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”?
HS cần phân biệt rõ các biện pháp tu từ. Ở đây là biện pháp tu từ hoán dụ: dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó: Thôn Đoài - Thôn Đông → Cách biểu đạt tình cảm kín đảo, ý nhị.
Câu 90:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình. Nó nói:
– Qua chỗ nước êm thằng Mỹ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ.
Nhưng lần đó, Tnú tới một thác sông Đắc – năng, vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong ngậm vào miệng, định vượt thác thì họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt. Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư.”
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)
Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Tnú
HS đọc kĩ đoạn trích, phân tích kỹ các dẫn chứng để tìm ra đáp án.
Xác định các từ khóa thể hiện tính cách của Trú: “hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng”, “xé rừng mà đi”, “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng”, “họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt" → “nuốt luôn cái thư” thể hiện tính cách Tnú là người gan dạ, mưu trí và dũng cảm. → Tương ứng với phương án B.
Giải thích đáp án:
Theo đoạn trích, từ khi còn nhỏ tuổi, Tnú đã tham gia kháng chiến, hỗ trợ đưa thư, có thể thấy Tnú là một người con yêu nước, căm thù giặc sâu sắc đây là phẩm chất, thái độ chứ không phải tính cách → loại phương án A. Đoạn trích không đề cập đến sự giàu lòng yêu thương hay tính kỷ luật cao của Tnú → Loại C, D.
Câu 91:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thể. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lửa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây xi rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tỉ. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được".
(Nguyễn Khải, Một người Hà Nội, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì?
HS cần đọc kĩ đoạn trích. Cách kể của tác giả Nguyễn Khải trong đoạn trích trên thể hiện sự chiêm nghiệm, giàu tính suy tư, triết lí. Tác giả để cho nhân vật cô Hiền, suy ngẫm về sức sống của Hà Nội, suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật của cuộc sống: Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi; “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Như vậy A là phương án chính xác nhất.
Câu 92:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
(Huy Cận, Tràng giang, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Hình tượng “bèo” trong đoạn thơ trên ẩn dụ cho điều gì?
HS cần nhớ lại khái niệm về biện pháp tu từ “ẩn dụ”, đọc kĩ nội dung đoạn thơ để tìm nghĩa biểu
tượng của hình ảnh “cánh bèo”. Hình ảnh “cánh bèo” ở đây trôi dạt lênh đênh, qua đó gợi sự trôi nổi, vô định của những kiếp người.
Câu 93:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi
“Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.”
(Vũ Trọng Phụng, Hạnh phúc của một tang gia, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích là:
Ở câu hỏi này, HS cần đọc kĩ đoạn trích, kết hợp với hình dung, tưởng tượng (nhớ lại văn bản Hạnh phúc một tang gia-Vũ Trọng Phụng, SGK Ngữ văn 11, tập một. Đây là cảnh “đám ma gương mẫu” được tổ chức long trọng, hoành tráng, giàu tính tạo hình. Tạo nên một cảnh hết sức ấn tượng, đám ma dường như mất đi không khi thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước.
Câu 94:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
Hình ảnh “gừng cay muối mặn” được sử dụng trong đoạn trích có liên hệ (thể hiện) với nội dung gì dưới đây?
Ở câu hỏi này, HS cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm). Trong ca dao, “muối - gừng” được dùng như hình ảnh tượng trưng của tình yêu lứa đôi bền chặt. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, “muối - gừng” còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, lối sống thủy chung, nghĩa tình cũng là phẩm hạnh bao đời của người dân Việt Nam.
Câu 95:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Chủ đề nổi bật bao trùm đoạn thơ là gì?
Ở câu hỏi này, HS cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài “Tây Tiến” (Quang Dũng), SGK Ngữ văn 12, tập một. Phân tích kĩ các câu thơ để tìm ra chủ đề nổi bật nhất mà tác giả muốn hướng tới là sự hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến.
Câu 96:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”
(Phạm Đình Hổ, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Cách kể trong đoạn trích có tác dụng gì?
Xác định các chi tiết có trong đoạn trích:
- “Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì”: Chúa Trịnh dùng quyền lực để cướp bóc những thứ của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ Chúa.
- “phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay”: Sự phô trương, hao tốn sức người vào những việc không đáng.
- “Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường”: dự báo về sự sụp đổ của Chúa Trịnh.
→ Đoạn trích kể lại câu chuyện Chúa Trịnh sử dụng quyền lực để vơ vét, cướp bóc của quý trong thiên hạ → Giọng điệu phê phán, chê trách, không đồng tỉnh → Chọn phương án A.
Câu 97:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)
Đoạn trích thể hiện thái độ gì của nhân vật “hồn Trương Ba” với “xác hàng thịt
Câu 98:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Cụm từ “mười lăm năm ấy” chỉ khoảng thời gian nào?
Ở câu hỏi này, HS cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài Việt Bắc (Tố Hữu). Chú ý đọc kĩ phần chú thích trang 109 - SGK Ngữ văn 12, tập một. Cụm từ “Mười lăm năm ấy" là khoảng thời gian từ năm 1940, khởi nghĩa Bắc Sơn, mở đầu cuộc kháng chiến chống Nhật đến năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 99:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trản trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò... - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)
Xác định tác dụng của dấu gạch ngang ( - ) trong câu văn: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,... - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”
HS tìm đọc lại tác dụng của dấu gạch ngang (dùng để liệt kê, đánh dấu lời nói trực tiếp, đánh dấu bộ phận chủ thích, nối các từ nằm trong liên danh, chỉ mối quan hệ ngang hàng hay đặt giữa hai con số).
