15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22. Sự ăn mòn kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22. Sự ăn mòn kim loại có đáp án
-
39 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Khi một vật bằng sắt tây (sát tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trình nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Sắt mạnh hơn thiếc nên sẽ bị ăn mòn điện hoá.
Câu 2:
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Kẽm mạnh hơn sắt nên sẽ bị ăn mòn trước, vỏ tàu bằng thép (có thành phần chính là sắt) sẽ được bảo vệ.
Câu 3:
Biết ion Pb2+ trong dung dịch oxi hoá được Sn. Hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện và nhúng vào dung dịch HCl thì chất bị ăn mòn điện hoá là
Đáp án đúng là: C
Trong ăn mòn điện hoá, kim loại có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn, kim loại có tính khử yếu hơn được bảo vệ nên chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
Câu 4:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
(2) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.
(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.
(4) Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.
Số thí nghiệm có xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa là
Đáp án đúng là: D
Ăn mòn điện hóa xảy ra khi có cặp điện cực tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li:
(1) Cặp điện cực Fe – C tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
(3) Cặp điện cực Zn − Ag (do có phản ứng Zn + AgNO3 → Ag + Zn(NO3)2) tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
(4) Cặp điện cực Zn – Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
Câu 5:
Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
Đáp án đúng là: B
Sắt là kim loại mạnh hơn nên sẽ bị ăn mòn điện hóa.
Câu 6:
Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?
Đáp án đúng là: B
Có cặp điện cực Fe − Cu do có phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Như vậy khi nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học do có cặp điện cực khác nhau về bản chất, cùng tiếp xúc trực tiếp với nhau trong môi trường chất điện li.
Câu 7:
Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Kim loại M là
Đáp án đúng là: C
Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm nên kim loại M phải có tính khử yếu hơn Fe.
Dựa vào dãy điện hóa, ta xác định được kim loại có tính khử yếu hơn Fe trong 4 kim loại: Mg, Al, Cu, Zn là Cu.
Câu 8:
Lần lượt nối thanh Zn với mỗi kim loại sau đây và cho vào dung dịch HCl. Để Zn bị ăn mòn điện hóa thì cần nối với kim loại nào?
Đáp án đúng là: C
Khi nối thanh Zn với Ag thì Zn là kim loại mạnh hơn nên bị ăn mòn điện hóa.
Câu 9:
Ngâm một lá sắt trong dung dịch HCl, sắt bị ăn mòn chậm. Nếu cho thêm dung dịch CuSO4 vào dung dịch acid thì sắt bị ăn mòn
Đáp án đúng là: C
Có cặp điện cực Fe − Cu do có phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Như vậy khi cho thêm dung dịch CuSO4 vào dung dịch acid có lá sắt sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học do có cặp điện cực khác nhau về bản chất, tiếp xúc trực tiếp với nhau trong môi trường chất điện li. Quá trình ăn mòn điện hóa sẽ nhanh hơn ăn mòn hóa học.
Câu 10:
Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl; b) CuCl2; c) FeCl3; d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
Đáp án đúng là: C
Ở b) và d) có cặp điện cực Fe−Cu (do có phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu) tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng nhúng trong dung dịch chất điện li, nên xảy ra ăn mòn điện hóa.
Ở c) xảy ra phản ứng 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2, không có cặp điện cực nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.