(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Hoàng Diệu Nguyễn Hiền - Phạm Phú Thứ Lương Thế Vinh (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Hoàng Diệu Nguyễn Hiền - Phạm Phú Thứ Lương Thế Vinh (Lần 1) có đáp án
-
960 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp nào sau đây?
Phương pháp:
|
Lai khác dòng |
Lai khác thứ |
Lai khác loài |
Lai cùng dòng |
Lai xa |
Cách thức |
Lai 2 dòng có kiểu gen khác nhau.
|
Tổ hợp 2 hay một số giống có kiểu gen khác nhau để tạo giống mới. |
Con lai khác loài được lai tạo thông qua sự giao phối giữa hai cá thể khác loại, thông thường là hai loài trong cùng 1 chi. |
Cho các cá thể đem lai tự thụ hoặc giao phối cận huyết.
|
Là sự tổ hợp vật chất di truyền của 2 loài khác xa nhau. Thường kết hợp với đa bội hóa.
|
Vai trò |
Tạo ưu thế lai
|
Tạo ưu thế lai |
Thông thường tạo ra con lại bất thụ. |
Tạo dòng thuần.
|
Tạo loài mới.
|
Ví dụ |
Ngô lai F1 năng suất cao hơn 20-30% so với giống hiện có. |
Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống DT10 (năng suất cao) với OM80 (chất. lượng cao) có năng suất và chất lượng cao. |
Con ngựa lai con lừa sinh ra con la.
|
Cho Hà Lan tự thụ phấn tạo dòng thuần.
|
Cây pomato (cây lai giữa tomato cà chua và potato khoai tây)
|
Cách giải:
Từ bảng trên, để tạo được dòng thuần thì phải dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
Chọn B.
Câu 2:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có thể có đường kính lần lượt là:
Phương pháp:
Kiến thức cần nhớ về cấu trúc nhiễm sắc thể:
Mức xoắn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tên gọi |
DNA mạch kép |
Sợi cơ bản |
Sợi nhiễm sắc |
Vùng xếp cuộn |
Cromatit |
Đường kính |
2nm |
11nm |
30nm |
300nm |
700nm |
Cách giải:
Nhìn vào phương pháp, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 11nm và 30nm.
Chọn C.
Câu 3:
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là gì?
Phương pháp:
Ưu thế lai là hiện tượng con lai mang những tính trạng vượt trội của bố và mẹ.
Cách giải:
Như vậy, hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là ưu thế lai.
Chọn D.
Câu 4:
Lưỡng cư sống được ở nước cạn là vì:
Phương pháp:
Lưỡng cư là lớp sinh vật đầu tiên sống được trên môi trường cạn nhưng không hoàn toàn nên có một số đặc điểm thích nghi như sau:
+ Da ẩm, có thể hô hấp qua cả da và phổi.
+ Bộ xương xốp và đa số là sụn, nhẹ, dễ di chuyển trên mặt đất.
+ Chân có màng bơi, nối liền xương đuồi và xương chậu vào cùng 1 khớp nên ếch có thể nhảy trên mặt đất.
+ ......
Cách giải:
Ý A, sai. Vì nếu chỉ dùng phổi, lưỡng cư không thể tối ưu hô hấp trong môi trường nước.
Ý B, sai. Vì đề bài đang hỏi đặc điểm thích nghi của lưỡng cư với môi trường.
Ý C, đúng.
Ý D, sai. Vì da lưỡng cư luôn ẩm.
Chọn C.
Câu 5:
Thứ tự đúng trong quy trình công nghệ nhân bản cừu Đoly.
1. Tách tế bào trứng của cừu số 1 và loại bỏ nhân của tế bào trứng này.
2. Tách tế bào tuyến vú của cừu số 2 và lấy nhân.
3. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng dã bị loại bỏ nhân.
