IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2023) Đề thi thử Sinh học Cụm chuyên Bạc Liêu (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học Cụm chuyên Bạc Liêu (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học Cụm chuyên Bạc Liêu (Lần 2) có đáp án

  • 812 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của Operon Lac ở E.coli?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình điều hòa hoạt động Operon Lac ở vi khuẩn E.coli.

Cách giải:

Thành phần không có trong cấu tạo của operon Lac là: gen điều hòa.

Operon Lac bao gồm: vùng khởi động (P), vùng điều hòa (O) và nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.

Chọn D.


Câu 2:

Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

Xem đáp án

Mã di truyền có 4 đặc tính: tính phổ biến, tính liên tục, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.

Cách giải:

Tính thoái hóa của mã di truyền: một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau. Trong 64 bộ ba mã hóa chỉ có 2 bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin duy nhất đó là: AUG mã hóa Methionin và UGG mã hóa Tryptophan.

Chọn C.


Câu 3:

Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các hình thức tiêu hóa ở động vật.

Cách giải:

Diều ở các động vật được hình thành từ thực quản của ống tiêu hóa.

Chọn C.


Câu 4:

Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3801 liên kết hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu alen a có tổng số 150 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nucleotit.

II. Nếu alen A có tổng số 3801 liên kết hidro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A - T thành cặp T - A.

III. Nếu alen a có 699 nucleotit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nucleotit.

IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định tổng hợp 10 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến mất cặp nucleotit.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập.

Cách giải:

Gen A có chiều dài 510 nm = 5100 angstron

→ Tổng số nucleotit của gen A là: N = L x 2 : 3,4 = 3000 (nu)

I đúng, vì nếu gen a có 150 chu kì xoắn → Tổng số nucleotit của gen a là: N = C x 20 = 3000 (nu)

→ Số lượng nucleotit của gen A và gen a bằng nhau → Đột biến thay thế cặp nucleotit.

II sai, vì số lượng liên kết hidro của gen A và gen a bằng nhau (3801 liên kết)9

→ Gen bị đột biến thay thế cặp A - T thành T - A hoặc G - X thành X - G.

III đúng, vì nếu gen a có A = 699 → G = (3801 - 699 x 2) : 3 = 801 (nu)

→ Tổng số nucleotit của gen a là: N = 2A + 2G = 3000 (nu)

→ Gen bị đột biến thay thế cặp nucleotit.

IV sai, vì nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định tổng hợp 10 axit amin → Đột biến đã làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm

→ Gen có thể bị đột biến mất, thêm hoặc thay thế cặp nucleotit để làm xuất hiện mã kết thúc sớm.

Chọn B.


Câu 5:

Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền ngoài nhân.

Cách giải:

Phép lai giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) là lai thuận nghịch.

Chọn D.


Câu 6:

Cho các nhận định sau:

I. Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh hơn

II. Tốc độ của máu nhanh hơn

III. Điều hòa và phân phối máu đến cơ quan nhanh hơn

IV. Có dịch mô, nhờ đó đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và trao đổi khí nhanh và hiệu quả

Có bao nhiêu nhận định đúng về sự tiến hóa của hệ tuần hoàn kín hơn so với hệ tuần hoàn hở?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Cách giải:

So với hệ tuần hoàn hở (không có mao mạch), hệ tuần hoàn kín có đặc điểm tiến hóa hơn là:

I. Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh hơn

II. Tốc độ của máu nhanh hơn

III. Điều hòa và phân phối máu đến cơ quan nhanh hơn

Ở hệ tuần hoàn hở, vì hệ mạch không có mao mạch nên máu tràn vào khoảng gian bào và trộn lẫn với dịch mô để trao đổi khí và dinh dưỡng với tế bào.

Chọn D.


Câu 7:

Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

II. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành alen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.

III. Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.

IV. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein.

V. Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit thì không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các đặc điểm của đột biến.

Cách giải:

I đúng, trong điều kiện không có tác nhân đột biến, một số tác nhân bên trong tế bào như nucleotit loại hiếm có thể khiến phát sinh đột biến gen.

