Chủ nhật, 26/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 13)

  • 3612 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dẫn từ từ CO2 vào dung dịch chỉ chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 tạo thành theo số mol CO2.

Dẫn từ từ CO2 vào dung dịch chỉ chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc (ảnh 1)

Giá trị của x là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

1) Ba(OH)2  + CO2 → BaCO3 + H2O

(2) BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Xét tại thời điểm BaCO3 tối đa thì chỉ có phản ứng (1) xảy ra

Xét tại thời điểm nCO2 = 0,025 mol thì xảy ra cả (1) và (2)

→ lượng kết tủa bị CO2 hòa tan một phần

Giải chi tiết:

(1) Ba(OH)2  + CO2 → BaCO3 + H2O

(2) BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Xét tại thời điểm BaCO3 tối đa thì phản ứng (1) vừa kết thúc => nBaCO3 = nCO2 = nBa(OH)2 = 0,02 mol

Xét tại thời điểm nCO2 = 0,025 mol thì BaCO3 đã bị hòa tan một phần => Xảy ra (1) và (2)

                                  (1) Ba(OH)2  + CO2 → BaCO3 + H2O

                                         0,02  →     0,02 →   0,02                 mol

                                  (2) BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Trước phản ứng:               0,02       0,005                                  mol

Phản ứng:                         0,005 ← 0,005 →            0,005        mol

Sau phản ứng:                  0,015          0                     0,005       mol

→ x = nBaCO3 = 0,015 mol


Câu 2:

Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

- Phân đạm cung cấp nguyên tố N

- Phân lân cung cấp nguyên tố P

- Phân kali cung cấp nguyên tố K

Giải chi tiết:

Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N)


Câu 3:

Không nên bón phân urê cho cây trồng cùng lúc với
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Khi bón phân ure thì phân sẽ chuyển hóa thành (NH4)2CO3

Nhận định ảnh hưởng của từng loại phân đến (NH4)2CO3 (thông qua chuyển thành NH3).

Giải chi tiết:

Không nên bón phân urê cho cây trồng cùng lúc với vôi sống vì:

CO(NH2)2 + 2H2O → (NH4)2CO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 + 2NH3 + H2O

→ Như vậy sẽ làm mất NH4+ để cung cấp cho cây, đồng thời mất lượng OH- để khử chua đất.


Câu 4:

Dung dịch HNO3 0,01M có pH bằng
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

pH = - log[H+]

Giải chi tiết:

HNO3 là chất điện li mạnh, khi hòa tan trong nước điện li hoàn toàn thành ion:

HNO3  →  H+ + NO3-

0,01M → 0,01M

→ [H+] = 0,01M → pH = -log 0,01 = 2


Câu 5:

Dung dịch X gồm 0,05 mol Na+, 0,04 mol Cl-, 0,03 mol SO42- và Mg2+. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

- Bảo toàn điện tích → nMg2+

- mrắn = mion

Giải chi tiết:

- Bảo toàn điện tích: nNa+ + 2nMg2+ = nCl- + 2nSO42-

→ 0,05 + 2nMg2+ = 0,04 + 2.0,03 → nMg2+ = 0,025 mol

- Ta có: mmuối = mion = mNa+ + mMg2+ + mCl- + mSO42- = 0,05.23 + 0,025.24 + 0,04.35,5 + 0,03.96 = 6,05 gam 


Câu 6:

Một loại nước thải công nghiệp có pH = 3,5. Nước thải đó có môi trường
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Nếu pH < 7 => MT axit

Nếu pH = 7 => MT trung tính

Nếu pH > 7 => MT bazơ

Giải chi tiết:

Nước thải có pH = 3,5 < 7 → nước thải mang môi trường axit


Câu 7:

Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch Y chứa 8m gam muối và x mol một chất khí duy nhất là N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, kết thúc thí nghiệm có 25,84 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị của x gần nhất với
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Khi cho m g Al vào thì → mAl(NO3)3 = (m/27).213 < 8m → Muối có NH4NO3 → nNH4NO3 theo m

- Viết các quá trình cho - nhận e. Áp dụng định luật bảo toàn e => Phương trình (1) ẩn m, x

- Khi cho NaOH vào Y:         NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3 + H2O

                                               4NaOH + Al(NO3)3 → 3NaNO3 + NaAlO2 + 2H2O

Từ số mol NaOH phản ứng => Phương trình (2) ẩn m, x

Giải hệ (1) và (2) tìm được m và x.

Giải chi tiết:

Khi cho m g Al vào thì → mAl(NO3)3 = (m/27).213 < 8m → Muối có NH4NO3

Ta có: nAl  = m27  mol → nNH4NO3 = 8m213.m2780=m720  mol

QT cho e: Al → Al+3 + 3e

QT nhận e: 2N+5 + 8e → 2N+1 ; N+5 + 8e → N-3

- Bảo toàn e: 3nAl = 8nN2O + 8nNH4NO3 =>  m27.3=8x+8.m720 (1)

- Khi cho NaOH vào Y:         NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3 + H2O

                                               4NaOH + Al(NO3)3 → 3NaNO3 + NaAlO2 + 2H2O

→ nNaOH phản ứng = nNH4NO3 + 4nAl(NO3)3 → 0,646 =  m720+4.m27 → m = 4,32 gam (2)

Từ (1) và (2) suy ra x = 0,054 mol → x gần nhất với 0,055


Câu 8:

Trong công nghiệp, axit nitric được tổng hợp từ amoniac qua ba giai đoạn với hiệu suất của toàn bộ quá trình đạt 96%. Theo quá trình trên, từ 4 tấn amoniac người ta thu được m tấn dung dịch HNO3 60%. Giá trị của m là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Sơ đồ tổng hợp HNO3: NH3 → NO → NO2 → HNO3