4. Nuôi cấy trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi.
5. Nuôi phôi trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành cơ thể trọn vẹn.
6. Cấy phôi vào tử cung con cừu khác để phôi phát triển và sinh nở bình thường.
Phương pháp:
Quy trình nhân bản cừu Đoly diễn ra theo các bước như hình sau:
Cách giải:
Theo quy trình trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào để tạo cừu Dolly, ta chọn các phương án lần lượt là 1,2,3,4,6.
Chọn D.
Câu 6:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có Lac và khi môi trường không có Lactose?
Phương pháp:
Cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac diễn ra như sau:
- Khi trong môi trường có Lactose:
+ Lactose liên kết với protein ức chế.
+ Protein ức chế không thể liên kết với vùng O trong cấu trúc của Operon.
+ RNA polymerase bám vào và tiến hành phiên mã như bình thường.
- Khi trong môi trường không có Lactose:
+ Protein ức chế liên kết với vùng O làm cho gen không thể phiên mã được.
Cách giải:
Như vậy, có thể thấy khi trong môi trường có lactose hay không thì protein ức chế vẫn được hình thành.
Chọn A.
Câu 7:
Nitrogen có vai trò gì trong cơ thể thực vật?
Phương pháp:
Nitrogen là nguyên tố đại lượng tham gia chủ yếu vào thành phần cấu trúc của tế bào thực vật.
Cách giải:
Ý A, sai. Vai trò nêu ra ở đáp án là vai trò của Kali.
Ý B, sai. Màng tế bào có bản chất là Phospholipid không có sự tham gia của N.
Ý C, đúng.
Ý D. sai. Phospholipid không có sự tham gia của N.
Chọn C.
Câu 8:
Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và
Phương pháp:
Tế bào mạch gỗ là tế bào chuyên trách với chức năng vận chuyển nước, bao gồm các tế bào chết, thành dày và được thấm Lignin.
Cách giải:
Do tế bào mạch gỗ là các tế bào chết, do đó các loại tế bào như tế bào nội bì, biểu bì, lông hút là các tế bào sống.
Chọn C.
Câu 9:
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
Phương pháp:
Đột biến là phương pháp sử dụng các tác nhân vật, lí hóa học sinh học để làm thay đổi cấu trúc của bộ máy di truyền ở sinh vật.
Cách giải:
Vì các lý do về nhân đạo, tác nhân đột biến thường không được sử dụng ở động vật vì động vật có hệ thần kinh phát triển cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong bộ máy di truyền vẫn ảnh hưởng các chức năng sinh hoạt bình thường của động vật hoặc có thể gây chết.
Do đó, trong tạo giống, chỉ dùng phương pháp gây đột biến cho vi sinh vật và thực vật.
Chọn C.
Câu 10:
Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
Phương pháp:
Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa được biểu diễn ở bảng sau:
Cơ quan tiêu hóa |
Chưa có cơ quan tiêu hóa |
Tiêu hóa trong túi tiêu hóa |
Tiêu hóa trong ống tiêu hóa |
Hình thức tiêu hóa |
Tiêu hóa nội bào |
Tiêu hóa nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào |
Tiêu hóa ngoại bào |
Cách giải:
Dựa vào bảng trên, những loài chưa có cơ quan tiêu hòa thì sẽ tiến hành tiêu hóa nội bào.
Chọn B.
Câu 11:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
Phương pháp:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng rộng hơn là con đường thoát hơi nước ở lá, quá trình này gồm 2 con đường:
+ Thoát hơi nước qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bởi việc đóng, mở khí khổng.
+ Thoát hơi nước qua Kutin: Vận tốc chậm, không được điều chỉnh, tốc độ phụ thuộc vào độ dày mỏng của lớp Kutin.
Cách giải:
Như vậy, thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhanh hay chậm chỉ là tương đối, tuy nhiên sẽ nhanh hơn so với con đường thoát hơi nước qua Kutin.
Chọn A.
Câu 12:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò:
Phương pháp:
Vai trò của gen điều hòa là tạo ra các sản phẩm có chức năng điều hòa hoạt động của các gen khác.