II sai, vì đột biến gen ở tế bào chất của cơ thể cái thì luôn được biểu hiện ở đời sau.

III đúng, vì cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì sẽ không được biểu hiện ra kiểu hình và không được gọi là thể đột biến.

IV sai, vì đột biến gen xảy ra ở nucleotit thứ ba của bộ ba thoái hóa có thể không gây ảnh hưởng tới cấu trúc của protein.10

V sai, vì đột biến thay thế cặp G - X thành A - T hay từ A - T thành G - X đều làm thay đổi số liên kết hidro của gen.

Chọn B.


Câu 8:

Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kiểu gen có thể có của thể một là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của đột biến thể lệch bội.

Cách giải:

Kiểu gen có thể có của thể một ở loài này là: AaBbDEe.

Chọn D.


Câu 9:

Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể một nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của dạng đột biến thể một.

Cách giải:

Bộ nhiễm sắc thể của cơ thể thuộc thể một có kí hiệu là: (2n - 1)

→ Số NST trong tế bào lá thể một là: 13.

Chọn C.


Câu 10:

Codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các bộ ba mã di truyền.

Cách giải:

Trong 64 bộ ba mã di truyền, 3 bộ ba mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: UAA, UAG và UGA.

Chọn A.


Câu 11:

Một phân tử mARN có hiệu số U - A = 20%; X - A = 10%; G - A = 30%. Tỉ lệ nucleotit loại U của phân tử mARN là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm cấu trúc của phân tử mARN.

Cách giải:

Trong phân tử mARN, A + U + G + X = 100%

Mà U - A = 20% → U = A + 20%

X - A = 10% → X = A + 10%

G - A = 30% → G = A + 30%

→ A + A + 20% + A + 10% + A + 30% = 100%

→ A = 10%

Từ đó: U = 30%; G = 40%; X = 20%.

Chọn D.


Câu 12:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính

Xem đáp án

Để vừa với nhân tế bào và thuận lợi cho việc di chuyển trong quá trình phân bào, nhiễm sắc thể xoắn lại thành các cấp độ xoắn khác nhau: nucleoxom → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → chromatide.

Cách giải:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính 11 nm.

Chọn D.


Câu 13:

Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về cặp nhiễm sắc thể giới tính ở các loài động vật.

Cách giải:

Nhóm động vật: gà, bồ câu, bướm có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY.

Chọn A.


Câu 14:

Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau:

(1) Tạo lực hút đầu trên

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình thoát hơi nước ở thực vật.

Cách giải:

Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá là:

(1) Tạo lực hút đầu trên

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

Chọn A.


Câu 15:

Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội có thể xác định được bằng phép lai

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về phép lai phân tích, lai khác dòng, lai thuận nghịch, li khác thứ.

Cách giải:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cá thể trội.

Chọn A.


Câu 16:

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật phân li để giải bài tập.

Cách giải:

Phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng là phép lai A: P: Aa x aa.

Phép lai B: AA x aa → F1: 100% quả đỏ.

Phép lai C: Aa x Aa → F1: 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Phép lai D: AA x Aa → F1: 100% quả đỏ.

Chọn A.


Câu 17:

Một gen của sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nucleotit. Mạch 1 có A = ½ T = ⅓ G, mạch 2 có G = ⅔ X. Theo lí thuyết, số nucleotit loại G của gen này là

Xem đáp án

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập.

Cách giải:

Tổng số nucleotit của gen là: 1200 x 2 = 2400 (nu)

Ta có: T1 = 2A1; G1 = 3A1

và G2 = ⅔ X2 → G2 = ⅔ G1 = 2 A1.

Mà: A1 + T1 + G1 + X1 = 1200

→ A1 + 2A1 + 3A1 + 2A1 = 1200

→ A1 = 150

→ Số nucleotit loại G của gen là: G = G1 + G2 = 5 A1 = 5 x 150 = 750 (nu).

Chọn C.


Câu 18:

Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của hoán vị gen.

Cách giải:

Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Chọn A.