Xét ngữ cảnh, nội dung phía sau dấu gạch ngang: “món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến” giải thích cho giá trị của các món ăn cổ truyền trong ngày Tết.
→ Dấu gạch ngang trong câu có tác dụng: Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Câu 100:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
(2) Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.
(3) Em là nữ hoàng của vương quốc đó
(4) Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu.
(R. Ta-go, Bài thơ số 28 trích tập Người làm vườn)
Xác định nội dung chính trong đoạn trích trên.
- Xác định nội dung của đoạn trích: tác giả khẳng định cô gái (nhân vật em) chính là người làm chủ trái tim mình (nữ hoàng của vương quốc) nhưng lại khẳng định rằng cô gái ấy không hiểu biết về nó (biết gì về biên giới). Trái tim đại diện cho tình yêu, vô cùng cao quý (lớn lao như một vương quốc) nhưng dù có phơi bày mọi thứ cũng không thể hiểu hết được → Nội dung sẽ gồm 2 ý: tình yêu cao quý và tình yêu nhiều điều khó lí giải.
- Phân tích các đáp án:
+ Phương án A. Nội dung sai (trái tim được ví như vương quốc).
+ Phương án B. Nội dung sai (cô gái không phải nữ hoàng thật).
+ Phương án C. Khao khát được dâng hiến cho người mình yêu.
+ Phương án D. Tình yêu cao quý và khó hiểu → Tương ứng với nội dung đoạn trích → phương án đúng.
Câu 101:
Sắp xếp các thông tin ở cột I và cột II sau đây để xác định đúng tiến trình lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
I |
II |
1 |
Khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt. |
2 |
Phong trào Cần vương bùng nổ. |
3 |
Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội. |
4 |
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương. |
Các mốc thời gian diễn ra sự kiện ở cột II như sau.
I |
II |
1 |
Khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt (1896) |
2 |
Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912) |
3 |
Phong trào Cần vương bùng nổ (1885) |
4 |
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897) |
Vậy tiến trình lịch sử là: 3, 1, 4, 2.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp phân tích, suy luận. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê nằm trong phong trào Cần vương, vì vậy Phong trào Cần vương bùng nổ (số 3) phải diễn ra trước khi khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt (số 1). Như vậy, phương án nào có số 3 đứng trước số 1 thì sẽ giữ lại, loại những phương án còn lại.
Mặt khác, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội là do ông chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ (không phải tư tưởng của phong kiến), tư tưởng dân chủ tư sản này có được từ đâu? Chính là từ những sách báo tiến bộ được đưa vào Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa. Như vậy, sự kiện từ 2 phải diễn ra sau sự kiện thứ 4.
Kết hợp những suy luận đó chọn ra được phương án đúng là 3, 1, 4, 2.
Câu 102:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời câu hỏi sau đây.
Bảng. Sự phân bổ vốn của tư bản tư nhân trong các ngành kinh tế Đông Dương (1888 - 1918)
Khu vực |
Tỉ lệ (%) |
Μỏ |
51 |
Giao thông vận tải |
26 |
Thương mại |
15 |
Nông nghiệp |
8 |
Trong những năm 1888 – 1918, tư bản tư nhân ở Đông Dương đầu tư chủ yếu vào ngành kinh tế nào?
Quan sát bảng số liệu, ta nhận thấy ngành khai thác mỏ chiếm tỉ lệ lớn nhất với 51 % nên là ngành được tư bản tư nhân đầu tư chủ yếu.
Cách khác: Học sinh dùng phương pháp phân tích, suy luận, kết hợp với kiến thức đã học, giai đoạn 1888 – 1918 có khoảng thời gian Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 - 1914), mà trọng tâm của cuộc khai thác là vơ vét bóc lột tài nguyên nên thực dân Pháp sẽ đầu tư vào khai mỏ.
Câu 103:
Lực lượng xã hội nào sau đây mới được hình thành ở nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành, là cơ sở cho sự ra đời đội ngũ công nhân Việt Nam. Họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,... Như vậy, công nhân chính là lực lượng xã hội mới được hình thành. Những giai cấp tầng lớp còn lại đã ra đời từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp loại trừ. Nông dân và địa chủ là hai giai cấp có từ thời phong kiến, sĩ phu là lực lượng lãnh đạo phong trào Cần vương nên cũng không phải giai cấp mới. Như vậy, chỉ còn lại công nhân là giai cấp mới.
Cách khác 2: Học sinh suy luận. Công nhân là giai cấp đại diện của nền kinh tế tư bản, trước cuộc khai thác thuộc địa nước ta vẫn là nước phong kiến lấy kinh tế nông nghiệp làm ngành chính. Vì vậy giai cấp công nhân phải đến khi du nhập nền kinh tế mới vào nước ta mới xuất hiện nên đây chính là giai cấp mới.
Câu 104:
Nội dung nào sau đây phản ánh tính sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo năm 1930?