Cách giải:
Gen R điều hòa hoạt động của Operon Lac bằng cách tạo ra protein ức chế quá trình phiên mã của Operon Lac.
Chọn A.Câu 13:
Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Tổ hợp gen đã được chọn cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần đề tạo ra giống thuần chủng.
2. Tạo các dòng thuần chủng có kiểu gen các nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau và chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
Phương pháp:
Nắm vững các quy tắc chọn tạo ưu thế lai:
+ Tạo các dòng thuần chủng.
+ Cho các giống thuần chủng khác nhau các cặp tính trạng tương phản để tạo ra ưu thế lai và tổ hợp gen mong muốn.
Cách giải:
Dựa vào phương pháp, các bước thích hợp để tạo ưu thế lai là 2, 3, 1.
Chọn C.
Câu 14:
Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
Phương pháp:
Có 2 phát biểu cần nhớ về hiệu suất trao đổi khí ở động vật:
+ Phổi chim là cơ quan thực hiện trao đổi khí trên cạn hiệu quả nhất.
+ Mang cá là cơ quan thực hiện trao đổi khí dưới nước hiệu quả nhất.
Cách giải:
Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất là phổi chim.
Chọn C.
Câu 15:
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
Phương pháp:
Tiêu hóa cơ bản được thực hiện do sợ co bóp của các cơ hay tác động vật lí làm nhỏ thức ăn.
Tiêu hóa hóa học là quá trình làm nhỏ thức ăn bằng các enzyme có trong tuyến tiêu hóa.
Cách giải:
Trong ống tiêu hóa vừa có sự co bóp của các cơ quan tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Chọn A.
Câu 16:
Cấy truyền phôi có ý nghĩa nào sau đây?
Phương pháp:
Cấy truyền phôi là quá trình mang phôi tạo ra từ 1 hợp tử cấy truyền vào tử cung của các con cái khác nhau.
Việc cấy truyền phôi cho phép các cơ thể mẹ khác nhau sinh ra các con cái giống nhau.
Cách giải:
Dựa vào phương pháp, ta hiểu được cấy truyền phôi có thể tạo ra nhiều vật nuôi có kiểu gen giống nhau.
Chọn D.
Câu 17:
Trong quá trình nhân đôi DNA, một trong những vai trò của enzyme DNA pol là:
Phương pháp:
Một số vai trò của DNA Polymerase:
+ Xúc tác hình thành liên kết phosphodiester, kéo dài chuỗi Polynucleotide.
+ Có thể nhận dạng các Nucleoside triphosphate để tổng hợp đúng theo mạch khuôn.13
+ Chỉ tổng hợp mạch DNA mới theo chiều 5’P-3’OH.
+ Cần đoạn mồi.
+ Có khả năng sửa sai trong quá trình tái bản.
Cách giải:
A Sai. Enzyme helicase mới là enzyme tham gia cắt đứt liên kết H.
B Đúng.
C Sai. Enzyme Ligase mới là enzyme tham gia nối các đoạn Okazaki.
D Sai. Enzyme tham gia tháo xoắn 2 mạch của phân tử DNA là RNA polymerase.
Chọn B.
Câu 18:
Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có
Phương pháp:
Vận chuyển chủ động là hình thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, tiêu tốn năng lượng và tùy theo nhu cầu của tế bào.
Cách giải:
A đúng.
B sai. Đây là quá trình vận chuyển thụ động các ion tích điện, phân cực.
C sai. Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng.
D sai. Đây là quá trình vận chuyển thụ động.
Chọn A.
Câu 19:
Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là:
Phương pháp:
Dưới đây là sơ đồ 1 số ống tiêu hóa thường gặp ở động vật có xương sống:
Cách giải:
Dựa vào phương pháp, ta có thể rút ra quá trình tiêu hóa trong ống tiêu hóa của chim diễn ra như sau:
1 – Miệng; 2 – Thực quản; 3 – Diều; 4 – Dạ dày tuyến; 5 – Dạ dày cơ; 6 – Ruột; 7 – Hậu môn.
