(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 24) có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 24) có đáp án
-
959 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong cơ thể thực vật, nguyên tố magie là thành phần cấu tạo của thành phần nào?
Chọn A
Câu 3:
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
Chọn D
Câu 4:
Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen AB trong ống nghiệm, sau đó xử lý bằng hóa chất cônsixin. Theo lý thuyết, có thể tạo ra dòng tế bào lượng bội có kiểu gen
Chọn A
Câu 6:
Nếu quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có hoán vị gen xảy ra thì cơ thể có kiểu gen nào sau đây cho ít loại giao tử nhất?
Chọn D
Câu 7:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ cơ quan/ hệ cơ quan nào sau đây ?
Chọn B
Câu 8:
Một axit amin có thể do nhiều bộ ba cùng quy định, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính chất
Chọn B
Câu 11:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Đột biến số lượng NST là dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào.
Cách giải:
A sai, đột biến NST không làm thay đổi số lượng gen có trên mỗi NST.
Chọn A
Câu 13:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thảnh phần kiểu gen của quần thể?
Phương pháp:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, mang lại alen mới cho quần thể, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.
Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen, chỉ thay đổi thành phần kiểu gen.
Cách giải:
Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Chọn D
Câu 14:
Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Nếu không xét đến vai trò của giới tính. Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình trội, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
Đáp án C.
Có 3 phép lai thỏa mãn là AA x AA/Aa/aa.
Câu 16:
Dạng đột biến điểm nào sau đây chỉ gây biến đổi tối đa 1 bộ ba trong chuỗi polypeptit?
Phương pháp:
Đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.
Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit sẽ làm thay axit amin này bằng axit amin khác.
Cách giải:
Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba ngay trước mã kết thúc sẽ làm thay đổi tối đa 1 axit amin.
A sai, C sai nếu mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit thì trình tự axit amin từ điểm đột biến bị thay đổi thay đổi nhiều axit amin.
D sai, đột biến thay thế 2 cặp nucleotit ở 2 bộ ba khác nhau sẽ làm thay đổi 2 axit amin.
Chọn B
Câu 17:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A sai, trong quá trình hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá, CLTN vẫn tác động để giữ lại cá thể có kiểu hình thích nghi.
B sai, hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở các quần thể khác khu vực địa lí.
C sai, quá trình hình thành quần thể thích nghi có thể không dẫn tới hình thành loài mới.
D đúng, cách li sinh thái là trong hình thành loài cùng khu vực.
Chọn D
Câu 18:
Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, kết luận nào sau đây sai?
Chọn D
Câu 21:
Ví dụ nào sau đây mô tả về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật có tính chu kì?
Phương pháp:
Biến động số lượng cá thể
+ Không theo chu kì: tăng hoặc giảm số lượng đột ngột có thể do thiên tai, biến đổi bất thường của môi trường.
+ Theo chu kì: tăng hoặc giảm theo chu kì
Cách giải:
Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm là ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì mùa.
A,C,D là biến động số lượng không theo chu kì.
Chọn B
Câu 22:
Sống trên cây rau xanh, những con sâu màu đỏ sẽ dễ bị chim sâu ăn thịt hơn những con sâu màu xanh. Đây là ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Chọn D
Câu 23:
Một quần thể của một loài thực vật, xét gen I có 2 alen A và a; gen II có 3 alen B1; B2; B3. Hai gen I, II, nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen của A là 0,6, tần số của B1 là 0,2 ; B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lý thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen I và gen II là bao nhiêu?
Đáp án B.
Tỉ lệ đồng hợp trong quần thể là (AA + aa) x (B1B1 + B2B2 + B3B3) = (0,62 + 0,42) x (0,22 + 0,52 + 0,32) = 0,1976.
à Số lượng tương ứng là 0,1976 x 10000 = 1976.
Câu 25:
Người ta thực hiện dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng của 2 cây khác loài (cây M có kiểu gen Aabb và cây N có kiểu gen EeGg), tiếp đó nuôi tế bào lai trong môi trường thích hợp thành cây hoàn chỉnh. Theo lí thuyết, kết quả sẽ tạo được cây lai có kiểu gen như thế nào?
Chọn B
Câu 26:
Ba đồ thị (A, B, C) trong hình dưới đây biểu diễn lần lượt những thông số nào về hệ mạch máu?
Chọn D
Câu 27:
Quần thể M và quần thể N thuộc cùng 1 loài động vật, một số cá thể từ quần thể M chuyển sang sáp nhập vào quần thể N, mang theo các alen mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể N. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng này được gọi là
Phương pháp:
Nhận biết các nhân tố tiến hóa.
Cách giải:
Một số cá thể từ quần thể M chuyển sang sáp nhập vào quần thể N, mang theo các alen mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể N Đây là di - nhập gen.
Chọn C
Câu 28:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
II. Bậc dinh dưỡng cấp 1 thường có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.
IV. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Đáp án D
- III sai, với những hệ sinh thái không có động vật ăn thực vật thì lưới thức ăn không có động vật tiêu thụ bậc 1 (ví dụ như 1 hệ sinh thái trong bình kín chứa thực vật và vi sinh vật).
Câu 29:
Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để ba loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
Chọn C
Câu 30:
Cho lưới thức ăn trên đồng cỏ đơn giản như hình bên. Hãy cho biết trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4.
II. Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh dưỡng.
III. Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và là một mắt xích chung.
IV. Chuột và ếch có sự trùng lặp ổ sinh thái.
I đúng.
+ Đối với chuỗi thức ăn: Cỏchâu chấuchuột diều hâu Diều hâu là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
+ Đối với chuỗi thức ăn: cỏkiến ếch rắn diều hâu Diều hâu là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
II đúng vì ếch và chuột cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III đúng vì tất cả các chuỗi thức ăn có sự tham gia của rắn thì rắn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Các chuỗi thức ăn có sự tham gia của rắn là:
Cỏ châu chấu chuột rắn
Cỏ kiến chuột rắn
Cỏ kiến ếch rắn
IV đúng vì ếch và chuột cùng sử dụng kiến làm thức ăn nên có sự trùng lặp ổ sinh thái dinh dưỡng nhưng chuột còn sử dụng châu chấu làm thức ăn, do đó sự trùng lặp này là không hoàn toàn mà chỉ một phần.
Chọn B
Câu 31:
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
Chọn C
Câu 32:
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét ba cặp gen A, a; B, b và D, D, các gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến lệch bội trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, các thể ba mang 3 tính trạng trội trong loài có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
Đáp án C.
- Các gen A/a và B/b đều có 2 kiểu gen 2n (Ví dụ: AA, Aa) và 3 kiểu gen 2n + 1 (Ví dụ: AAA; Aaa;Aaa) ; gen D chỉ có 1 kiểu gen 2n (DD) và 1 kiểu gen 2n + 1 (DDD). Tổng kiểu gen thể 3 mang 3 tính trạng trội tối đa ở loài này gồm các trường hợp:
+ Thể ba ở A hoặc B có 3 x 2 x 1 + 2 x 3 x 1 = 12.
+ Thể ba ở D có 2 x 2 x 1 = 4.
à Tổng có 16 kiểu gen thể ba.
Câu 34:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen quy định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%.
Đáp án B.
Theo đề, A-B-D- cho hoa đỏ, A-B-dd cho hoa vàng và các kiểu gen còn lại cho hoa trắng.
(P) AABBDD x aabbdd à F1: AaBbDd, khi F1 x F1, F2 sẽ có thể có tối đa số loại kiểu gen và kiểu hình về tính trạng đang xét.
F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Hoa đỏ A-B-D- = (3/4)3 = 27/64.
+ Hoa vàng A-B-dd = 3/4 x 3/4 x 1/4 = 9/64.
+ Hoa trắng = 1 – 27/64 – 9/64 = 28/64.
Các cây hoa trắng thuần chủng gồm có AAbbDD + AAbbdd + aaBBDD + aaBBdd + aabbDD + aabbdd; tổng tỉ lệ nhóm này là 6/64; tức trong hoa trắng thì chiếm tỉ lệ 6/28 = 3/14.
à Tỉ lệ hoa trắng dị hợp trong các cây hoa trắng = 11/14 = 78,57%.
Câu 35:
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì cấu trúc di truyền sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm.
IV. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
Đáp án A (I, II, IV).
- Theo thuyết tiến hóa hiện đại thì dễ dàng suy ra I, IV đúng.
- II đúng, quần thể lúc này có tỉ lệ 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa; do A = a nên chọn lọc chống Aa thì tần số các alen không thay đổi, do vậy cấu trúc di truyền sẽ ổn định.
- III sai, tính đa dạng di truyền của quần thể có thể suy giảm do chọn lọc tự nhiên.
Câu 36:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng gen quy định bệnh mù màu nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Theo lý thuyết, khi cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là
Đáp án A
- Dựa vào phả hệ, có thể thấy rằng cả 2 bệnh này đều do alen lặn quy định; trong đó bệnh điếc do gen thuộc NST thường (bố mẹ 5, 6 đều bình thường có con gái 11 bị bệnh). Quy ước:
+ A quy định nghe bình thường >> a quy định bị điếc.