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930 thể hiện khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản đã hoàn toàn thắng thế. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện tính sáng tạo do đã có sự kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam được độc lập tự do. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã hiểu rõ tình hình thực tế ở Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản nhất. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc Pháp (vấn đề dân tộc) và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (vấn đề giai cấp). Trong đó, vấn đề dân tộc được đặt lên hàng đầu. Điều này đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Vậy phương án đúng là kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp suy luận, sáng tạo là sự khác biệt so với phong trào ở các nước khác nhưng phù hợp và mang lại hiệu quả cho phong trào cách mạng nước ta. Ở các nước phương tây, họ không mất độc lập nên vấn đề họ đặt ra chủ yếu là vấn đề giai cấp. Trong khi đó ở Việt Nam, vấn đề cấp bách là vấn đề giải phóng dân tộc. Vì vậy, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp chính là điểm sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Câu 105:
Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi.
“Trong lúc này quyền lợi của bộ phận của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Vậy thì quyền lợi của nhân dân, thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng dân tộc của toàn thể nhân dân”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.119 - 120)
Nhiệm vụ trước mắt đồng thời là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định trong giai đoạn 1939 – 1945 là:
Nhiệm vụ chiến lược mà Đảng đã xác định từ khi thành lập là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Nam được độc lập tự do. Nhiệm vụ trước mắt được xác định là "trong lúc này quyền lợi của bộ phận của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc". Vậy nhiệm vụ trước mắt đồng thời là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định là giải phóng dân tộc.
Cách khác: Học sinh vận dụng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945, giai đoạn này từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 bắt đầu tạm gác nhiệm vụ khác, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 106:
Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao lại nhiệm vụ giữ gìn trật tự Hà Nội cho chúng sau khi
Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao lại nhiệm vụ giữ gìn trật tự Hà Nội cho chúng sau khi đã kí với ta Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Chính hành động này của Pháp đã dẫn tới sự bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954).
Năm 1949, với kế hoạch Rove, Mĩ đã dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp. Cuộc tấn công lên Việt Bắc và chiến dịch Biên giới thu đông đều diễn ra sau sự kiện Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp suy luận. xác định các từ khóa “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu” và “giữ gìn trật tự Hà Nội” hai cụm từ khóa này thể hiện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nắm quyền kiểm soát ở Hà Nội, như vậy thời điểm này Chính phủ chưa chuyển lên căn cứ Việt Bắc để khác chiến lâu dài. Tiếp tục dùng phương pháp loại trừ ở các phương án nhận thấy, các phương án B, C, D đều diễn ra sau khi quân ta đã rút lên căn cứ địa Việt Bắc nên loại các phương án đó, còn giữ lại phương án A.
Câu 107:
Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì lí do nào sau đây?
Mục tiêu của một cuộc cách mạng tư sản nói chung là lật đổ chế độ phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Cách mạng Tân Hợi trên danh nghĩa đã lật đổ chế độ phong kiến nhưng không thủ tiêu hoàn toàn tàn dư phong kiến, tuy xây dựng Dân quốc nhưng sau đó các thế lực phong kiến quân phiệt lại lên nắm chính quyền. Điều này thể hiện tính không triệt để của cuộc cách mạng tư sản. Ngoài ra, cách mạng Tân Hợi cũng không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp phân tích và loại trừ. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng như thế nào? Chắc chắn đó là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (nên phương án A không thể là hạn chế), cách mạng tư sản có hai mục tiêu song song là lật đổ phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản (vì vậy C và D cũng không thể là hạn chế). Sau khi loại trừ chỉ còn lại phương án B.
Cách khác: Học sinh dùng phương pháp xác định từ khóa “hoàn toàn tàn dư phong kiến” đây là từ khóa chứa các từ thái quá và mang tính tuyệt đối như hoàn toàn, tản dư, điều này khó xảy ra nên suy luận đây chính là hạn chế của cách mạng.
Câu 108:
Năm 1945, nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh giành độc lập trong điều kiện khách quan nào sau đây?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, trừ Thái Lan, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này lại bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tháng 8/1945, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đông minh không điều kiện, và quân Đồng minh chưa tiến hành giải giáp quân Nhật Bản, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành - độc lập (Inđônêxia, Việt Nam, Lào), hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
Như vậy, phương án “Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện” là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi để các nước Đông Nam Á đứng lên giành độc lập vào năm 1945.
Cách khác: Sử dụng phương pháp loại trừ, kết hợp phương pháp phân tích. Loại trừ phương án B vì đây là điều kiện chủ quan, loại phương án A vì khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật thì nhân dân các nước Đông Nam Á không còn cơ hội lật đổ Nhật giành độc lập nữa, loại phương án D vì năm 1945 là thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, là thời điểm Mĩ, Liên Xô xác lập phạm vi ảnh hưởng nên sẽ không quan tâm tới độc lập của quốc gia, khu vực khác để giúp đỡ các nước này giành độc lập. Vì vậy chỉ còn lại phương án B.
Cách khác: Học sinh liên hệ kiến thức lịch sử Việt Nam (vì Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên giành được độc lập vào thời gian này. Thời cơ ngàn năm có một để giành độc lập là khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh và quân Đồng minh chưa vào giải giáp quân Nhật Bản.