Chọn A.
Câu 20:
Trong các đặc điểm sau đây, mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm?
1. Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
2. Gồm những tế bào chết.
3. Thành tế bào được linhin hóa.
4. Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
5. Gồm những tế bào sống.
Phương pháp:
Nắm được các đặc điểm cấu tạo của hệ thống mạch gỗ phù hợp với chức năng:
+ Thành tế bào dày, hóa gỗ, thấm lignin.
+ Quản bào và mạch ống.
+ Chiều vận chuyển từ rễ lên lá.
Quản bào |
Mạch ống |
- Ông hẹp, dài, thon về 2 đầu. - Đầu tận cùng thủng thành nhiều lỗ nhỏ, trên vách bên có nhiều lỗ bên. - Có ở mọi tế bào thực vật có mạch. - Là các tế bào chết, xếp chồng lên nhau theo các vạt xiên ở đầu tận cùng |
- Ống rộng, ngắn, hình trụ. - Đầu tận cùng thủng lỗ lớn, vách bên có các lỗ nhỏ. - Chỉ có ở thực vật hạt kín và một nhóm thực vật hạt trần bộ Dây gắm. - Là các tế bào chết, xếp chồng lên nhau tạo thành hệ thống ống thông. |
Cách giải:
Sử dụng phương pháp trên ta rút ra được các phát biểu đúng là:
(2); (3); (4).
Chọn C.
Câu 21:
Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
1. Thức ăn được ợ lên ở miệng để nhai lại.
2. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ.
3. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
4. Thức ăn được trốn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzyme tiêu
hóa Xenlulozo.
Phương án trả lời đúng là:
Phương pháp:
Tiêu hóa ở dạ dày có dạ lá sách thì tức là tiêu hóa hóa ở động vật nhai lại.
Cấu tạo dạ dày của động vật nhai lại gồm 4 ngăn: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Trong đó, dạ dày chính thức là dạ múi khế và dạ múi khế có đầy đủ chức năng của một dạ dày bình thường (dạ dày của người tiết pepsin và HCl).
Cách giải:
Dựa vào phương pháp:
1. Đúng.
2. Đúng.
3. Sai. Vì hấp thụ nước ở dạ dày chỉ xuất hiện ở các loài sống ở sa mạc.
4. Đúng. Quá trình này diễn ra ở dạ lá sách.
Chọn C.
Câu 22:
Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình đôi DNA và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
Phương pháp:
Nắm được các đặc điểm của quá trình nhân đôi và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực.
Cách giải:
Xét từng ý một:
A đúng. Vì đều diễn ra sự kết cặp giữa các Nu.
B sai. Chỉ có nhân đôi DNA mới cần quá trình nối các đoạn Okazaki.
C sai. Quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên 1 đoạn DNA mang thông tin mã hóa cho mRNA.
D sai. Chỉ có nhân đôi DNA mới cần sự xúc tác của DNApol.
Chọn A.
Câu 23:
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã như sau:
1. RNA polymerase bắt đầu tổng hợp mRNA tại vị trí đặc hiệu ( khởi đầu phiên mã).
2. RNA polymerase bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ 5’
3. RNA polymerase trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’5’
4. Khi RNA polymerase di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:
Phương pháp:
Trình bày được các bước quá trình phiên mã:
- Nhận biết vị trí phiên mã.
- RNApol bắt đầu tổng hợp mRNA.
- RNApol kéo dài chuỗi polyNu.
- Kết thúc quá trình phiên mã.
Cách giải:
Dựa vào phương pháp, ta rút ra được các bước của quá trình phiên mã theo thứ tự sau:
2- RNA polymerase bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ 5’
1- RNA polymerase bắt đầu tổng hợp mRNA tại vị trí đặc hiệu ( khởi đầu phiên mã).
3- RNA polymerase trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’5’
4- Khi RNA polymerase di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Chọn C.
