Bài tập trắc nghiệm Este - Lipit (mức độ Vận dụng cao - P2)
-
3184 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
X là este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2; Y và Z là hai este ( đều no, mạch hở, tối đa hai nhóm este, MY < MZ ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và Z thu được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp hai ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
Đáp án B
C trung bình = 0,7/0,2 = 3,5 => 1 este có số C bằng 2 hoặc bằng 3.
+ Khi cho E tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2 ancol có cùng số C nên Y là HCOOCH2CH3 (không thể là HCOOCH3 vì chỉ có CH3OH là ancol duy nhất có 1C).
=> 2 ancol: CH3CH2OH và HOCH2CH2OH
+ X là este đơn chức nên X được tạo bởi ancol là CH3CH2OH=> X là CH2=CHCOOCH2CH3
+ Z no nên Z tạo bởi HCOOH và C2H4(OH)2 => Z là (HCOO)2C2H4
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án C
X có dạng CnH2n-2kO4
nCO2 = x; nH2O = y → x + y = 0,5 (1)
Bảo toàn O: 2nCO2 + nH2O = 2.0,3 + 4nX (2)
Ta có nCO2 – nH2O = k.nX (3)
(1), (2), (3) → nCO2 = 0,3; nH2O = 0,2; nX = 0,05; k = 1
→ Y tạo bởi axit 2 chức no, mạch hở và 1 ancol no, mạch hở và 1 ancol ko no (1 lk π), mạch hở
CTCT Y:
→ mchất rắn = mNaOH dư + m(COONa)2 = 0,1.40 + 0,05.134 = 10,7 gam
Chú ý:
NaOH dư
Câu 3:
Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức vói NaOH thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 muối và 3,76 gam hỗn hợp 2 ancol. Lấy hỗn hợp muối đem đốt cháy hoàn toàn, thu toàn bộ sản phẩm khí và hơi cho hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng dung dịch giảm 3,42 gam. Khối lượng của X là
Đáp án C
Gọi công thức chung của muối là: CnH2n+1COONa
Ta thấy đốt muối thì nCO2=nH2O
Đặt nCO2=nH2O=x=>nCaCO3=x
mdd giảm=mCaCO3-(mCO2+mH2O)
=>100x-(44x+18x)=3,42
=>x=0,09 mol
=>0,09(14n+68)=7,36(n+0,5)=>n=0,4
=>n muối=7,36(14.0,4+68)=0,1 mol
BTKL: m=m muối + m ancol – mNaOH
=7,36+3,76-0,1.40=7,12 gam
Câu 4:
Este X có công thức phân tử dạng CnH2n-2O2. Đốt cháy hoàn toàn 0,42 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong có chứa 68,376g Ca(OH)2 thì thấy dung dịch nước vôi trong vẩn đục. Thủy phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. Phát biểu nào sau đây về X là đúng :
Đáp án A
(*) Biện luận :
- Thủy phân X mà tạo 2 sản phẩm hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương
=> Loại D (D có CH3CHO)
- Chỉ có đồng đẳng của D mới không điều chế trực tiếp được
=> Loại luôn C
- Xét ý B : %O = 36,36% => M = 88g
=> CTPT C4H8O2 không phù hợp
=> Loại B
Câu 5:
Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,032 lit O2 (dktc), thu được 7,04g CO2 và 1,44g H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì tối đa có 1,40g NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 3,31g hỗn hợp 3 muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là :
Đáp án C
nCO2 = 0,16 mol => nC = 0,16 mol
nH2O = 0,08 mol => nH = 0,16 mol