Câu 109:
Sự kiện được nói đến trong đoạn tư liệu trên là:
Thông tin trong đoạn tư liệu cho biết việc Mĩ ném bom Hà Nội, Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, kết hợp với kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử 12. “ngày 14/12/1972, gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới, Nichxơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục, nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ”, ta thấy đoạn tư liệu trên đề cập đến cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mĩ cuối năm 1972 và Hà Nội, Hải Phòng và một số đô thị ở miền Bắc.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp loại trừ, trong đoạn trích có nói đến “Mĩ ném bom Hà Nội, Hải Phòng” như vậy sẽ loại phương án C và D vì đây là những sự kiện diễn ra ở miền Nam. Chiến lược chiến tranh phả hoại lần thứ nhất của Mĩ trọng tâm, cao điểm không phải Hà Nội, Hải Phòng nên loại phương án A. Vậy phương án còn lại là B.
Câu 110:
Mục tiêu cao nhất mà Mĩ hướng đến khi tiến hành ném bom Hà Nội, Hải Phòng là gì?
Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế, dân cư, chính trị... của miền Bắc Việt Nam. Việc sử dụng sức mạnh quân sự “với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam” để “quét sạch” “các trung tâm dân cư cũng như các mục tiêu quân sự” và làm cho những mục tiêu này chỉ còn là “đống gạch vụn”. Mục tiêu trước mắt chính là nhằm “làm tê liệt đời sống hàng ngày của Hà Nội và Hải Phòng và phá hủy khả năng của Bắc Việt Nam, ủng hộ các lực lượng của Nam Việt Nam”. Sau khi đạt được những mục tiêu đó, Lầu Năm Góc hi vọng sẽ buộc Việt Nam phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ, đây chính là mục tiêu cao nhất của cuộc tập kích chiến lược này.
Cách khác: Dùng phương pháp phân tích, suy luận. Các phương án. Tiêu diệt trung tâm dân cư và mục tiêu quân sự; Làm tê liệt đời sống hàng ngày của người dân; Ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam là những mục tiêu trước mắt, những hiệu quả thấy ngay sau khi tiến hành cuộc tập kích này. Đó có thể xem là mục đích trước mắt. Vậy phương án còn lại cuối cùng chắc chắn là mục tiêu cao nhất.
Câu 111:
Ở Hoa Kì, các đồng bằng lớn phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Quan sát lược đồ địa hình và khoáng sản của Hoa Kì kết hợp vận dụng kiến thức địa lí tự nhiên của Hoa Kì. Vùng phía Đông gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.
Cách khác: Nhớ lại tên các đồng bằng lớn của nước Mĩ là. Đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, Đồng bằng ven vịnh Mêhicô. Các đồng bằng này đều nằm ở phía Đông.
Câu 112:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư của Liên bang Nga?
Liên bang Nga là nước đông dân, đứng thứ 9 trên thế giới (năm 2020) với số dân cùng thời điểm là 145,8 triệu người. Tuy nhiên, do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi. Liên bang Nga cũng là nước có nhiều dân tộc.
Cách khác: Học sinh nhớ lại hình dạng tháp dân số Liên bang Nga, đáy thu hẹp và phần thân phình to, thể hiện mức sinh có xu hướng giảm nên không thể có đặc điểm dân số tăng nhanh khi mức sinh giảm được. Vì vậy, phương án cần chọn là dân số tăng nhanh.
Câu 113:
Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta giáp với quốc gia nào sau đây?
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam –Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100 km. Việt Nam không có đường biên giới trên đất liền với Thái Lan.
Cách khác: Học sinh nhớ lại hình dáng của lãnh thổ Việt Nam, cong hình chữ S, kéo dài theo chiều Bắc - Nam phần phía Bắc giáp với Trung Quốc, Tây Bắc và phía Tây giáp Lào và Campuchia, biên giới với Lào kéo dài từ Điện Biên đến Kon Tum, chiếm phần lớn đường biên giới trên bộ của Việt Nam.
Câu 114:
Điểm khác biệt cơ bản giữa dải đồng bằng ven biển với đồng bằng châu thổ sông ở nước ta là:
Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành các đồng bằng ven biển nên đất ở đây thường nhiều cát và ít phù sa thích hợp trồng lạc, đậu tương. Còn đồng bằng châu thổ sông ở nước ta được hình thành do phù sa sông bồi đắp nên đất giàu dinh dưỡng, màu mỡ thích hợp trồng cây lúa nước. Ngoài ra trong quá trình khai thác nhân dân xây dựng đê, kênh rạch,... nên đã chia đồng bằng thành các ô nhỏ.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp loại trừ.
- Loại phương án A vì đây không phải đặc điểm của đồng bằng ven biển, đồng bằng ven biển do các dãy núi ăn ra biển nên bị cắt xẻ mạnh chứ không phải bị chia cắt thành các ô nhỏ.
- Loại phương án B vì đồng bằng ven biển không thể có nhiều phù sa sông.
- Loại phương án D vì đây là điểm chung của cả đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ sông.
Vì vậy phương án còn lại là phương án C.
Câu 115:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết đảo Biện Sơn thuộc tỉnh nào?
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tìm vị trí đảo Biện Sơn, xác định thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Cách khác: Học sinh sử dụng kiến thức xã hội liên quan đến địa danh Biện Sơn, gắn liền với tỉnh Thanh Hóa để xác định phương án đúng.
Câu 116:
Cho biểu đồ về thủy sản nuôi trồng của nước ta năm 2010 và 2017.
![Cho biểu đồ về thủy sản nuôi trồng của nước ta năm 2010 và 2017. Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018 Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta. B. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta. C. Tình hình phát triển sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta. (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid0-1699424090.png)
Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Nhận dạng biểu đồ là dạng hình tròn thể hiện tỉ trọng của các đối tượng địa lí và bán kính khác nhau → Biểu đồ trên thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp phân tích để loại trừ phương án nhiễu
- Loại phương án C và D vì biểu đồ là dạng hình tròn nên sẽ không thể hiện tình hình phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng.