Câu 24:
Dạng đột biến điểm nào sau đây làm cho gen bị tăng 1 liên kết Hidro.
Phương pháp:
Mất một cặp G-X giảm 3 liên kết H. Thêm một cặp G-X thêm 3 liên kết H.
Mất một cặp A-T giảm 2 liên kết H. Thêm một cặp A- T thêm 2 liên kết H.
Cách giải:
Tăng một liên kết H: tức là mất 1 cặp A-T; thay bằng 1 cặp G-X.
Chọn C.
Câu 25:
Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm ngoài nhân?
Phương pháp:
Gen nằm trong nhân là gen trong ti thể hoặc lục lạp. Các gen này di truyền theo dòng mẹ.
Cách giải:
A Sai. Vì gen trong ti thể tồn tại ở dạng vòng chứ không thành từng cặp tương đồng.
B Sai. Trong quá trình phân bào gen trong tế bào chất không phân đều về 2 tế bào con.
C Đúng.
D Sai. Do gen di truyền theo theo dòng mẹ nên đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Chọn C.
Câu 26:
Khi nói về quá trình nhân đổi DNA (tái bản DNA) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Phương pháp:
Nắm được tác động của các enzyme trong quá trình nhân đôi DNA.
Cách giải:
A đúng. Tháo xoắn phân tử DNA là vai trò của RNApol.
B đúng. Quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân thực được chia thành nhiều đơn vị tái bản.
C đúng.
D sai. Do nhân đôi ở sinh vật nhân thực chia làm nhiều đơn vị tái bản, hai mạch con của DNA mẹ đều có tác động của Ligase.
Chọn D.
Câu 27:
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây có ưu thế lai cao nhất?
Phương pháp:
Giả thuyết siêu trội phát biểu rằng: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, do hiệu quả hỗ trợ giữa 2 alen khác nhau của cùng 1 gen dẫn đến con lai có những kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ.
Cách giải:
Kết quả đời con của phép lai nào có nhiều kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen nhiều nhất thì sẽ có ưu thế lai cao nhất.
A đời con không có cặp gen dị hợp nào
B đời con chỉ có 1 cặp gen dị hợp AABBCc
C đời con có tối đa 1 cặp gen dị hợp AabbCC.
D đời con có tối đa 3 cặp gen dị hợp AaBbCc.
Chọn D.
Câu 28:
Một gen ở nhân sơ có chiều dai 4080Ao và 3075 liên kết H. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết H. Khi gen đột biến này tự nhân đôi thì số Nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là:
Phương pháp:
Bước 1: Tính số Nu từng loại của gen đột biến.
Bước 2: Tính số Nu từng loại môi trường cung cấp.
Amt = Tmt = Ađb × (2n – 1)
Gmt = Xmt = Xđb× (2n – 1)
Cách giải:
Gen dài
Gen có 3075 liên kết (2)
Từ (1) và (2) ta tính được
Gen bị đột biến mất 1 liến kết thay 1 cặp bằng 1 cặp
Gen bị đột biến có
Do gen nhân đôi 1 lần nên n=1. Từ đó suy ra số Nu môi trường cung cấp trùng với cố Nu từng loại của gen đột biến.
Chọn C.
Câu 29:
Cho một loài thực vật, xét 1 gen có 3 alen; alen A quy định hoa đỏ, alen A2 quy định hoa vàng, alen A3 quy định hoa trắng. Phép lai P: cây hoa đỏ lai với cây hoa vàng, thu được F1 có 50% cây hoa đỏ; 25% cây hoa vàng: 25% cây hoa trắng. F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số cây hoa vàng chiếm tỉ lệ.
Phương pháp:
Bước 1: Viết được sơ đồ lai từ đến .
Bước 2: Viết được tì lệ giao tử ở .
Bước 3: Ti lệ hoa vàng ở
Cách giải:
Quy ước gen: A đỏ; : vàng; : trắng.
P: đỏ vàng trắng .
Sơ đồ lai:
P: Đó Vàng
.