Câu 19:

Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về quá trình hô hấp ở thực vật.

Cách giải:

Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là rễ, giúp duy trì áp suất thẩm thấu cao của rễ, thuận lợi cho quá trình hấp thụ nước và muối khoáng.

Chọn B.


Câu 20:

Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của thường biến.

Cách giải:

Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

Chọn B.


Câu 21:

Một cơ thể động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo trứng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của quá trình phân bào.

Cách giải:

A sai, vì nếu có 3 tế bào giảm phân thì chỉ tạo ra 3 trứng.

B sai, vì cơ thể nào tạo ra tối đa số loại giao tử là: 23 = 8 (loại).

C sai. Số giao tử mang ít nhất 1 alen trội là 100%, vì cặp gen EE cho 1 loại giao tử duy nhất là E.

D đúng, vì loại giao tử mang 3 alen trội chiếm: aBDEh + abDEH + aBdEH = 1 x ½ x ½ x 1 x ½ x 3 = ⅜.

Chọn D.


Câu 22:

Ở một loài động vật, cho phép lai P: ♂ AaBbXDEXde x ♀AaBBXDEY. Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Cho các phát biểu sau:

I. Có tối đa 16 loại trứng và 4 loại tinh trùng.

II. Số loại kiểu hình tối đa có thể được tạo ra ở thế hệ sau là 15 kiểu hình.

III. Số loại kiểu gen tối đa có thể được tạo ra ở thế hệ sau là 48 kiểu gen.

IV. Số loại kiểu hình tối đa của giới đực ở đời con là 24.

V. Nếu có 5 tế bào sinh tinh ở phép lai P giảm phân bình thường, trong đó 1 tế bào xảy ra hoán vị thì số loại tinh trùng tối đa là 12.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật phân li độc lập và quy luật di truyền liên kết với giới tính để giải bài tập.

Cách giải:

P: ♂ AaBbXDEXde x ♀AaBBXDEY

I sai, số loại tinh trùng tối đa là: 2 x 2 x 4 = 16 (loại); số loại trứng tối đa là: 2 x 1 x 2 = 4 (loại).

II sai, vì số loại kiểu hình tối đa ở F1 là: 2 x 1 x 5 = 10 (loại).

III đúng, số loại kiểu gen tối đa ở đời con F1 là: 3 x 2 x 8 = 48 (loại).

IV sai, vì số loại kiểu hình tối đa ở giới đực F1 là: 2 x 1 x 1 = 2 (loại).

V đúng.

Cơ thể đực có kiểu gen AaBbXDEXde giảm phân tạo ra tối đa 16 loại tinh trùng

4 tế bào sinh tinh giảm phân không có hoán vị → Tạo ra tối đa 8 loại giao tử

1 tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị → Tạo ra 2 giao tử liên kết, 2 giao tử hoán vị

Nếu 2 tế nào liên kết không trùng với 8 loại giao tử được tạo ra từ 4 tế bào không hoán vị

→ Số loại giao tử tối đa được tạo ra là: 8 + 4 - 12 (loại)

Chọn D.


Câu 23:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 3 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 3 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 2 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa trắng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây P có kiểu gen AdaDBb.

II. F1 có tối đa 21 kiểu gen.

III. Cho cây P lai phân tích thì có thể sẽ thu được đời con có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài chiếm tỉ lệ 25%.

IV. Nếu F1 chỉ có 9 kiểu gen thì khi lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F1. Xác suất thu được cây dị hợp về cả 3 cặp gen là ⅔.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền liên kết và hóan vị gen để giải bài tập.

Cách giải:

Xét sự phân li từng cặp tính trạng ở F1:

+ thân cao / thân thấp = 3 : 1 → P: Aa x Aa

+ hoa đỏ / hoa trắng = 3 : 1 → P: Bb x Bb

+ quả tròn / quả dài = 3 : 1 → P: Dd x Dd

Xét sự phân li đồng thời của các cặp tính trạng ở F1: (3 : 1) x (3 : 1) x (3 : 1) → khác với tỉ lệ đề bài

→ Có sự di truyền liên kết

Tỉ lệ kiểu hình ở F1: 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (3 cao : 1 thấp) (1 cao, dài : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn)

→ Tính trạng chiều cao thân và tính trạng hình dạng quả di truyền liên kết.

