Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Hóa 12 (có đáp án): Tổng hợp bài tập điện phân hay và khó

Trắc nghiệm Hóa 12 (có đáp án): Tổng hợp bài tập điện phân hay và khó

Trắc nghiệm Hóa 12 (có đáp án): Tổng hợp bài tập điện phân hay và khó

  • 1606 lượt thi

  • 71 câu hỏi

  • 200 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tống số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%. Khí sinh ra không tan trong nước. Phát biều nào sau đây sai


Câu 23:

Điện phân dung dịch X chứa KCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị bên

Phát biểu nào sau đây đúng


Câu 35:

Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì


Câu 37:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá


Câu 67:

Phát biểu nào sau đây sai?


Câu 69:

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

M  Mn+ + ne 

Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học: - Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.

Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4loãng.

Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nối tiếp với một điện kế).

Thí nghiệm 2: Để 3 thanh hợp kim: Cu-Fe (1); Fe-C (2); Fe-Zn (3) trong không khí ẩm

Từ Thí nghiệm 1, một bạn học sinh đã đưa ra các phát biểu sau

(1) Sau bước 2, chưa có bọt khí thoát ra tại bề mặt của hai thanh kim loại. (2) Sau bước 3, kim điện kế quay chứng tỏ xuất hiện dòng điện. (3) Trong dây dẫn, dòng electron di chuyển từ anot sang catot. (4) Sau bước 3, bọt khí thoát ra ở cả hai điện cực kẽm và đồng. (5) Sau bước 3, thanh đồng bị ăn mòn điện hóa đồng thời với sự tạo thành dòng điện

Số phát biểu đúng là


Câu 70:

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

M  Mn+ + ne 

Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học: - Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.

Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4loãng.

Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nối tiếp với một điện kế).

Thí nghiệm 2: Để 3 thanh hợp kim: Cu-Fe (1); Fe-C (2); Fe-Zn (3) trong không khí ẩm

Trong Thí nghiệm 1, thanh kẽm và thanh đồng được nối với nhau bằng dây dẫn cùng nhúng trong dung dịch chất điện li tạo thành một cặp pin điện hóa. Quá trình xảy ra tại anot của pin điện này là


Bắt đầu thi ngay