Tỉ lệ giao tử ở .
có tỉ lệ hoa vàng
Chọn C.
Câu 30:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb: 0,2AaBb: 0,2Aabb: 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 8 kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở f2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính tỉ lệ giao từ qua n thế hệ tự thụ:
Cách giải:
Ỳ 1 , sai. Có tối đa 9 kiểu gen ở đời con do tự thụ tạo ra.
Ý 2 , đúng. Đây là quần thể tự thụ phấn, không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác nên tỉ lệ dị hợp giảm dần qua từng thế hệ.
Y 3 , sai.
Bước 1: Tính tỉ lệ kiểu gen do thể dị hợp tự thụ qua 2 thế hệ.
Bước 2:
- Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở F2:
Tổng lại tỉ lệ thân cao, hoa đỏ ở
- Tỉ lệ thân cao, hoa đỏ dị hợp ở :
- Tỉ lệ thân cao, hoa đỏ dị hợp trong tồng số thân cao, hoa đỏ ở
Đề bài hỏi 3 ý, nhưng đáp số có phương án 4 đáp án đúng ??
Chọn B.
Câu 31:
Ở 1 loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa có 2 dạng đỏ và trắng. Cho cây hoa đỏ lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 3 trắng: 1 đỏ. Tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi.
Phương pháp:
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể đồng hợp lặn.
Cách giải:
P: Cho cây hoa lai phân tích.
Fa: 3 trắng: 1 đỏ.
Đây là kết quả của phép lai phân tích 1 tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen, tương tác bổ sung với nhau.
P: AaBb x aabb
Fa: AaBb: aaBb: Aabb: aabb → Tỉ lệ kiểu hình ở Fa: 3 trắng: 1 đỏ.
Chọn B.
Câu 32:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cả thể F1 có kiểu hình lặn về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ
Phương pháp:
Áp dụng các công thức tính tỉ lệ kiểu hình qua 1 thế hệ.
Cách giải:
Cá thể có kiểu hình lặn về 2 cặp gen có thế là:
Tổng tỉ lệ cá thể có 2 kiểu hình lặn ở F1 là 16,91%
Chọn A.
Câu 33:
Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các Nu. Gen trội D chứa 17,5% số Nu loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra?
Phương pháp:
Bước 1: Tỉnh số Nu mỗi loại trong từng alen D, alen d.
Bước 2: Tính số lượng Từng loại trong các loại giao tử có thể tạo ra.
Cách giải:
- Mỗi alen trong cặp dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste mỗi gen có khoảng 2998 + 2 = 3000 Nu.
Alen D có:
A = T = 3000 × 17,5% = 525 (Nu)
G = X = 1500 – 525 = 975 ( Nu)
Alen d có:
A = T = G = X = 750 (Nu).
- Ddd có thể tạo ra các loại giao tử Dd; d ; D; dd.
Số lượng Nu từng loại trong các loại giao tử đột biến.
Số lượng Nu từng loại |
A |
T |
G |
X |
Dd |
1275 |
1275 |
1725 |
1725 |
d |
750 |
750 |
750 |
750 |
D |
525 |
525 |
975 |
975 |
dd |
1500 |
1500 |
1500 |
1500 |
Chọn C.
Câu 34:
Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7CC: 0,3cc. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ, sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ các cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến, không có di nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau:
Phương pháp:
Bước 1: Tính tỉ lệ cá thể của quần thể qua 3 thế hệ giao phấn.
Bước 2: Tính tỉ lệ cá thể của quần thể qua 4 thế hệ tự phối. Theo công thức của quần thể tự phối.
Cách giải:
P: .
G:
Do qua ngẫu phối, tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không đổi, do đó qua 4 thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen của quần thể là:
.
tự thụ phấn 3 thế hệ, tạo ra , tỉ lệ các cá thể dị hợp trong quần thể ở là:
Chọn C.
Câu 35:
Ở đậu hà lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho 2 cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% thân cao, hoa đỏ: 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ: 12,5% thân cao, hoa trắng: 12,5% thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là
Phương pháp:
- Phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng.
- Tổ hợp các tính trạng lại với nhau.
Cách giải:
- Xét tính trạng hình dạng thân:
P x P tạo F1 có: 0,5 Aa : 0,5 aa P: Aa × aa.
- Xét tính trạng màu sắc hoa:
P x P tạo F1 có 3 (1 BB: 2Bb) : 1 bb P: Bb × Bb.
Tỉ lệ phân li kiểu gen (1:1). (1:2:1) = 2:2:1:1:1:1.
Chọn C.
Câu 36:
Cho P có kiểu gen Aa1a1 x Aaa1. Đời con có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? Biết rằng kiểu hình hoa màu đỏ (A) trội hoàn toàn so với màu hoa hồng (a) và hoa hồng trội hoàn toàn so với hóa trắng (a1).
Phương pháp:
Viết tỉ lệ giao tử và tổ hợp các loại giao tử để suy ra kiểu hình đời con.
Dùng khung tam giác để viết tỉ lệ giao từ:
Cách giải:
cho giao từ với ti lệ
cho giao tử với ti lệ
Tỉ lệ hoa đỏ ở đời con:
Ti lệ hoa hồng ở đời con:
Ti lệ hoa trắng ở đời con:
Tỉ lệ đỏ: hồng: trắng .
Chọn C.
Câu 37:
Một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen quy định; hình dạng quả do 2 cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Phép lai P: hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có 40,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 34.5% cây hoa đỏ, quả dài : 15,75% cây hoa trắng, quả tròn : 9,25% cây hoa trắng, quả dài. Cho biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Bước 1: Xét tỉ lệ phân li tính trạng, tìm quy luật di truyền, kiểu gen của P.
Bước 2: Từ tỉ lệ kiểu hình đề cho, phân tích tỉ lệ, xét các trường hợp có thể xảy ra.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
- Tỉ lệ phân li tính trạng của từng cặp gen.
+ Tính trạng màu hoa: Đỏ : trắng = 3:1 tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định.
Quy ước: D: đỏ; d: trắng. Kiểu gen của P: Dd × Dd.
+ Tình trạng hình dạng quả : Tròn : dài tính trạng do 2 gen mỗi gen 2 alen tương tác bổ sung quy định.
Quy ước: : tròn ; tất cả các kiểu gen còn lại quy định quả dài. Kiểu gen của
Nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình là (9:7). (3:1) khác với tỉ lệ đề bài một trong 2 gen quy định hình dạng quả liên kết với gen quy định màu hoa.
+ Ta có tỉ lệ kiểu hình ở có:
. Giả sừ B liên kết với .
Có thế xảy :
TH1: P:
TH2: P:Aa
+ Xét các phát biểu:
Ý A, sai. Hoa trắng, qua dài
Ý B, đúng.
Ý C, đúng. F1 có hoa đỏ, quả dài kiểu gen .
Ý D, đúng. Đúng cho cả 2 trường hợp vì:
Hoa đỏ, quả dài .
Chọn A.
Câu 38:
Ở gà, gen quy định màu lông nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X có hai alen; alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên NST thường có 2 alen; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Phép lai P: ♂ lông vằn, chân thấp thuần chủng x ♀ lông không vằn, chân cao thuần chủng, thu được F1. Cho giao phối với nhau thu được F2. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng về F2?
I. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
II. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao.
III.Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống.
IV. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
Phương pháp:
- Ở gà, XX là con đực, XY là con cái.
Bước 1: Viết sơ đồ lai.
Bước 2: Xét từng ý trong đề bài.
Cách giải:
P: ♂ lông vằn, chân thấp thuần chủng x ♀ lông không vằn, chân cao thuần chủng
P: ♂ XAXAbb x ♀ XaYBB
F1: ♂ XAXa Bb
♀ XAY Bb
F1 x F1:
F2:
Ý 1 , đúng. Đều bằng
Ý 2 , sai. gà trống lông vằn, chân thấp
gà mái lông vằn, chân
Ý 3 , sai. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà mái.
Ỳ 4 , sai. gà trống lông vằn, chân thấp
gà mái lông không vằn, chân cao
Chọn D.
Câu 39:
Ở một loài chim alen A: chân cao; alen a: chân thấp, alen B: lông đuôi dài, alen b: lông đuôi ngắn. Cho chim thuần chân cao, lông đuôi dài giao phối với chim thuần chủng chân thấp, lông đuôi ngắn thu được F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài. Cho chim mái F1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn thu được F2 như sau: 25% chim trống chân cao, lông đuôi dài: 25% chim trống chân thấp, lông đuôi dài: 25% chim mái chân thấp, lông đuôi ngắn: 25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn. Nếu cho các chim F2 giao phối tự do với nhau thì tỉ lệ chim trống chân cao, lông đuôi dài thu được ở đời lai là:
Phương pháp:
- Ở chim, XX là con đực, XY là con cái.
Bước 1: Xét tỉ lệ phân li của từng tính trạng, biện luận quy luật di truyền, xác định kiểu gen của P.
Bước 2: Vẽ sơ đồ lai, tỉ lệ phân li của từng cặp tình trạng rồi tổ hợp lại ở F3.
Cách giải:
- Xét riêng từng tính trạng:
+ Tính trạng chiều cao chân ở F2 biểu hiện đều ở 2 giới ? gen Aa nằm trên NST thường.
+ Tính trạng độ dài đuổi biểu hiện không đều ở 2 giới ? gen Bb nằm trên NST giới tính chỉ có alen trên X
không có alen tương ứng trên Y.
- Từ kiểu gen của F2 suy ra con cái F1 có kiểu gen AaXBY.
- Nếu chim mái F1 lai với chim trống chân thấp không đuôi ngắn:
tạo (1Aa: 1aa)
+ F2 giao phối tự do tạo F3 có tỉ lệ trống cao, dài:
Chọn D.
Câu 40:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A,a và B,b phân li độc lập quy định. Kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định quả dẹt; kiểu gen chỉ có một trong hai loại alen trội A hoặc B quy định quả tròn; kiểu gen không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ: 1 cây quả tròn, hoa trắng. Biết rằng không có hoán vị gen. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P có thể là
II. Trong số các cây quả trong, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm 20%.
III. Ở F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình quả tròn, hoa đỏ.
IV. Cho P lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
Phương pháp:
Bước 1: Xét sự di truyền của từng tính trạng.
Bước 2: Biện luận quy luật di truyền.
Bước 3: Kiểm định từng ý.
Cách giải:
P : Quả dẹt, hoa đỏ x Quả dẹt, hoa đỏ.
F1: 6 quả dẹt, hoa đỏ.
5 quả tròn, hoa đỏ.
3 quả dẹt, hoa trắng.
1 quả dài, hoa trắng.
1 quả tròn, hoa trắng.
Xét tính trạng hình dạng quả: ở F1, Dẹt: tròn: dài = 9:6:1 P: AaBb x AaBb.
Xét tính trạng màu hòa: ở F1, đỏ: trắng = 3 : 1 P: Dd x Dd.
Ta có, (9:6:1). (3:1) khác với tỉ lệ đề bài → đã có sự liên kết giữa A hoặc B với gen D.
Trong TH này, giả sử A liên kết với D.
Lại có, quả dẹt, hoa đỏ không có kiểu gen ở kiểu gen của là liên kết chéo, không hoán vị gen.
, sai.
Ý 2 , đúng. Ở , quả tròn, hoa đỏ thuần chủng
Tỉ lệ quả tròn, hoa đỏ thuần chủng / quả tròn, hoa đỏ ở
Ý 3 , đúng. Có 3 kiểu gen quy định quả tròn, hoa đỏ:
Ý 4 , sai. cho tỉ lệ kiểu hình đời con là 1:1:1:1
Chọn D.