Bảo toàn khối lượng : m + mO2 = mCO2 + mH2O => m = 2,72g
=> nO = 0,04 mol
=> C : H : O = 4 : 4 : 1
Do E là este đơn chức => CTPT của E là C8H8O2
nE = 0,02 mol và nNaOH = 0,035 mol
Trong E có 1 este của phenol (0,015 mol) và 1 este của ancol (0,005 mol)
Bảo toàn khối lượng : => mancol = mE + mNaOH – mT – mH2O = 0,54 g
nancol = 0,005 mol => Mancol = 108g => C6H5CH2OH
Xà phòng hóa E chỉ thu được 3 muối và ancol trên nên E chứa :
HCOOCH2C6H5 (0,005 mol)
CH3COONa (0,015 mol)
C6H5ONa (0,015 mol)
=> mRCOONa = 1,57g
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm 4 este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hết 11,88 gam X cần 14,784 lít khí O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 310 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho hết lượng Z tác dụng với Na dư thì khối lượng bình chứa Na tăng 5,85 gam. Trộn m gam Y với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được 2,016 lít khí (đktc) một hidrocacbon duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của este đơn chức có trong X là:
Đáp án A
nO2=0,66 mol; nCO2=0,57 mol. Giả sử Z là ROH
BTKL=>mH2O=mX+mO2-mCO2=11,88+0,66.32-25,08=7,92 g
=> nH2O=0,44 mol
mO=mX-mC-mH=11,88-0,57.12-0,44.2=4,16 mol
=>nO=0,26 mol=> nROH=nCOO=0,5nO=0,13 mol
ROH+Na→RONa+H2
mbình Na tăng = mROH-mH2=0,13(R+17)-0,065.2=5,85=>R=29(C2H5)
Do trộn m gam Y với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được một hidrocacbon duy nhất
Ta có:
H-R’COOC2H5: x
C2H5OCO-R’-COOC2H5: y
x+2y=nCOO=0,13
x+y=nCnH2n+2=2,016/22,4=0,09
=> x=0,05; y=0,04
Ta có: 0,05(R’+74)+0,04(R’+146)=11,88=>R’=26 (-CH=CH-)
=> este đơn chức là CH2=CH-COOC2H5 0,05 mol
=> m=0,05.100=5 gam
Câu 7:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
Đáp án C
mH2O=26.(100%-28%)=18,72 gam
=>nH2O=1,04 mol
X gồm: 1,04 mol H2O; x mol ROH
nH2=0,5nH2O+0,5nROH
=>0,57=0,5.1,04+0,5x=>x=0,1mol
mX=1,04.18+0,1.(R+17)=24,72
=>R=43(C3H7)
mMOH=26-18,72=7,28g
2MOH → M2CO3
2(M+17)…...2M+60
7,28………….8,97
=>8,97.2(M+17)=7,28(2M+60)
=>M=39 (K)
BTKL: mE=mY+mX-mdd KOH
=24,72+10,08-26=8,8g
=> ME=8,8/0,1=88 (C4H8O2: HCOOC3H7)
=> m muối (Y)=mHCOOK=0,1.84=8,4g
=> %mHCOOK=8,4/10,08=83,33%
Câu 8:
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z ( MX< MY< MZ và số mol của Y bé hơn số mol X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic ( phân tử chỉ có nhóm –COOH) và 3 ancol no ( số nguyên tử C trong phân tử mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8g M bằng 490ml dung dịch NaOH 1M ( dư 40% sơ với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8g M thì thu được CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M là:
Đáp án D
nNaOH = 0,49 (mol)
=> nNaOH pư = 0,49. 100%: 140% = 0,35 (mol)
=> nNaOH dư = 0,14 (mol)
Chất rắn thu được gồm: RCOONa : 0,35 (mol); NaOHdư: 0,14 (mol)
BTKL: mRẮN = 0,35 ( R + 67) + 0,14.40 = 38,5
=> R = 27 => CH2=CH-
Vậy CTCT của axit là: CH2=CH- COOH
Trong este M có: nO = 2nCOOH = 2. 0,35 = 0,7 (mol); nH = 2nH2O = 2. 1,3 = 2,6 (mol)
BTKL: nC = ( mM – mO – mH )/12 = ( 34,8 – 0,7.16 – 2,6)/ 12 = 1,75 (mol)
M là 3 este đơn chức tạo bởi cùng 1 axit CH2=CH-COOH và 3 ancol no
Mà nCO2 – nH2O = 0,45 (mol) # nM = 0,35 (mol) => có este vòng
TH1:
X: CH2=CH-COOCH3 (a)
Y: CH2=CH-COOC2H5 (b)
Z: CH2=CH-COOC3H5 (c) (Xiclopropyl acrylat)
nM = a + b + c = 0,35
mM = 86a + 100b + 112c = 34,8
nH2O = 3a + 4b + 4c = 1,3
=> a = 0,1 ; b = 0,15 ; c = 0,1 ( Loại vì b > a)
TH2:
X. CH2=CH-COOCH3 (a)
Y: CH2=CH-COOC3H5 (b)
Z: CH2=CH-COOC3H7
nM = a + b + c = 0,35
mM = 86a + 112b + 114c = 34,8
nH2O = 3a + 4b + 5c = 1,3
=> a = 0,175 ; b = 0,1 ; c = 0,075 (Thỏa mãn vì a > b)
% Y= [(0,1. 112) : 34,8].100% = 32,18%
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một este X đơn chức, không no (phân tử có một liên kết đôi C=C), mạch hở cần vừa đủ 0,54 mol O2, thu được 21,12 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch thu được m’ gam muối khan và 5,28 gam một chất hữu cơ Y. Giá trị của m’ là:
Đáp án D
Đặt số mol este và nước lần lượt là x, y
+ Khi đốt cháy este: n este=nCO2-nH2O=>x=0,48-y (1)
+ BTNT O: 2neste+2nO2=2nCO2+nH2O => 2x+0,54.2=0,48.2+y (2)
=>x=0,12 mol; y=0,36mol
nY=neste=0,12mol=>MY=5,28/0,12=44 (CH3CHO)
+BTKL:
meste=mCO2+mH2O-mO2
=0,48.44+0,36.18-0,54.32=10,32 gam
=>MX=10,32/0,12=86 (CH3COOCH=CH2)
m muối=mCH3COOK=0,12.98=11,76 gam
Câu 10:
Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở. Cho 0,25 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp và 8,256 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Thành phần phần trăm khối lượng của 2 este là:
Đáp án C
- Do X tác dụng với AgNO3 sinh ra Ag
=> Trong X có một este dạng HCOOR1
- Mà cho X td với NaOH thu được 2 muối của 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp
=> este còn lại có dạng CH3COOR2
nHCOOR1=0,5nAg=0,1 mol
=> nCH3COOR2=0,25-0,1=0,15 mol
=>Tỉ lệ mol của HCOOR1 và CH3COOR2 là 2/3
Trong 14,08 gam X:
Câu 11:
Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp H gồm hai este đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin ( MZ >75) cần đúng 1,09 mol O2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng H trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là:
Đáp án A
Đặt nCO2 = 48x và nH2O = 49x
=> 44.48x + 18.49x + 0,02.28 = 25,56 + 1,09.32
=> x = 0,02 (mol)
=> nCO2 = 0,96 ; nH2O = 0,98
nN2 = 0,02 (mol) => nZ = 2nN2 = 0,04 (mol)
Dễ thấy : nZ = ( nH2O – nCO2 )/ 0,5
=> Các este đều no, đơn chức, mạch hở.
Gọi CTTQ 2 este: CnH2nO2: a mol
CTCT của aminoaxit: CmH2m+1NO2: 0,04 (mol)
nCO2 = na + 0,04m = 0,96 (1)
mH = a(14n + 32) + 0,04(14m + 47) = 25,56 (2)
Thế (1) vào (2) => a = 0,32 (mol)
Từ (1) => 8n + m = 24
Do m > 2 => n < 3 => Phải có HCOOCH3
=> ancol là CH3OH: 0,32 mol
nKOH pư = a + 0,04 = 0,36 (mol)
=> nKOH bđ = 0,36 + 0,36.20% = 0,432 (mol)
nH2O = nZ = 0,04 (mol)
H + KOH → Muối + CH3OH + H2O
Bảo toàn khối lượng => mRẮN = 38,792 (g)
Câu 12:
Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất.
1. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:
2. Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.
3. Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.
4. Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.
5. Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
Đáp án C
- Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.
mROH = 7,28 gam; mH2O = 18,72 gam
=> m ancol = 7,4 gam
Sau pư còn MOH dư nên este pư hết.
n ancol = n este = 0,1 mol
=> M ancol = 74 gam: C4H9OH (vì este đơn chức)
-
R bảo toàn nên ta có:
n ROH = 2 nmuối
=> M = 39: Kali
n KOH ban đầu = 0,13 mol; n KOH dư = 0,13 - 0,1 = 0,03 mol
=> m muối của este = 12,88 - 0,03 . 56 = 11,2 gam
=> M muối = 112
Muối có công thức là R-COO-K
=> R = 29: C2H5
Vậy este là C2H5COOC4H9 => (2) và (4) sai
BTNT C: => nCO2 = 0,125mol => V = 3,024 lít => (1) sai
Câu 13:
Este X tạo bởi một α – aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp E là
Đáp án D
Đặt a, b là số mol muối GlyNa và AlaNa
=> nN = a + b = 0,35.2
nO2 = 2,25a + 3,75b = 2,22
=> a = 0,27 và b = 0,43
=> m muối = 73,92 và nNaOH = 0,7
Bảo toàn khối lượng => nH2O = 0,21
=> nY + nZ = 0,21 (1)
X là este cùa Glỵ hoặc Ala và ancol T.
Nếu X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5
=> nX = nC2H5OH = 0,3
=> Y, Z tạo ra từ 0,27 mol Gly và 0,43 - 0,3 = 0,13 mol Ala
=> Số N trung bình của Y, Z = (0,27 + 0,13)/0,21 = 1,9: Vô lý, loại.
Vậy X là NH2-CH2-COOC3H7
=> nX = nC3H7OH = 0,23
=> Y, Z tạo ra từ 0,27 - 0,23 = 0,04 mol Gly và 0,43 mol Ala
=> Số N trung bình của Y, Z = (0,04 + 0,43)/0,21 = 2,24
=> Y là dipeptit và z là heptapeptit
nN = 2nY + 7nZ = 0,04 + 0,43 (2)
(1)(2) => nY = 0,2 và nZ = 0,01
Y là (Gly)u(Ala)2-u
Z là (Gly)v(Ala)7-v
=> nGly = 0,2u + 0,01v = 0,04
=> 20 u + V = 4
=> u = 0 và v = 4 là nghiệm duy nhất. Vậy:
Y là (Ala)2 (0,2 mol)
Z là (Gly)4(Ala)3 (0,01 mol)
=> %Z = 7,23%
Câu 14:
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
Do thủy phân X thu được muối natri axetat nên 2 este là este của axit axetic.
nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,6 mol
=> n ancol = nH2O – nCO2 = 0,2 mol
Số C trong mỗi ancol: 0,4/0,2 = 2
Vậy 2 ancol là: CH3CH2OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)
x + y = 0,2
46x + 62y = 10,8
=> x = y = 0,1
Este là: CH3COOC2H5 (0,1 mol) và (CH3COO)2C2H4 (0,1 mol)
=> nCH3COONa = 0,3 mol
m = 0,3.82 = 24,6 gam
Câu 15:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
Đáp án D
mMOH=26.28/100=7,28 g
=> nMOH=7,28/(M+17)
mH2O=26-7,28=18,72
=> nH2O=1,04 mol
nH2=0,57 mol
BTKL: mX+mY - m ddMOH=24,72+10,08-26
=> m=8,8 h
E là esto no, đơn chức, mạch hở nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở ROH
X gồm: H2O (1,04 mol) và ROH trong đó
=> E là HCOOC3H7
Y gồm: HCOOM (0,1 mol) và MOH dư (a mol)
Đốt Y:
BTNT M:
Y gồm: HCOOK (0,1 mol) và KOH dư (0,03 mol)
Câu 16:
Đốt cháy este 2 chức mạch hở X (được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X không có quá 5 liên kết π) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giả trị lớn nhất của m là
Đáp án D
Để khối lượng chất rắn lớn nhất thì este là
H3COOC-CH2-COOCH=CH2
Khi đó chất rắn gồm: CH2(COONa)2 (0,15 mol) và NaOH dư (0,4 - 0,15.2 = 0,1 mol)
m = 0,15.148+0,1.40 = 26,2 gam
Câu 17:
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có tối đa 11,2 gam KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
nKOH = 0,2 mol
Khi đốt Y: nCO2 = 0,4 mol, nH2O = 0,5 mol
=> ancol no, đơn chức, mạch hở CnH2n+2O
n ancol = nH2O – nCO2 = 0,1 mol
n = 0,4/0,1 = 4 => C4H10O
n ancol < nKOH => trong X có este của phenol (A) và este (B)
nB = n ancol = 0,1 mol
=> nA = (nKOH – nB)/2 = 0,05 mol
nH2O = nA = 0,05
BTKL: mX + mKOH = m muối + m ancol + mH2O
=> m + 11,2 = 24,1 + 0,1.74 + 0,05.18
=> m = 21,2 gam
Câu 18:
X là este 3 chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?
Đáp án A
2,904 (g) X + NaOH → 1,104 (g) Y + 3 muối
Y + Na → 0,018 mol H2
=> nOH- ( trong Y) = 2nH2 = 0,036 (mol)
Vì X là este 3 chức => Y là ancol chức
=> nY = 1/3 nOH- = 0,012 (mol)
=> MY = 1,104/ 0,012 = 92
=> Y là glixerol C3H5(OH)3
Gọi CTPT của X: CnH2n-8O6 ( vì X có 5 liên kết pi trong phân tử)
nX = nglixerol = 0,012 (mol)
=> Mx = 242 (g/mol)
Ta có:14n – 8 + 96 = 242
=> n = 11
Vậy CTPT của X là C11H14O6
Đốt cháy 2,42 (g)
C11H14O6 → 11CO2 + 7H2O
0,01 →0,11 → 0,07
=> mCO2 + mH2O = 0,11.44 + 0,07.18 = 6,1 (g)
Câu 19:
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là
Đáp án A
nE = nNaOH = 0,3 (mol)
=> nO (E) = 0,6 (mol)
Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 và H2O
∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m↓
=> 44a + 18b – 100a = -34,5 (1)
mE = mC + mH + mO
=> 12a + 2b + 0,6.16 = 21,62 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,87 và b = 0,79 (mol)
Số C = nCO2/ nE = 0,87/0,3 = 2,9
=> X là HCOOCH3
Vì X, Y đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên khi đốt cháy có:
nY + nZ = nCO2 – nH2O = 0,08 (mol)
=> nX = nE – 0,08 = 0,22 (mol)
Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được:
nCO2 = 0,87 – 0,22.2 = 0,43 (mol)
=> Số C trung bình của Y, Z = 0,43/0,08 = 5,375
Y, Z có đồng phân hình học nên Y là: CH3- CH=CH-COOCH3
Do sản phẩm xà phòng hóa chỉ có 2 muối và 2 ancol kế tiếp nên Z là: CH3-CH=CH-COOC2H5.
Vậy muối có phân tử khối lớn nhất là CH3-CH=CH-COONa : 0,08 mol
=> mmuối = 0,08. 108 = 8,64 (g)
Câu 20:
Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp 3 muối. Khối lượng của axit cacboxylic trong T là
Đáp án B
nO2 = 0,36 mol
nCO2 = 0,32 mol => nC = 0,32 mol
nH2O = 0,16 mol => nH = 0,32 mol
BTNT O: nO = 2nCO2 + nH2O – 2nO2
= 0,32.2 + 0,32 – 0,36.2 = 0,08 mol
=> C:H:O = 0,32:0,32:0,08 = 8:8:2 => C8H8O2
TN2: nNaOH = 0,07 mol
neste = 0,5nO = 0,04 mol
nNaOH/neste = 0,07/0,04 = 1,75 => 1 este của phenol