→ P có kiểu gen: AdaDBb×AdaDBb; có thể xảy ra hoán vị gen 1 bên hoặc không có hoán vị.

I đúng

II đúng, vì nếu xảy ra hoán vị 1 bên → Số loại kiểu gen đời con = 7 x 3 = 21 (kiểu gen)

III đúng, cho P lai phân tích: AdaDBb×AdaDBb

→ Tỉ lệ A-bbdd = 25%

IV đúng.

Nếu không xảy ra hoán vị gen → Số loại kiểu gen ở F1 là 9

→ Tỉ lệ cây dị hợp 3 cặp gen = 0,5 x 0,5 = 25%

Khi lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F1, xác suất thu được cây dị hợp về cả 3 cặp gen là: 0,25 : 6/16 = ⅔.

Chọn D.


Câu 24:

Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền quần thể. Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc di truyền tuân theo định luật Hacđi - Vanbec:

p2AA + 2pq Aa + q2aa = 1

Cách giải:

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là quần thể D: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.

Chọn D.


Câu 25:

Tiến hóa nhỏ là quá trình

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Cách giải:

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, kết quả là hình thành loài mới.

Chọn D.


Câu 26:

Để giúp nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các kĩ thuật tạo cơ thể mới trong công nghệ tế bào thực vật.

Cách giải:

Để giúp nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng công nghệ tế bào.

Chọn D.5


Câu 27:

Một quần thể xuất phát có tổng tỉ lệ các cá thể đồng hợp (AA và aa) là 80%. Sau một số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc trong quần thể còn lại 2,5% thể dị hợp với 400 cây. Biết rằng cứ sau mỗi thế hệ tự thụ phấn, số cây trong quần thể tăng gấp 4 lần. Tổng số cây trong quần thể ở thế hệ xuất phát bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền quần thể để giải bài tập.

Cách giải:

P: AA + aa = 80%; Aa = 20%

Sau một số thế hệ tự thụ phấn, Aa = 2,5%

→ Số thế hệ tự phối của quần thể là: 2,5% : 20% = ⅛ => 3 thế hệ tự thụ

Số lượng cá thể của quần thể sau 3 thế hệ là: 400 : 2,5% = 16000 (cá thể)

Sau mỗi thế hệ ngẫu phối, số lượng quần thể tăng gấp 4 lần

→ Số lượng cá thể ở thế hệ xuất phát là: 250 (cây)

Chọn A.


Câu 28:

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

I. Trồng xen các loại cây ưa sáng và cây ưa bóng trong cùng một khu vườn.

II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.

III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.

IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về ổ sinh thái và kiến thức thực tiễn để giải bài tập.

Cách giải:

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động:

I. Trồng xen các loại cây ưa sáng và cây ưa bóng trong cùng một khu vườn.

III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.

IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

Chọn B.


Câu 29:

Cho phả hệ sau:

Cho phả hệ sau:   Biết mỗi bệnh đều do 1 gen có 2 alen quy định, gen quy định bệnh N nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X; người số 7 không mang alen gây bệnh của cả hai bệnh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người II. Người số 4 và người số 8 có thể có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai chỉ bị bệnh M của cặp vợ chồng 10 - 11 là 1/32. IV. Xác suất vợ chồng 10 - 11 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cả hai bệnh là 5/32. 	A. 2. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 1. (ảnh 1)

Biết mỗi bệnh đều do 1 gen có 2 alen quy định, gen quy định bệnh N nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X; người số 7 không mang alen gây bệnh của cả hai bệnh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người

II. Người số 4 và người số 8 có thể có kiểu gen giống nhau.

III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai chỉ bị bệnh M của cặp vợ chồng 10 - 11 là 1/32.