- Loại phương án B vì mặc dù nội dung phương án có từ khóa cơ cấu nhưng chỉ có mốc thời gian là 2010 và 2017 không đủ để đánh giá sự chuyển dịch.
Vì vậy, phương án cần chọn là phương án A. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta.
Câu 117:
Đường Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến điểm cuối là
Quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả nước, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên). Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau). Học sinh cũng có thể sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 để trả lời câu hỏi.
Câu 118:
Ở nước ta hiện nay, các tỉnh nào sau đây có diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất?
Nước ta có nhiều sông suối và kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45 % thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Ngoài ra, có thể sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 (bản đồ thủy sản) dùng phương pháp loại trừ để tìm ra phương án đúng.
Câu 119:
Vùng kinh tế nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta?
Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trên 101 nghìn km, Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích 44,4 nghìn km2, Bắc Trung Bộ có diện tích 51,5 nghìn km2, Tây Nguyên có diện tích 54,7 nghìn km2. Như vậy, vùng có diện tích tự nhiên lớn nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ngoài ra, học sinh cũng có thể sử dụng Atlat, so sánh diện tích các vùng trong đề bài để tìm ra đáp án.
Câu 120:
Việc phát triển giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu là:
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở năng lượng của vùng Bắc Trung Bộ còn chậm phát triển, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào phát triển, nhất là công nghiệp. Chính vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay, cảng biển,…) sẽ thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Cách khác: Học sinh sử dụng phương pháp loại trừ, phân tích để tìm phương án đúng.
- Loại phương án B vì đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Loại phương án C vì Bắc Trung Bộ không phải vùng có thế mạnh nổi bật về khoáng sản.
- Loại phương án D vì đúng nhưng chưa đầy đủ, không khái quát bằng phương án A.
Tổng kết các phương án đều có ý đúng nhưng chú ý từ khóa “chủ yếu” trong câu dẫn thì phương án cần phải đầy đủ và bao quát nhất. Vì vậy, nên chọn phương án A.
Câu 121:
Khi cho hai quả cầu A mang điện tích q1 và quả cầu B mang điện tích q2 đặt gần nhau thì thấy chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đây là bài toán tương tác giữa điện. Để giải được bài toán này chúng ta cần nhớ
+ Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
+ Hai điện tích trái dấu thì hút nhau.
Hai quả cầu A và B đẩy nhau → q1.q2 >0, hay q1 và q2 cùng dấu nhau.
Câu 122:
Hình ảnh bên là hình ảnh bếp từ thường được sử dụng trong gia đình. Vậy bếp từ hoạt động dựa trên
Bếp từ có cấu tạo gồm cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao có thể thay đổi được, ta chỉnh nhiệt độ bằng cách thay đổi tần số. Từ trường dao động tạo ra một từ thông liên tục từ hóa nồi, ngay lúc này nồi đóng vai trò như lõi từ của máy biến áp. Điều này đã tạo ra dòng điện xoáy (chúng ta còn gọi là dòng điện Fu-cô) lớn ở trong nồi. Vì có tác dụng của dòng Fu-cô, nồi nấu chịu tác dụng của lực hãm điện từ gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun - Lenxơ và làm nóng đáy nồi dẫn đến làm nóng thức ăn bên trong. Vì vậy bếp từ hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
![Hình ảnh bên là hình ảnh bếp từ thường được sử dụng trong gia đình. Vậy bếp từ hoạt động dựa trên A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. hiện tượng cộng hưởng điện. C. tác dụng nhiệt của dòng điện. D. tác dụng quang của dòng điện. (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid1-1699424335.png)
Câu 124:
Số nơtron có trong hạt nhân là:
Hạt nhân nguyên tử được kí hiệu với Z là số proton của hạt nhân, A là số khối, khi đó số nơtron trong hạt nhân là
Hạt nhân của nguyên tử O có số proton Z = 8 và số khối A= 16→ Số nơtron trong hạt nhân là.
Câu 125:
Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, Electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 4,77.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
Đây là dạng bài cơ bản nhất của bài toán về mẫu nguyên tử Bo. Đối với bài toán này chúng ta cần nhớ. đối với nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với binh phương các số nguyên liên tiếp. với r0 là bán kính Bo.
.
Ứng với giá trị n = 2 ta có lectron chuyển động trên quỹ đạo M.
Câu 126:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng A phát ra từ nguồn sáng S, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 2, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S,S, một lượng Aa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 7k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm thì tại M là:
Đây là bài toán xác định đặc điểm của vân giao thoa tại một vị trí xác định khi thay đổi điều kiện giao thoa, cụ thể ở bài này là thay đổi khoảng cách a giữa hai khe S1 và S2. Đối với bài toán này chúng ta cần xác định được mối liên hệ giữa khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 và khoảng thay đổi .
Ta có:
Câu 127:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa. Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động. Biểu thức cùng đơn vị với biểu thức
Đây là bài toán về sự tương tự giữa các đại lượng trong dao động điều hòa và dao động điện tử. Đối với bài toán này chúng ta cần nhớ được bảng sau.
