Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án (Nhận biết)
-
517 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi làm thí nghiệm nên sử dụng hóa chất với 1 lượng nhỏ nhằm mục đích gì?
Đáp án D
Khi làm thí nghiệm nên sử dụng hóa chất với 1 lượng nhỏ nhằm mục đích gì?
- Tiết kiệm về mặt kinh tế.
- Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường.
- Giảm độ phát hiện, tăng độ nhạy của phép phân tích.
Câu 2:
2 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 khí: CO2, SO2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết?
Đáp án C
Thuốc thử để nhận biết CO2 và SO2 là dung dịch Br2. SO2 làm mất màu dung dịch Br2 còn CO2 thì không
Câu 3:
Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: CuO, Al, MgO, Ag ta dùng thuốc thử là
Đáp án D
Dùng dung dịch H2SO4
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A. Đúng
B. Sai vì Al nhường 3e, còn Cr chỉ nhường 2e do vậy số mol H2thu được khác nhau
C. Sai BaO + H2O → Ba(OH)2; => thu được BaCO3 kết tủa
D.Sai vì nung AgNO3 cho kim loại Ag chứ không phải oxit
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong không khí ẩm, bề mặt của gang bị ăn mòn điện hóa.
(b) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều tồn tại ở trạng thái rắn.
(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
(d) Bán kính của nguyên tử kim loại luôn lớn hơn bán kính của nguyên tử phi kim.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(a) Đúng vì hình thành cặp điện cực Fe - C nên bề mặt gang bị ăn mòn điện hóa.
(b) Sai, Hg là kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường.
(c) Đúng.
(d) Sai, còn phụ thuộc vào điện tích hạt nhân, số lớp e...
→ Có 2 phát biểu đúng.
Câu 6:
Cho 5 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
Đáp án C
Tất cả 5 chất đều có pư với Fe(NO3)2
Câu 7:
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
Đáp án A
2NaCl+2H2O⟶2NaOH+Cl2+H2
Dd X là NaOH
CO2 dư + 2NaOH → NaHCO3
Dd Y là NaHCO3 + Ca(OH)2 theo tỉ lệ 1:1
Z tan trong nước => Z là NaOH
Chú ý
CO2 dư + NaOH chỉ tạo muối axit
Câu 8:
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:
X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3
X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
Đáp án A
A đúng vì BaCl2 thỏa mãn hết các tính chất của X
B sai vì Mg(NO3)2 không tác dụng với NaHSO4,AgNO3
C sai vì FeCl2 tác dụng với NaOH
D sai vì CuSO4 không tác dụng với NaHSO4
Câu 9:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa 2-5% khối lượng Cacbon
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế vỡ
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dung với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa 2-5% khối lượng Cacbon
=> Sai. Thép chỉ chứa 0,01 – 2% Cacbon. Gang có Cacbon chiếm 2 – 5%
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm => Đúng
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
=> Đúng. Vì ion CO32- sẽ làm kết tủa Mg2+ và Ca2+ làm mất tính cứng của nước
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế vỡ
=> Đúng. Vì: Hg + S → HgS ↓ để dễ thu gom.
(e) Khi làm thí nghiệm khim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
=> Đúng. Vì sản phẩm phản ứng tạo ra NO2 là khí độc sẽ phản ứng với NaOH
=> Có 4 ý đúng
Câu 10:
Cho các phát biểu sau:
(a) Cấu hình electron của nguyên tử crom (Z = 24) ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d54s1.
(b) Các kim loại từ Cu về đầu dãy điện hóa đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III).
(c) Đinh thép để lâu ngày trong không khí ẩm bị gỉ chủ yếu do xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
(d) Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch muối natriđicromat, dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(e) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Cu2+, Zn2+.
(f) Nhôm, sắt, crom không tan trong HNO3 loãng, nguội.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
(a) (b) (c) (d) đúng
(e) sai. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
(f) sai, vì Al, Fe, Cr không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội
Vậy có 4 phát biểu đúng
Câu 11:
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2 , sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa rắn gồm 2 chất
(b) Nhỏ dung dịch NaAlO2 vào lượng dư dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng
(c) Chì và các hợp chất của chì đều rất độc
(d) Nước có chứa nhiều cation Na+ (hoặc Mg2+) và HCO3- gọi là nước cứng tạm thời
(e) Trong đời sống, người ta thường dùng clo để diệt trùng nước sinh hoạt
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(a) Sai vì chất rắn thu được chỉ có Al(OH)3
(b) Sai vì kết tủa Al(OH)3 bị KHSO4 hoàn tan
(c) Đúng
(d) Sai vì nước chứa nhiều Ca2+, Mg2+ và HCO3- gọi là nước cứng tạm thời
(e) Đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 12:
Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cr được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(2) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối
(3) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng có lẫn CuCl2 có xảy ra ăn mòn hóa học
(4) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag
(5) Điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ thu được khí O2 ở catot
(6) Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4
Số phát biểu không đúng là
Đáp án C
(1) đúng VD:
(2) sai vì Mg dư chỉ thu được 1 muối MgCl2.
PTHH:
Mg + 2FeCl3 → 2FeCl2 + MgCl2
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
(3) đúng vì ban đầu xảy ra ăn hóa học Al + CuCl2 rồi mới ăn mòn điện hóa
(4) sai cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được AgCl
PTHH:
(5) sai vì điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ thu được khí O2 ở anot
(6) sai vì K sẽ tác dụng ngay với nước tạo thành KOH nên không khử được Cu+2
=> Số phát biểu không đúng là 4
Câu 13:
Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho dd AgNO3 vào dd HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
Đáp án D
(a) đúng tạo AgCl
(b) sai vì Al2O3 tan hết trong HCl
(c) đúng vì Cu không tác dụng với HCl nên còn nguyên sau phản ứng
(d) đúng do tạo kết tủa BaCO3 :
Vậy có 3 thí nghiệm thu được chất rắn sau phản ứng.
Câu 14:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4
(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch CuSO4
(d) Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
Số thí nghiệm thu được kim loại là
Đáp án A
(a) Na + H2O → NaOH + H2↑
(b) CO không có pư vói Al2O3 nung nóng
(c) Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu↓
(d)
chỉ có 1 thí nghiệm (c) thu được kim loại
Câu 15:
Có các thí nghiệm:
(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
(2) Đun nóng dung dịch chứa hỗn hợp Ca(HCO3)2 và MgCl2.
(3) Cho "nước đá khô" vào dung dịch axit HCl.
(4) Nhỏ dung dịch HCl vào "thủy tinh lỏng".
(5) Thêm sođa khan vào dung dịch nước vôi trong
Đáp án C
(1) Thu được kết tủa CaCO3
(2) Thu được kết tủa MgCO3
(3) Không thu được kết tủa
(4) Thu được kết tủa H2SiO3
HCl + Na2SiO3 → NaCl + H2SiO3↓
(5) Thu được kết tủa CaCO3
=> có 4 thí nghiệm thu được kết tủa.