Theo lý thuyết:             17g (1mol)          →        63 g (1mol)

                                      4 tấn                  →           ? tấn

Thực tế H = 96% nên mHNO3 thực tế = mlý thuyết . 96% → mdd HNO3

Giải chi tiết:

Sơ đồ tổng hợp HNO3: NH3 → NO → NO2 → HNO3

Theo lý thuyết:             17g (1mol)          →        63 g (1mol)

                                     4 tấn                  →        4.63/17 = 14,82 tấn

Cả quá trình hiệu suất phản ứng là H = 96% => mHNO3 thực tế = 14,82 . 96% = 14,23 tấn

Khối lượng dung dịch HNO3 60% thu được thực tế là: mdd HNO3 = mHNO3thucteC%.100%=14,2360%.100%  = 23,72 tấn


Câu 9:

Silic tan được trong dung dịch của chất nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Silic tan được trong dung dịch NaOH: 2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2


Câu 10:

Chất nào sau đây là chất điện li?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Chất điện li gồm có axit, bazo và muối.

Giải chi tiết:

Chất điện li là HNO3 (axit).


Câu 11:

Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng xảy ra là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Viết PTHH → hiện tượng.

Giải chi tiết:

Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaHCO3: HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2

→ Hiện tượng là thoát ra khí không màu


Câu 12:

Ứng dụng phổ biến nhất của amoni nitrat là làm phân bón, thuốc nổ quân sự. Amoni nitrat có công thức hóa học là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Amoni nitrat có công thức hóa học là NH4NO3.


Câu 13:

Phản ứng NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O có phương trình ion thu gọn là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:

+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.

Giải chi tiết:

PT phân tử: NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

+ Phương trình ion đầy đủ: Na+ + OH- + H+ + NO3- → Na+ + NO3- + H2O

+ Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O


Câu 14:

Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

C hoạt tính có khả năng hấp phụ cao nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc.


Câu 15:

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây: Bên trong bình, lúc đầu có chứa khí X. Hiện tượng xảy (ảnh 1)

Bên trong bình, lúc đầu có chứa khí X. Hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm: nước phun mạnh vào bình và chuyển thành màu hồng. Khí X là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

- Vì nước phun mạnh vào bình chứa khí X nên khí X tan tốt trong nước

- Nước chứa phenolphthalein chuyển màu hồng nên X tác dụng H2O tạo thành dung dịch có tính bazo

→ X

Giải chi tiết:

- Vì nước phun mạnh vào bình chứa khí X nên khí X tan tốt trong nước (khi bị hòa tan thì thể tích khí trong bình giảm nên nước phun vào bình).

- Nước chứa phenolphthalein chuyển màu hồng nên X tác dụng H2O tạo thành dung dịch có tính bazo

Vậy X là NH3


Câu 17:

b) Na2CO3 + HCl →
Xem đáp án

b) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2


Câu 18:

c) P + Ca t0
Xem đáp án
c) 2P + 3Ca t0 Ca3P2  

Câu 20:

Bảng dưới đây ghi lại kết quả quan sát khi nhỏ dung dịch Ca(OH)2 vào các ống nghiệm (1), (2), (3), đun nóng đựng một trong các dung dịch NaNO3, (NH4)2CO3, K3PO4 không theo thứ tự.

Ống nghiệm

(1)

(2)

(3)

Hiện tượng

Xuất hiện kết tủa trắng

Không hiện tượng

Xuất hiện kết tủa trắng và thoát ra khí mùi khai

a) Các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt chứa dung dịch của chất nào?

b) Viết phương trình hóa học xảy ra.

Xem đáp án

a.

Phương pháp giải:

Dựa vào các PTHH xảy ra khi cho Ca(OH)2 vào các dung dịch NaNO3, (NH4)2CO3 và K3PO4 → Nhận định hiện tượng

Giải chi tiết:

Xét ống 1: Chất trong ống (1) + Ca(OH)2 → Kết tủa trắng nên ống 1 chứa K3PO4

Xét ống 2: Chất trong ống (2) + Ca(OH)2 → Không hiện tượng nên ống 2 là NaNO3

Xét ống 3: Chất trong ống (3) + Ca(OH)2 → Khí mùi khai (NH3) và kết tủa trắng → chứa (NH4)2CO3

b.

2K3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2↓ + 6KOH

(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O


Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được 336 ml khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 3H2O

Giải chi tiết:

nNO2 = 015 mol

PTHH: Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 3H2O

           0,0075                         ←          0,015              mol

→ m = mMg = 0,0075.24 = 0,18 gam


Câu 22:

Một cái ao dùng để nuôi thủy sản chứa 5000 m3 nước có pH = 4,2. Trước khi nuôi, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách hòa m gam vôi sống (nguyên chất) vào nước trong ao. Tính giá trị m.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Ta có: [H+] = 10-pH → nH+ = [H+] .V

PTHH: CaO + 2H+  → Ca2+ + H2O

Để pH = 7 thì toàn bộ H+ phản ứng hết với CaO nên nCaO = ½ nH+

Giải chi tiết:

Ta có: [H+] = 10-4,2 → nH+ = [H+] .V = 10-4,2 . 5000 . 103 = 315,48 mol

PTHH: CaO + 2H+  → Ca2+ + H2O

Để pH = 7 thì toàn bộ H+ phản ứng hết với CaO nên nCaO = ½ nH+ = 315,48 : 2 = 157,74 mol

→ m = mCaO = 157,74 . 56 = 8833,44 gam


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương