IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi Học kì 1 Sinh học 12 có đáp án - Đề 4

  • 3780 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai về quá trình nhân đôi ADN là C, ligaza tác động lên cả 2 mạch đơn mới vì trên 2 mạch mới đều có đoạn tổng hợp gián đoạn.

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?  (ảnh 1)

Câu 2:

Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?
Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc làm giảm sức sống (SGK Sinh 12 trang 24).


Câu 3:

Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến: thay thế một cặp nucleotit là đột biến gen, không phải đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.


Câu 4:

Đột biến gen thường xảy ra vào thời điểm:

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến gen thường xảy ra vào thời điểm ADN đang dãn xoắn để nhân đôi ADN trong pha S của chu kì tế bào.


Câu 5:

Mỗi ADN con sau khi nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nucleotit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:

Xem đáp án

Đáp án A

Mỗi ADN con sau khi nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nucleotit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc bán bảo tồn.


Câu 6:

Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen là các gen liên kết ở trạng thái:

Xem đáp án

Đáp án A

Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen là các gen liên kết ở trạng thái dị hợp 2 cặp gen.


Câu 7:

Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì:

Xem đáp án

Đáp án D

Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.


Câu 8:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến lặp đoạn được ứng dụng gây lặp đoạn để làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia (SGK Sinh 12 trang 25).


Câu 9:

Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I có thể nhận biết đột biến cấu trúc NST có xảy ra hay không, nếu trao đổi chéo không cân → xảy ra đột biến.


Câu 10:

Gen là một đoạn ADN mang thông tin:

Xem đáp án

Đáp án C

Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.


Câu 11:

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

Xem đáp án

Đáp án D

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một axit amin (SGK Sinh 12 trang 7).


Câu 12:

Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Xem đáp án

Đáp án C

Hoán vị gen có thể ứng dụng đưa các gen có lợi về cùng NST (SGK Sinh 12 trang 48).


Câu 13:

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.


Câu 14:

Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là:

Xem đáp án

Đáp án B

Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.


Câu 15:

Đột biến nào sau đây có vai trò tham gia vào cơ chế cách ly giữa các nòi trong loài, góp phần hình thành nên loài mới?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến đảo đoạn NST có vai trò tham gia vào cơ chế cách ly giữa các nòi trong loài, góp phần hình thành nên loài mới (SGK Sinh 12 trang 25).


Câu 16:

Gen đột biến nào sau đây luôn biểu hiện kiểu hình cả khi ở trạng thái dị hợp là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gen quy định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm luôn biểu hiện kiểu hình cả khi ở trạng thái dị hợp, gen HbS làm cho hồng cầu có dạng hình liềm.


Câu 17:

Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

3. Tạo các dòng thuần chủng.

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết


Câu 18:

Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim nối ligaza có chức năng:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim nối ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki với nhau.


Câu 19:

Quy luật phân li độc lập giải thích hiện tượng?

Xem đáp án

Đáp án B

Quy luật phân li độc lập giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.


Câu 20:

Nội dung của quy luật phân li là:

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung của quy luật phân li là: Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen, do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp.


Câu 21:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen:
Xem đáp án

Đáp án A

Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen: Các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.


Câu 22:

Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:

Xem đáp án

Đáp án B

Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.


Câu 23:

Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường.


Câu 24:

Một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về phép lai trên?

I. F1 có cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.

II. F1 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.

III. F1 có cây lá xẻ, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 20%.

IV. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.

Xem đáp án

Đáp án D

F1 có 4 loại kiểu hình → P dị hợp về các cặp gen quy định tính trạng trội: Aa; Bb × Aa; bb

Lá nguyên, hoa đỏ = 40% = AB × 1 + aB × 0,5 ; mà AB + aB = 0,5 (kể cả các gen PLĐL hay liên kết không hoàn toàn)

Ta có hệ phương trình:AB×1+aB×0,5=0,4AB+aB=0,5AB=0,3ab=0,2

→ cây thân cao hoa đỏ dị hợp đều; f= 40%

P:ABab×Abab;f=40%0,3AB:0,3ab:0,2Ab:0,2aB0,5Ab:0,5ab

I đúng. lá nguyên, hoa trắng thuần chủng: AbAb=0,2×0,5=0,1

II sai, lá nguyên,hoa trắng có 2 loại kiểu gen: Ab/Ab; Ab/ab

III sai, lá xẻ, hoa đỏ:aBab=0,2×0,5=0,1


Câu 25:

Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng, họ sinh đứa con đầu bị bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh 3 người con tiếp theo gồm 2 trai, 1 gái và ít nhất có được một người con không bị bệnh?

Xem đáp án

Đáp án C

A- không bị bạch tạng.

a- bị bạch tạng

Họ sinh đứa con đầu lòng bị bệnh → Họ có kiểu gen: Aa × Aa

Xác suất họ sinh được 2 con trai và 1 con gái nữa là: C31×12×122=38   (Có thể sinh con gái ở lần 1,2 hoặc 3).

Xác suất họ sinh được 3 người con, có ít nhất 1 người không bị bệnh = 1 – xs cả 3 người đều bị bệnh =114aa3=6364

XS cần tính là:6364×38=189512


Câu 27:

Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đồng hợp 2 cặp gen lặn 18%. Theo lí thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Giải chi tiết:

F1 có 10 kiểu gen → P có HVG ở 2 giới.

Ta cóABAB=abab=0,182=0,09=0,32P:ABab×ABab;f=40%GP:0,3AB:0,2Ab:0,2aB:0,3ab

Tỉ lệ loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ:2×0,32+4×0,22=0,34


Câu 29:

Một loại thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 . Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử 2 cặp gen quy định 2 tính trạng đó là : Aa và Bb

Do P có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng nên kiểu gen của P có thể là :

TH1 : (AA ; Aa)bb × aa(BB ; Bb) → 1 loại kiểu hình; 1:1:1:1; 1:1

(AA;Aa)(BB; Bb) × aabb→ 1 :1 :1 :1 ; 1 ; 1 :1

Các gen PLĐL, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của mỗi cặp gen.

Xét các phương án:

B. sai, phép lai AaBB × Aabb →(3A-:1aa)Bb) cho tỷ lệ KH 3:1 →Nhưng hai cây này có kiểu hình giống nhau hoặc khác nhau về 1 cặp tính trạng


Câu 30:

Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd × aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau

Xem đáp án

Đáp án A

AaBbDd × aaBBDd → (Aa:aa)(BB:Bb)(DD:2Dd:1dd)

Số kiểu gen: 2×2×3=12

Số kiểu hình: 4


Bắt đầu thi ngay