Trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 13: Vật liệu polymer có đáp án
-
37 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Câu 1. Tơ nylon-6,6 thuộc loại
Đáp án đúng là: D
Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp được tổng hợp từ hexamethylenediamine và adipic acid.
Câu 2:
Tơ visco không thuộc loại
Đáp án đúng là: B
Tơ hóa học được chia thành tơ tự nhiên, tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp (nhân tạo).
Tơ visco thuộc tơ bán tổng hợp (nhân tạo) và đồng thời cũng là tơ hóa học
Câu 3:
Nhựa phenol formaldehyde được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
Đáp án đúng là: A
Phương trình phản ứng hóa học:
Câu 4:
Polymer dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Đáp án đúng là: A
Polymer dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp methyl methacrylate: CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 5:
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là
Khi trùng hợp buta-1,3-diene (CH2=CH−CH=CH2) với styrene (C6H5CH=CH2) thu được cao su Buna-S:
Câu 6:
Khi trùng hợp buta-1,3-diene (CH2=CH−CH=CH2) với acrylonitrile(CN−CH=CH2) thu được cao su Buna-N.
Câu 7:
Trong các polymer sau có bao nhiêu chất là thành phần chính của chất dẻo: thuỷ tinh hữu cơ, nylon-6,6, cao su Buna, PVC, tơ capron, nhựa phenol formaldehyde, PE?
Đáp án đúng là: A
Có 4 chất là thành phần chính của chất dẻo: thuỷ tinh hữu cơ, PVC, nhựa phenol formaldehyde, PE.
Câu 8:
Trong số các loại tơ sau: Tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nylon-6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ enang. Có bao nhiêu chất thuộc loại tơ nhân tạo?
Đáp án đúng là: B
Có 2 chất thuộc loại tơ nhân tạo là tơ visco và tơ acetate.
Câu 9:
Dãy nào sau đây gồm các polymer dùng làm chất dẻo?
Đáp án đúng là: A
Các polymer dùng làm chất dẻo là polyethylene: nhựa PE; poly(vinyl chloride): nhựa PVC; pol(methyl methacrylate): thủy tinh hữu cơ.
Câu 10:
Polymer nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitrogen?
Đáp án đúng là: A
Tơ nylon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng hexamethylenediamine và adipic acid, chứa liên kết −CO−NH− trong phân tử, nên có chứa nguyên tố nitrogen.
Câu 11:
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 11: Poly (methyl methacrylate), là một loại nhựa tổng hợp có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Với nhiều tính năng nổi bật, nhựa poly (methyl methacrylate) đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
a. Poly (methyl methacrylate) được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng.
b. Phương trình tổng hợp poly (methyl methacrylate) như sau:
c. Poly (methyl methacrylate) cũng có tên gọi khác là thủy tinh hữu cơ.
d. Nhựa poly (methyl methacrylate) có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
a. Sai vì poly (methyl methacrylate) được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp methyl methacrylate: CH2=C(CH3)COOCH3 (trong phân tử có liên kết đôi C=C).
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
Câu 12:
Tơ là những vật liệu polymer hình sợi dài và manh với độ bên nhất định. Những polymer này có mạch không phân nhánh, xếp song song với nhau. Các loại tơ có tính chất đặc trưng như mềm, dai, không độc, tương đối bền với các dung môi thông thường và có khả năng nhuộm màu. Tơ là nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.
a. Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp.
b. Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
c. Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.
d. Tơ acetate thuộc loại tơ bán tổng hợp.
a. Đúng
b. Đúng
c. Sai vì tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
d. Đúng
Câu 13:
Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.
Câu 13: Cho các polymer sau: nhựa PVC; thuỷ tinh hữu cơ; tơ nylon-6,6; tơ lapsan; tơ capron; nhựa PE; tơ visco; và tơ enang. Trong các polymer đã cho có bao nhiêu polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer tương ứng?
Đáp số: 3
Có 3 polymer đã được điều chế bằng phản ứng trùng hợp đó là: nhựa PVC; thủy tinh hữu cơ; nhựa PE.
Các polymer: tơ nylon-6,6; tơ lapsan; tơ capron; tơ enang được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Tơ visco là polymer bán tổng hợp, được chế hóa từ cellulose có sẵn trong tự nhiên, không phải tơ được điều chế bằng trùng hợp hay trùng ngưng.
Câu 14:
Hợp chất X có công thức phân tử là C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH ⟶ X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 ⟶ X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 ⟶ nylon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 ⟶ X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là bao nhiêu?
Đáp số: 202
Từ (b) và (c) ⇒ X3 là acid tạo nylon-6,6 ⇒ X3 là C4H8(COOH)2 ; X1 : C4H8(COONa)2
X có CTPT C8H14O4 tạo X1, kết hợp với điều kiện thủy phân X tạo nước (chứng tỏ X chứa nhóm chức acid)
⇒ X: HOOC−C4H8−COOC2H5 ⇒ X2: C2H5OH
Từ (d) ta thấy X5 là sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa C2H5OH và C4H8(COOH)2
⇒X5: C4H8(COOC2H5)2
Phân tử khối của X5 là 202.
Câu 15:
Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:
Khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên là bao nhiêu kg?
Đáp số: 62,5
Hquá trình = 0,3 × 0,8 × 0,5 × 0,8 × 100% = 9,6%
\({n_{{{({C_4}{H_6})}_n}}} = \frac{{5,4}}{{54n}} = \frac{{0,1}}{n}{\rm{ (mol)}}\)
Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, ta có:
2nC2H6 ⟶ (C4H6)n
\(\frac{{0,1}}{n} \times 2n = 0,2\) ⟵ \(\frac{{0,1}}{n}{\rm{ (kmol)}}\)
\({m_{{C_2}{H_6}}}\)(thực tế) = 0,2 × 30 × \(\frac{{100}}{{9,6}}\) = 62,5 (kg).