+ B quy định nhìn màu bình thường >> b quy định mù màu.
Lúc này, kiểu gen của các thành viên trong phả hệ được thể hiện ở hình sau:
Do vậy:
+ 13 có kiểu gen Aa và (1/2XBXB: 1/2XBXb), giao tử gồm 1/2A: 1/2a và 3/4XB: 1/4Xb.
+ 14 có kiểu gen (2/5AA: 3/5Aa) và XBY, giao tử gồm 7/10A: 3/10a và 1/2XB: 1/2Y.
à Xác suất sinh con không mang alen bệnh gồm AA(XBXB + XBY) = (1/2 x 7/10) x (3/4 x 1) = 0,2625.
Câu 37:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím, kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn quy định hoa trắng. Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong đó DD quy định quả tròn; dd quy định quả dài; Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.
II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình.
III. Nếu cho các cây hoa tím, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 10 sơ đồ lai.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây hoa tím, quả tròn cho lai phân tích có thể thu được đời con có số cây hoa tím, quả bầu dục chiếm 75%
Đáp án B (II, III).
Theo đề, A-B- cho hoa tím; A-bb cho hoa đỏ; aaB- cho hoa vàng và aabb cho hoa trắng.
- I sai, hoa vàng, quả tròn có dạng aaB-DD nên chỉ có tối đa 2 loại kiểu gen quy định.
- II đúng, hoa đỏ, bầu dục có dạng A-bbDd, khi giao phấn với nhau cho tối đa 2 x 3 = 6 loại kiểu hình.
- III đúng, hoa tím, quả dài có dạng A-B-dd gồm 4 kiểu gen , số sơ đồ lai tối đa là 4 + 4C2 = 10.
- IV Sai, hoa tím, quả tròn có dạng A-B-DD, khi lai phân tích, nếu xảy ra phép lai dạng AaBBDD hoặc AABbDD x aabbdd thì đời con có 1/2A-B-Dd.
Câu 38:
Cho biết: 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Gly được thay bằng axit amin Arg. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a dài 510nm thì alen A cũng dài 510nm.
II. Hai alen này có số lượng và tỉ lệ các loại nucleotit giống nhau.
III. Nếu alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 300 nuclêôtit loại Ađênin thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 300A.
IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại Xitôzin thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 201 nuclêôtit loại Xitôzin.
Gly: 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’
Arg: 5’XGU3’, 5’XGX3’, 5’XGA3’, 5’XGG3’
Đột biến điểm làm thay đối cấu trúc ở 1 bộ ba, làm cho Gly Arg đột biến thay thế 1 cặp nucleotit. Có thể xảy ra đột biến: thay nucleotit G ở vị trí đầu tiên bằng X hay thay cặp G-X bằng cặp X-G.
I đúng, đột biến thay thế cặp nucleotit không ảnh hưởng tới chiều dài của gen.
II đúng, đột biến cùng loại nên không làm thay đổi tỉ lệ nucleotit.
III đúng, đột biến không ảnh hưởng tới số lượng T nên số A môi trường cung cấp là không đổi.
IV đúng, vì số lượng X của gen A nhỏ hơn số lượng X của gen a là 1 Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 400 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 201 X.
Chọn D
Câu 39:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,2 Aabb: 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 Có tối đa 8 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32.Phương pháp:
P: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen
Cơ thể có n cặp gen dị hợp, phân li độc lập, trội là trội hoàn toàn
+ Tự thụ phấn cho đời con: 3n kiểu gen; 2n kiểu hình
Cách giải:
I sai, vì có kiểu gen AaBb tự thụ phấn tạo ra tất cả các kiểu gen (9)
II đúng vì quần thể tự thụ có tần số kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng
III sai
Tỷ lệ thân cao hoa đỏ ở F2 là:
Tỷ lệ thân cao hoa đỏ ở F2 là:
Chọn A
Câu 40:
Hình sau mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực.
Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian.
II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6.
III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn.
IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5 – 6.
Đáp án B (I, II, IV).
- I đúng, 2 đường nhiệt độ (D) và ánh sáng (C) có dạng tương đồng nhau trong hầu hết thời gian.
- II đúng, số liệu đồ thị cho thấy điều này.
- III sai, thấy rằng ở tháng thứ 4, khi thực vật cao nhất thì ánh sáng và nhiệt độ lại cao nhất ở tháng 5.
- IV đúng, ở tháng 6, chất dinh dưỡng cạn kiệt, đồng thời động vật tăng cao nhất; tức có sự tác động tổ hợp của nguồn sống và kẻ thù làm biến động quần thể thực vật phù du.