IV. Xác suất vợ chồng 10 - 11 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cả hai bệnh là 5/32.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các quy luật di truyền để giải bài tập.

Cách giải:

Vì cặp vợ chồng (1) và (2) bình thường sinh con gái (5) mắc bệnh M → Bệnh M do gen lặn trên NST thường

quy định.

Bệnh N do gen lặn trên NST giới tính X quy định (do bố (3) bị bệnh N sinh con gái không mắc bệnh).

Quy ước: A - bình thường; a - bị bệnh M

               B - bình thường; b - bị bệnh N

I sai, vì xác định được tối đa kiểu gen của 3 người: (1) AaXBY; (7) AAXBXB; (9) aaXBY.

II đúng, vì người (4) có kiểu gen A-XBX- và người (8) có kiểu gen A-XBXb.

III đúng

Tỉ lệ kiểu gen của người (6): (⅓ AA ; ⅔ Aa) XBY x (7) AAXBXB

→ Tỉ lệ kiểu gen người (10): (⅔ AA : ⅓ Aa) XBY

Tỉ lệ kiểu gen của người (11): Aa (½ XBXB : ½ XBXb)

P: (10): (⅔ AA : ⅓ Aa) XBY x (11): Aa (½ XBXB : ½ XBXb)

→ Xác suất sinh con đầu lòng là con trai chỉ bị bệnh M là: aaXBY = ⅙ x ½ x ½ x ¾ = 1/32

→ Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cả hai bệnh là:

AAXBXB + AAXBY = ⅚ x ½ x ½ x 1 = 5/16 → IV sai.

Chọn A.


Câu 30:

Một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 tần số alen A = 0,6.

II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

III. Nếu có tác động của yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về tác động của các nhân tố tiến hóa để giải bài tập.

Cách giải:

I đúng, vì quần thể xuất phát đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên sau n thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ không thay đổi.

→ Ở F1 tần số alen A = 0,6.

II sai, vì đột biến gen làm xuất hiện các alen mới → làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

III đúng, vì yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi khỏi quần thể.

IV đúng, vì tần số alen A có thể tăng lên nếu có một số lượng cá thể trội nhập cư vào quần thể.

Chọn B.


Câu 31:

Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. Tần số alen A và a của quần thể này là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền quần thể để giải bài tập. Đối với quần thể không cân bằng di truyền, tần số alen được tính theo:

Tần số alen A = tỉ lệ kiểu gen AA + tỉ lệ kiểu gen Aa : 2

Tần số alen a = 1 - A

Cách giải:

Tần số alen A là: 0,7 + 0,2 : 2 = 0,8

Tần số alen a là: 1 - 0,8 = 0,2.

Chọn A.


Câu 32:

Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật tương tác gen để giải bài tập.

Cách giải:

F1 cho toàn cây hoa đỏ → Tính trạng hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa màu trắng.

Cho F1 x aa → F2: 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ

→ Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen tương tác bổ sung quy định theo kiểu 9 : 7.

Chọn A.


Câu 33:

Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen quy định. Tiến hành 2 phép lai thu được kết quả như sau:

Bố mẹ đem lai

Kiểu hình đời con

Mắt đỏ x Mắt vàng

25% mắt đỏ : 25% mắt vàng : 25% mắt hồng : 25% mắt trắng

Mắt hồng x mắt trắng

50% mắt đỏ : 50% mắt vàng

Nếu cho các cá thể mắt vàng giao phối với cá thể mắt hồng thì kiểu hình mắt vàng ở đời con có tỉ lệ

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền đồng trội để giải bài tập.17

Cách giải:

Tính trạng màu mắt do 1 gen có 3 alen quy định (A1, A2, A3)

Phép lai 1: mắt đỏ x mắt vàng → F1 cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 → Mắt trắng là lặn so với mắt đỏ và mắt vàng

Quy ước: A1 - mắt đỏ; A2 - mắt vàng; A3 - mắt trắng

Từ phép lai 2 → Mắt hồng là kiểu hình trung gian giữa mắt đỏ và mắt vàng

(A1 - mắt đỏ trội không hoàn toàn so với A2 - mắt vàng; A1A2 quy định mặt hồng)

P1: A1A3 x A2A3 → F1: 1 A1A2 (mắt hồng) : 1 A1A3 (mắt đỏ) : 1 A2A3 (mắt vàng) : 1 A3A3 (mắt trắng).