Đại lượng cơ |
Đại lượng điện |
x |
q |
v |
i |
m |
L |
k |
|
F |
u |
|
R |
Biểu thức có đơn vị rad/s cùng đơn vị với biểu thức
Câu 130:
Đặt điện áp (và không đổi ) vào hai đầu một mạch điện gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ mạch điện theo độ lệch pha giữa điện áp u so với dòng điện qua mạch. Khi biến trở có giá trị lần lượt là và thì độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện tương ứng là và . Biểu thức có giá trị là:
![Đặt điện áp u= u0 cos wt( U0 và w không đổi ) vào hai đầu một mạch điện gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ mạch điện theo độ lệch pha giữa điện áp u so với dòng điện qua mạch. Khi biến trở có giá trị lần lượt là và thì độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện tương ứng là và . Biểu thức có giá trị là: (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid6-1699425196.png)
Câu 131:
Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
Cách 1:
Dung dịch chứa chất mà ion của chất đó tạo môi trường trung tính sẽ không làm đổi màu của quỳ tím. Một số ion tạo môi trường trung tính thường gặp:
- Jon của kim loại mạnh: Na+, K+, Ca2+, Ba2+, .
- Ion của gốc axit mạnh: SO42-, NO3-, CI-, ...
→ Chọn Na2SO4 vì Na2SO4 tạo bởi ion Na+ và SO42- là các ion tạo môi trường trung tính.
Cách 2: Dùng phương pháp loại trừ:
- HCI là axit nên dung dịch HCl sẽ làm quỳ tím chuyển màu đỏ → Loại.
- HCIO4 là axit nên dung dịch HClO4 sẽ làm quỳ tím chuyển màu đỏ → Loại.
- Ba(OH)2 là bazơ nên dung dịch Ba(OH)2 sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh → Loại.
→ Dung dịch chất không làm quỳ tím chuyển màu là Na2SO4.
Câu 132:
Nitơ phản ứng được với nhóm các đơn chất nào dưới đây tạo ra hợp chất khí?
Thông thường, trong đa phần các phản ứng của nitơ, thì nitơ phản ứng với các chất khí sẽ tạo ra hợp chất khí. Xét các phương án đề bài cho sẽ thấy chỉ có O2 và H2 là các khí, mặt khác các khí này đều phản ứng được với N2 theo các phản ứng sau:
(Khí NO)
(Khí NH3)
→ Chọn O2; H2
Câu 133:
Khi cho anilin vào ống nghiệm chứa nước, hiện tượng quan sát được là:
Anilin là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, rất độc, tan ít trong nước nhưng tan trong etanol và benzen. → Khi cho anilin vào ống nghiệm chứa nước, hiện tượng quan sát được là anilin ít tan, làm đục dung dịch rồi lắng xuống đáy (tách lớp).
Câu 138:
Cho một lá sắt nhỏ tác dụng với dung dịch H2SO4. Thể tích khí H2 thu được tương ứng với thời gian đo được như sau:
![Cho một lá sắt nhỏ tác dụng với dung dịch H2SO4. Thể tích khí H2 thu được tương ứng với thời gian đo được như sau: Trong thời gian 1 phút, lượng Hạ thoát ra lớn nhất là bao nhiêu ml? A. 40 ml. B. 68 ml. C. 47 ml. D. 42 ml. (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2023/11/blobid13-1699425631.png)
Trong thời gian 1 phút, lượng Hạ thoát ra lớn nhất là bao nhiêu ml?
- Phân tích:
+ Để bài cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc về thể tích hơi H2 tạo ra theo thời gian khi cho Fe phản ứng với dung dịch H2SO4
+ Quan sát đồ thị ta thấy trục hoành biểu diễn thời gian. Trục tung biểu diễn thể tích hơi H2
+ Để xác định trong thời gian 1 phút, lượng H2 thoát ra lớn nhất là bao nhiêu ml thì ta có thể dựa vào độ dốc của mỗi đoạn (đoạn càng dốc chứng tỏ H2 tạo ra càng nhiều) hoặc dựa vào hiệu thể tích khí H2 tạo ra ở các thời điểm cách nhau 1 phút (giá trị hiệu số càng lớn thì thể tích H2 tạo ra càng nhiều).
+ Lời giải:
Quan sát đồ thị ta thấy, ở thời điểm từ 2 phút đến 3 phút đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích khí H2 vào thời gian có độ dốc lớn nhất tức lượng khí H2 được tạo ra là nhiều nhất = 50 - 10 =40 ml.
Câu 141:
Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây trong lục lạp?
- Pha sáng quang hợp diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp.
+ Pha sáng là chuỗi phản ứng sáng trong đó nhờ các máy quang hợp gồm các quang hệ thống và các protein chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp thực hiện hấp thu ánh sáng, chuyển hóa quang năng thàn hóa năng dự trữ trong ATP và NADPH, đồng thời thực hiện quang phân li nước để tạo ra O2, H+ và electron. Pha sáng xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp → Đáp án: D.
Câu 142:
Hoocmôn nào sau đây thuộc nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng?
- Axit Abxixic là hoocmon thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.
- Phytohormone hay còn gọi là hoocmon thực vật là các chất với hàm lượng nhỏ có thể tác dụng điều khiển các hoạt động sinh lí của cơ thể thực vật và chúng chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm chất kích thích sinh trưởng gồm Auxin, GA (Giberellin) và Cytokinin
+ Nhóm ức chế sinh trưởng gồm Axit abxixic và ethylen
→ Đáp án: C.
Câu 143:
Khi một người hấp thu một lượng lớn muối qua thức ăn thì lượng nước tiểu chính thức sẽ
- Ăn mặn sẽ dẫn đến tăng hấp thu nước vào trong máu nên hàm lượng nước tiểu tạo ra ít hơn. - Khi hấp thu một lượng muối cao vào trong máu qua thức ăn, quá trình thải nước và các chất thải ở cầu thận thông qua quá trình lọc máu vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, tín hiệu hàm lượng máu cao trong máu khiến quá trình tái hấp thu nước ở ống thận gia tăng do vậy lượng nước tiểu chính thức tạo ra sẽ ít đi.
→ Đáp án: B.
Câu 144:
Nếu xuất hiện một đột biến điểm ở opêron Lac của vi khuẩn E. coli thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, do cụm gen Z, Y, A đều được điều hòa bởi một trình tự điều hòa chung do vậy nếu chuỗi polypeptide gen gen A vẫn được tạo ra chứng tỏ cả đoạn mARN chứa 3 gen Z, Y, A đều được tạo ra qua quá trình phiên mã.
B. Sai, đột biến tại vùng O của operon khiến protein ức chế không bám được vào operator làm cho operon không bị ức chế phiên mã và do vậy enzyme ARN polymerase sẽ tham gia phiên mã và quá trình phiên mã được thực hiện.
C. Sai, đột biến xảy ra ở vùng P của gen điều hòa có thể khiến enzyme ARN polymerase không phiên mã được gen điều hòa và do đó không tạo ra protein ức chế, khi đó operon không bị ức chế và được phiên mã.
D. Đúng, giống như giải thích ý A, do cụm gen Z, Y, A được điều khiển bởi cùng 1 trình tự điều hòa và do đó nếu gen Y không được phiên mã thì gen Z và A cũng không được phiên mã.
→Đáp án: D.
Câu 145:
Gen mã hóa cho hoocmôn insluin ở người là một trong những gen được giải trình tự rất sớm phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu và điều trị bệnh tiểu đường. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể số 11 và chứa 4044 cặp nucleotit với số lượng nucleotit trên mạch gốc gồm 680A, 1239X, 1417G và 708T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về gen insulin và các vấn đề liên quan?
I. Hàm lượng cao insulin trong máu do sự biểu hiện gen khiến con người mắc bệnh tiểu đường.
II. Trên mạch gốc, số lượng A khác T và G khác X là một gợi ý cho thấy gen này là một phân tử ADN mạch đơn.
III. Gen này giàu G - X và do đó nhiệt độ nóng chảy của gen (nhiệt độ tách 2 mạch đơn) cao hơn so với các gen cân bằng tỉ lệ G - X và A-T.
IV. Chiều dài của alen được giải trình tự kể trên có giá trị 687,48 nm.
V. Tinh trạng khả năng sản xuất insulin ở người được di truyền theo quy luật di truyền liên kết giới tính. VI. Số liên kết hiđro xuất hiện trong gen này là 10744 liên kết.
I. Sai, cần nhớ rằng insulin là hormone tham gia điều hòa hàm lượng đường trong máu, chức năng của nó là tham gia điều hòa hạ đường huyết nhờ thúc đẩy quá trình hấp thu đường trong máu vào gan và tổng hợp thành glycogen. Do vậy, hàm lượng cao insulin trong máu giúp làm hạ đường huyết chứ không phải gây ra tiểu đường.
II. Sai, đây chỉ là 1 mạch đơn của gen và do đó số lượng A khác T, G khác X chứ không phải là thông tin cho thấy phân tử ADN này là ADN mạch đơn.
III. Đúng, tỉ lệ G - X rất cao so với A - T do vậy số liên kết hiđro của gen này nhiều, độ bền nhiệt cao và nhiệt độ nóng chảy cao.
IV. Sai, chiều dài của đoạn gen (chính alen được giải trình tự) = 4044 x 0,34 nm = 1374,96 nm
(nhớ rằng 1nm= 10A°)
V. Sai, gen này nằm trên NST số 11 là một NST thường và do đó không di truyền theo quy luật di truyền liên kết giới tính.
VI. Đúng, số liên kết hiđro được tính theo công thức
Câu 146:
Trong kĩ thuật vi nhân giống ở thực vật từ một cây ban đầu làm vật liệu nhân giống (kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật để tạo ra các cây giống con), về mặt lí thuyết các cây giống được tạo ra
Trong kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào nhằm mục đích nhân giống cây trồng, các cây giống ban đầu có năng suất cao, phẩm chất tốt được dùng làm vật liệu khởi đầu. Các mô sống (chủ yếu là đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn của cây) được tách để lấy mô phân sinh và thực hiện các bước nuôi cấy mô. Quy trình này dựa trên quá trình nguyên phân của tế bào thực vật. Do đó:
A. Sai, các cây giống sinh ra có kiểu gen giống nhau nên không có phổ biến dị phong phú.
B. Đúng, các cây con sinh ra có kiểu gen giống nhau và giống cây ban đầu do đó duy trì được đặc tính của cây ban đầu.
C. Sai, dù có kiểu gen giống nhau nhưng khi được trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau thì do thường biến chúng sẽ tạo ra các kiểu hình khác nhau (hiện tượng thường biến hay tính mềm dẻo kiểu hình).
D. Sai, các cá thể sinh ra vẫn duy trì đặc tính của cây ban đầu, nếu cây ban đầu có thể sinh sản hữu tính được thì chủng hoàn toàn có thể sinh sản hữu tính, trừ cây không sinh sản hữu tính được như chuối chẳng hạn.
Câu 147:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, phát biểu nào sau đây sai?
Hình thành loài bằng cách li địa lí là hiện tượng 2 quần thể bị cách li địa lí (chướng ngại địa lí như núi cao, sông sâu, biển rộng hay khoảng cách địa lí rất lớn) khiến chúng không thể giao thoa di truyền và do vậy duy trì sự khác biệt về cấu trúc di truyền giữa 2 quần thể gây ra bởi các nhân tố tiến hóa, theo thời gian hai quần thể không còn có khả năng giao phối sinh ra đời con hữu thụ nữa là thời điểm 2 quần thể tách nhau thành 2 loài khác nhau.
A. Đúng, hình thức này có ở cả động vật và thực vật.
B. Đúng, cách li địa lí tạo điều kiện cho sự phân hóa vốn gen gây ra bởi các nhân tố tiến hóa tác động lên quần thể theo những cách thức khác nhau.
C.Sai, điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật mà là do sự biểu hiện của kiểu gen là kết quả của quá trình tái tổ hợp di truyền trong sinh sản hữu tính.
D. Đúng, bản chất hình thành loài là sự phân hóa vốn gen dẫn đến một sự khác biệt đủ lớn và 2 quần thể không còn sinh con chung hữu thụ được nữa.
→ Đáp án: B.
Câu 148:
Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoảng trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là:
Để đánh giá mối quan hệ giữa các cặp sinh vật, cần hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ: Hỗ trợ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác
Đối kháng: Ăn thịt - con mồi; kí sinh - kí chủ; ức chế - cảm nhiễm và cạnh tranh.
Kiến và dây leo: Hai bên sống cùng nhau, dây leo cho kiến chỗ ở; kiến cho dây leo dinh dưỡng và sự bảo vệ, cây có thể sống độc lập với kiến do đó đây là mối quan hệ hợp tác.
Dây leo và thân gỗ: Quan hệ hội sinh, dây leo được sống bám trên cây thân gỗ nhưng không hút chất dinh dưỡng mà chỉ là nơi bám để vươn lên, dây leo có lợi song cây thân gỗ không có lợi cũng không có hại đây là mối quan hệ hội sinh.
Kiến và cây thân gỗ: Kiến bảo vệ cây do tiêu diệt sâu hại, cây cho kiến nơi ở do vậy 2 đối tượng này có mối quan hệ hợp tác.
→ Đáp án: C.
Câu 149:
Loài A có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 21°C đến 35°C, giới hạn sinh thái về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
Để trả lời được câu hỏi này, thí sinh cần hiểu về giới hạn sinh thái và khoảng giá trị sinh thái mà sinh vật có thể sống sót.
Giới hạn sinh thái của loài A về nhiệt độ là từ 21°C đến 35°C chứng tỏ loài này chỉ sống trong khoảng nhiệt độ này, nếu nhiệt độ thấp hơn 21°C ( ý A) và cao hơn 35°C (ý B và D) thì chúng không sống được.
Giới hạn sinh thái của loài A về độ ẩm là từ 74% đến 96% và do đó độ ẩm nhỏ hơn 74% (ý A, B) và lớn hơn 96% (ý A, D) thì chúng không sống được.
Kết hợp các điều kiện trên thì chỉ ý C với nhiệt độ từ 22°C đến 30°C và độ ẩm từ 75% đến 90% là loài này sống tốt. → Đáp án: C.
Câu 150:
Nghiên cứu sự di truyền của tính trạng bệnh rối loạn chuyển hóa phenyalanin (PKU) ở một gia đình người ta nhận thấy một bé gái sinh ra với các triệu chứng của bệnh PKU trong khi bố, mẹ và chị gái cũng như anh trai của bé gái không mắc bệnh. Khi điều tra phía họ ngoại, người ta ghi nhận rằng ông bà ngoại của cô bé không bị bệnh nhưng bác ruột (anh trai của mẹ) mang các triệu chứng bệnh. Nếu mẹ của cô bé trên lại đang mang thì đứa con tiếp theo thì xác suất để đứa con đó lành bệnh là bao nhiêu %?
Đây là một bài toán mà dữ kiện ra đề thừa để giải quyết, thí sinh cần có năng lực đọc hiểu và nhận diện đề.
Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng
Do bố mẹ đều lành bệnh mà sinh con bị bệnh chứng tỏ bệnh do gen lặn chi phối; đứa con bị bệnh là con gái chứng tỏ gen lặn này nằm trên NST thường và đứa con gái có kiểu gen aa vì nếu nằm trên NST giới tính X thì kiểu gen của con gái là XaXa nên người bố có kiểu gen XaY và bị bệnh (trái thực tế).
Bố mẹ lành bệnh mà sinh con gái bị bệnh chứng tỏ cặp bố mẹ này đều có kiểu gen Aa.
Không cần sử dụng các dữ liệu khác, chúng ta tiếp tục thực hiện tính toán xác suất với cặp vợ chống nảy khi họ sinh đứa con tiếp theo vì xác suất của đứa con này hoàn toàn độc lập với các đứa con trước đó.
Phép lai
Do vậy, xác suất họ sinh con lành bệnh là 3/4 hay 75%.