P2: A1A2 x A3A3 → F1: 1 A1A3 (mắt đỏ) : 1 A2A3 (mắt vàng)

Nếu cho các cá thể mắt vàng giao phối với cá thể mắt hồng: A2A3 x A1A2

→ Mắt vàng đời con = 50%

Chọn C.


Câu 34:

Gen A nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không có alen trên Y) có 7 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 5 alen. Ở giới XX của quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đồng hợp về gen A và dị hợp về gen B?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về cách tính kiểu gen trong quần thể.

Cách giải:

Ở giới XX, số loại kiểu gen đồng hợp về gen A là: 7 (kiểu gen)

Số loại kiểu gen về gen B là: 5 x 6 : 2 - 5 = 10 (kiểu gen)

→ Số loại kiểu gen đồng hợp về gen A và dị hợp về gen B là: 7 x 10 = 70 (kiểu gen)

Chọn B.


Câu 35:

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các kiểu phân bố cá thể của quần thể trong không gian.

Cách giải:

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái: giúp giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Chọn A.


Câu 36:

Một cá thể chứa các cặp gen dị hợp giảm phân bình thường thấy xuất hiện loại giao tử AE BD với tỉ lệ 17,5%. Hãy cho biết loại giao tử nào sau đây còn có thể được tạo ra từ quá trình trên, nếu xảy ra hoán vị chỉ ở cặp gen Aa?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình hình thành giao tử trong giảm phân.

Cách giải:

Chỉ xảy ra hoán vị gen ở cặp gen Aa → BD = bd = 50%

Giao tử AE BD = 17,5% → Tỉ lệ giao tử AE = 17,5% : 50% = 35%

Vì vậy giao tử AE là giao tử liên kết

AE = ae = 35%; Ae = aE = 15%

→ Giao tử Ae BD = 15% x 50% = 7,5%.

Chọn D.


Câu 37:

Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về sự biến đổi của sinh vật trong các đại địa chất.

Cách giải:

Sự kiện thuộc về đại Cổ sinh là: Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát.

Chọn B.


Câu 39:

Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến đựợc kí hiệu từ 1 đến 6 có số lượng NST ở kì giữa trong một tế bào sinh dưỡng như sau .

Thể đột biến

I

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48

84

72

36

60

108

Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thế hệ đột biến là bằng nhau . Trong các thể đột biến trên , các thể đột biến đa bội chẵn là

Xem đáp án

+ Số nhóm gen liên kết của loài bằng số NST trong bộ NST đơn bội.

+ Vì n = 12 => 2n = 24

+ Vào kì giữa nguyên phân, mỗi tế bào có 2n NST kép.

+ Suy ra thể đột biến I có 48 = 12 × 4 là thể 4n.

Thể đột biến II có 84 = 12 × 7 là thể 7n

Thể đột biến III có 72 = 12 × 6 là thể 6n

Thể đột biến IV có 36 = 12 × 3 là thể 3n

Thể đột biến V có 60 = 12 × 5 là thể 5n

Thể đột biến VI có 108 = 12 × 9 là thể 9n

Vậy, trong 6 thể đột biến có thể đột biến của loài I và III là các thể đột biến đa bội chẵn.

Chọn C.


Câu 40:

Cho những ví dụ sau, những ví dụ về cơ quan tương đồng là

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.

(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.

(3) Mang cá và mang tôm.

(4) Chi trước của thú và tay người.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các bằng chứng giải phẫu so sánh để chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài sinh vật.

Cách giải:

Ví dụ về cơ quan tương đồng là:

(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.

(4) Chi trước của thú và tay người.

Ví dụ: cánh dơi và cánh côn trùng cùng với mang cá và mang tôm là cơ quan tương tự.

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay