IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 26) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 26) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 26) có đáp án

  • 909 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm các thành phần:

Xem đáp án

Đáp án B

Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm: H+, electron và O2.


Câu 2:

Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung

Xem đáp án

Đáp án D

Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung là tính phổ biến của mã di truyền.


Câu 3:

Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong hệ sinh thái nước mặn, vùng nước có năng suất sinh học cao nhất là thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m)


Câu 4:

Nếu sử dụng gen quy định insulin của người và cấy vào tế bào vi khuẩn, nhận xét nào là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

- Do trong tế bào vi khuẩn vẫn có đầy đủ các enzim và các đơn phân cũng như năng lượng cho quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường.

- Nhận xét: Tế bào vi khuẩn có thể có cấu trúc đơn giản hơn tế bào người, nhưng bên trong tế bào của chúng vẫn có enzim và đầy đủ năng lượng để thực hiện quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã như tế bào người.


Câu 5:

Cấu trúc nào tham gia vào quá trình điều hướng con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ con đường gian bào sang con đường tế bào chất khi dòng nước và muối khoáng đi từ vỏ rễ vào trong trụ dẫn?

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu trúc đai caspari tham gia vào quá trình điều hướng con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ con đường gian bào sang con đường tế bào chất khi dòng nước và muối khoáng đi từ vỏ rễ vào trong trụ dẫn.


Câu 6:

Tỷ lệ 1:1:1:1 không thể xuất hiện trong phép lai thuộc quy luật di truyền

Xem đáp án

Đáp án D

Quy luật di truyền ngoài nhân ® không xuất hiện tỉ lệ 1:1:1:1 do con luôn có KH giống mẹ.


Câu 7:

Khi nói về quá trình điều hòa cân bằng nội môi, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu không chính xác về quá trình điều hòa cân bằng nội môi: Khi hàm lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tăng cường tiết insulin giải phóng vào máu, hormone này đến gan gây ra tác động phân giải glycogen thành đường để tăng đường huyết.


Câu 8:

Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến gen dạng thay thế một cặp nucleotit thường gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn sao với đột biến gen dạng thêm hay mất một cặp nucleotit. Vì đột biến dạng thay thế 1 cặp nucleotit chỉ có thể làm thay đổi thành phần nucleotit của một bộ ba → Có thể làm biến đổi chức năng protein hoặc không ảnh hưởng chức năng của protein. Mặt khác, đột biến gen dạng mất hoặc thêm nucleotit chắc chắn làm thay đổi chức năng protein.


Câu 10:

Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án B

Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có điều kiện sống thuận lợi nên độ đa dạng cao, sự cạnh tranh giữa các loài mạnh mẽ, từ đó làm phân hóa ổ sinh thái của các loài mạnh, dẫn đến sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài.


Câu 11:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có các chức năng:

- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.

- Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

Nhưng không quyết định đến mức độ tiến hóa của loài.


Câu 12:

Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố gây nên sự tiến hóa mạnh trong sinh giới?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến làm thay đổi tần số chậm nên có đb tụi con loại.

Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.


Câu 13:

Trường hợp nào sau đây không được gọi là cơ quan thoái hóa?

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do đó, các phương án A, C và D đều là những phương án đúng.

Phương án B sai vì khe mang chỉ xuất hiện ở giai đoạn phôi chứ không tồn tại ở cơ thể trưởng thành nên không được gọi là cơ quan thoái hóa.


Câu 15:

Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A.đúng

B.sai, sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và một số loài vi khuẩn (chỉ 1 số loài vk)

C.sai, sinh vật kí sinh không được coi là sinh vật phân giải

D.sai, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2


Câu 16:

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở đột biến cấu trúc NST mà không có ở đột biến gen?
Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến cấu trúc NST có thể làm thay đổi vị trí các gen trên cùng một NST, còn đột biến gen chỉ gây ra biến đổi


Câu 17:

Quan sát hình sau:

Bằng những kiến thức đã học được, anh (chị) hãy cho biết đây là hiện tượng tiến hóa (ảnh 1)

Bằng những kiến thức đã học được, anh (chị) hãy cho biết đây là hiện tượng tiến hóa:

Xem đáp án

Đáp án A

Bằng những kiến thức đã học được, anh (chị) hãy cho biết đây là hiện tượng tiến hóa (ảnh 2)

Câu 18:

Kết quả lai thuận nghịch ở F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới tính thì có thể kết luận:

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có kiến thức sau:

Vị trí của gen

Kết quả lai thuận nghịch ở F1 và F2

Gen nằm trên NST thường.

Giống nhau và phân bố đồng đều ở hai giới.

Gen nằm trên NST giới tính.

Khác nhau và phân bố không đồng đều ở hai giới.

Gen nằm trong tế bào chất.

Khác nhau và phân bố đồng đều ở hai giới.

- Với kiến thức này ta chọn đáp án D.


Câu 19:

Quan sát hình sau:

Nhận xét nào sai về hình trên A. Các con bò con sinh ra đều mang những tính trạng (ảnh 1)

Nhận xét nào sai về hình trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Bố mẹ mang thai hộ chỉ đóng vai trò mang thai và sinh sản, không đóng góp vật chất di truyền cho những bò con được sinh ra, nên bò con sinh ra không mang những đặc điểm giống bò mẹ mang thai hộ.


Câu 20:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

- Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

- Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường


Câu 21:

Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã?

Xem đáp án

Đáp án A

Các mối quan hệ này đều thuộc về quan hệ đối kháng trong quần xã nhưng chỉ có quan hệ giữa cỏ dại và lúa là quan hệ cạnh tranh.

Quan hệ giữa giun sán và lợn là quan hệ kí sinh – vật chủ.

Quan hệ giữa tỏi và vi khuẩn là quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Quan hệ giữa chó sói và thỏ là quan hệ vật ăn thịt – con mồi.


Câu 22:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất,

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương án A sai vì kết thúc tiến hóa tiền sinh học là hình thành tế bào sơ khai, các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học.

- Phương án C sai vì khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa tiền sinh học sẽ kết thúc.

- Phương án D sai vì các chất hữu cơ đơn giản và các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học.


Câu 23:

Ở 1 loài thực vật, màu sắc hạt do một gen có 2 alen quy định: gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt xanh.Cho các quần thể sau: quần thể 1: 100% cây cho hạt vàng; quần thể 2: 100% cây cho hạt xanh; quần thể 3: 25% cây cho hạt xanh. Quần thể luôn ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec là:

Xem đáp án

Đáp án C

BB, Bb: hạt vàng; bb: hạt xanh.

+ Quần thể 1: X BB + y Bb = 1 (100% hạt vàng) chưa chắc cân bằng.

+ Quần thể 2: 100%bb = 1 (100% hạt xanh) chắc chắn cân bằng.

+ Quần thể 3: x BB + y Bb + 0,25bb = 1 (25% hạt xanh) chưa chắc cân bằng.

Vậy chỉ có quần thể 2 luôn cân bằng di truyền.


Câu 24:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây liên quan nhiều nhất đến các dạng đột biến cấu trúc NST khác?

Xem đáp án

Đáp án D.

Từ một đoạn NST bị mất đi thì sẽ gây đột biến mất đoạn. Đoạn mất đảo ngược lại và gắn vào Cromatit đó gây đột biến đảo đoạn, đoạn bị mất đính vào cromatit chị em hoặc không chị em gây đột biến lặp đoạn, đoạn này gắn vào NST không tương đồng sẽ gây đột biến chuyển đoạn.


Câu 25:

Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất nên sự biểu hiện kiểu hình của đời con phụ thuộc vào mẹ.

Phương án A đúng vì mẹ bất thụ đực thì con sinh ra sẽ giống mẹ.

Phương án B sai vì trong chọn giống, cây bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ, đối với cây làm bố không nhất thiết phải hủy bỏ nhụy.

Phương án C sai vì cây ngô bất thụ đực vẫn tạo được noãn bình thường nên vẫn sinh sản hữu tính.

Phương án D sai vì ý nghĩa của cây bất thụ đực là sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ.


Câu 26:

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Hệ dẫn truyền tim bao gồm:

- Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất.

- Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ.

- Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên.

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện => Lan ra khắp cơ tâm nhĩ => Tâm nhĩ co => Lan truyền đến nút nhĩ thất => Bó His => Mạng lưới Puockin => Lan khắp cơ tâm thất => Tâm thất co.


Câu 27:

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacdi -Vanbec:

Xem đáp án

Đáp án A

Ý nghĩa của định luật Hacdi - Vanbec bao gồm:

-     Ý nghĩa thực tiễn: Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen, tần số các alen và ngược lại, biết được tần số của một đột biến nào đó có thể dự tính xác suất bắt gặp thể đột biến đó trong quần thể. Ví dụ: Tính xác suất bắt gặp một người bị bệnh bạch tạng trong quần thể người.

-     Ý nghĩa lý luận: Phản ánh trạng thái cân bằng của quần thể, từ đó giải thích được vì sao trong tự nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua những thời gian dài.

Tuy nhiên định luật này cũng bắt gặp những hạn chế. Trong thực tế, các thể đồng hợp trội, dị hợp, đồng hợp lặn có giá trị thích ứng khác nhau. Quá trình đột biến, chọn lọc không ngừng diễn ra làm cho tần số alen bị biến đổi, phản ánh trạng thái động của quần thể.


Câu 28:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?

(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh.

(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.

(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm yếu là các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm… và một số vi sinh vật hóa tự dưỡng.

(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) sai. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã.

(2) đúng. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái, bởi vì chức năng lúc này chúng đã thực hiện được chức năng của một hệ sinh thái là thực hiện được chu trình tuần hoàn vật chất và chuyển hóa năng lượng.

(3) sai. Vi sinh vật hóa tự dưỡng thuộc nhóm sinh vật sản xuất.

(4) sai. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn và thành phần loài thường đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.


Câu 29:

Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện  (ảnh 1)
 
Xem đáp án

Đáp án A
A đúng

B.sai vì loài 2 vả trùng nhau một phần ổ sinh thái nên có canh tranh và làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể lẫn nhau.

C.Sai vì loài 1 và loài 2 có trùng nhau 1 phần nhỏ ổ sinh thái, cạnh tranh không gay gắt.

D. Sai vì các loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh.


Câu 31:

Quan sát hình ảnh sau đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng 1 Lưới thức ăn trên có nhiều hơn 6 (ảnh 1)

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?

(1) Lưới thức ăn trên có nhiều hơn 6 chuỗi thức ăn.

(2) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

(3) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

(4) Chuỗi thức ăn dài nhất có 3 bậc dinh dưỡng.

(5) Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

(6) Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.

Phương án nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

(1) đúng vì lưới thức ăn trên bao gồm 8 chuỗi thức ăn.

(2) đúng vì có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là cà rốt, cỏ và lúa mì.

(3) sai vì có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là thỏ, chuột, châu chấy và chim sẻ.

(4) sai vì chuỗi thức ăn dài nhất có 4 bậc dinh dưỡng: Cỏ ® châu chấu ® chim sẻ ® cáo.

(5) đúng vì Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2 (bậc dinh dưỡng bậc 3), vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (bậc dinh dưỡng bậc 4).

(6) đúng vì cáo tham gia 5 chuỗi thức ăn 


Câu 33:

Lai hai dòng chuột đuôi dài và đuôi ngắn được F1 toàn chuột đuôi dài, cho F1 giao phối được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 đuôi dài: 1 đuôi ngắn. Xác suất để đời con của một tổ hợp lai giữa 2 chuột F1 thu được 2 con đuôi dài và 2 con đuôi ngắn là

Xem đáp án

Đáp án A

- Phép lai 1 tính trạng, F1 đuôi dài giao phối → F2: 3 đuôi dài: 1 đuôi ngắn → di truyền theo quy luật phân li và F1 dị hợp Aa (A – đuôi dài > a – đuôi ngắn).

- Phép lai giữa 2 chuột F1 là Aa × Aa → F2: 3/4A- : 1/4aa.

→ Xác suất đời con thu được 2 con đuôi dài và 2 con đuôi ngắn là: (3/4)2 × (1/4)2 × C2 4 = 54/256 = 27/128.


Câu 36:

 Ở người, gen quy định tính trạng hói đầu bị ảnh hưởng bởi giới tính. Phụ nữ có kiểu gen BB bị hói, tuy nhiên phụ nữ Bb và bb thì không. Đàn ông có kiểu gen BB và Bb bị hói, đàn ông bà thì không. Yếu tố Rh do gen R quy định, kiểu gen của người Rh- là r và của người Rh+ là RR hoặc Mr. Khi một người phụ nữ Rh- mang thai nhi có Rh+, hệ miễn dịch của người phụ nữ có thể tạo ra các kháng thể kháng lại Rh+ của thai nhi trong lần mang thai thứ hai, có thể dẫn đến cái chết của thai nhi. Hiện tượng này được gọi là sự không tương thích Rh. Hai gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 20cM. Hai vợ chồng Yến và Linh đến một văn phòng tư vấn di truyền và được bác sĩ thu thập dữ liệu như tóm tắt trong bảng dưới đây

Người​

Hói đầu​

Rh​

Yến​

Không​

Rh+​

Mẹ của Yến​

Có​

Rh+​

Bố của Yến​

Không​

Rh-​

Linh​

Có​

Rh-​

Mẹ của Linh​

Có​

Rh-​

Bố của Linh​

Không​

Rh+​

Có bao nhiêu kết luận sau đúng?

I. Có thể xác định chắc chắn kiểu gen của 4 người.

II. Cặp vợ chồng này có thể sinh con bị hói đầu với tỷ lệ 0,35.

III. Xác suất con gái của họ có thể phải đối mặt với sự không tương thích Rh khi những người con này mang thai là 0,5.

IV. Xác suất con gái của họ có tiềm năng không tương thích Rh đồng thời sẽ bị hói đầu là 0,05.

Xem đáp án

Đáp án B

Người

Hói đầu

Rh

Kiểu gen

Yến

Không

Rh+

 Ở người, gen quy định tính trạng hói đầu bị ảnh hưởng bởi giới tính. Phụ nữ có  (ảnh 1)

Mẹ Yến

Rh+

BBR-

Bố Yến

Không

Rh-

bbrr

Linh

Rh-

Bbrr

Mẹ Linh

Rh-

BBrr

Bố Linh

Không

Rh+

bbRr

Cặp vợ chồng Yến và Linh có kiểu gen:

Ở người, gen quy định tính trạng hói đầu bị ảnh hưởng bởi giới tính. Phụ nữ có  (ảnh 2)

I sai, có thể xác định được kiểu gen của 5 người (yên nghiêng tô màu)

II sai, nếu xét riêng tính trạng hói đầu: Bb x Bb

Nếu họ sinh con gái thì 25% bị hói

Nếu họ sinh con trai thì 75% bị hói

® Xác suất họ sinh con bị hói là 12. 25% + 12. 75% = 50%

III đúng, nếu xét riêng tính trạng tương thích Rh: Ở người, gen quy định tính trạng hói đầu bị ảnh hưởng bởi giới tính. Phụ nữ có  (ảnh 3)
IV sai, xác suất họ sinh con gái không tương thích Rh:
Ở người, gen quy định tính trạng hói đầu bị ảnh hưởng bởi giới tính. Phụ nữ có  (ảnh 4)

Câu 37:

Ở một loài thực vật, tiến hành 2 phép lai :

- Phép lai 1 : Cho P thuần chủng lai với nhau được F1-1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1-1 lai phân tích, được tỉ lệ là 3 trắng: 1 đỏ.

 - Phép lai 2: Cho các cá thể P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương phản lai với nhau, được F1-2 đồng loạt cây hoa đỏ, thân cao. Cho F1-2 lai phân tích, F2-2 thu được 4 loại kiểu hình là: hoa đỏ, thân cao; hoa đỏ, thân thấp; hoa trắng, thân cao và hoa trắng, thân thấp; trong đó, cây hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 20%.

Biết rằng tính trạng chiều cao cây do 1 cặp gen qui định. Theo lý thuyết, kiểu hình hoa đỏ, thân cao ở F2-2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

- Xét phép lai 1:

Cho F1-1 hoa đỏ lai phân tích, được tỉ lệ là 3 trắng: 1 đỏ = 4 tổ hợp = 4 × 1 nên cây hoa đỏ ở F1-1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb). Kết quả phép lai thu được: 1 A-B-: 1A-bb: 1 aaB-: 1 aabb trong đó A-B- qui định hoa đỏ nên 3 kiểu gen còn lại (A-bb, aab- và aabb) đều qui định hoa trắng.

- Xét phép lai 2:

Cho các cá thể P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương phản lai với nhau, được F1-2 đồng loạt cây hoa đỏ, thân cao nên cây hoa đỏ, thân cao ở F1-2 mang 3 cặp gen dị hợp.

F1-2 lai phân tích, F2-2 thu được 4 loại kiểu hình là: hoa đỏ, thân cao; hoa đỏ, thân thấp; hoa trắng, thân cao và hoa trắng, thân thấp; trong đó, cây hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 20% nên có hiện tượng hoán vị gen xảy ra.

Cây hoa đỏ, thân thấp có qui ước gen tương ứng là (A-B-, dd).

Ở một loài thực vật, tiến hành 2 phép lai Phép lai 1 : Cho P thuần chủng lai  (ảnh 1)

Câu 38:

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện  (ảnh 1)

Cho một số nhận xét sau:

(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.

(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.

(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.

(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.

Số kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai, quan sát hình trước và sau đột biến cho thấy hiện tượng này là mất đoạn và lặp đoạn.

(2) sai, hiện tượng này NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng nên xảy ra ở kỳ đầu giảm phân 1.

(3) sai, hện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) đúng, sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì đột biến xảy ra trong giảm phân nên chỉ đi vào giao tử.

(5) đúng, quan sát hình sau đột biến, 4 NST sẽ được phân chia cho 4 tế bào con, nên tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2 (gồm 2 bình thường, 1 mất đoạn, 1 lặp đoạn).

(6) đúng, mỗi giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể trong cặp này cho dù là đột biến hay bình thường.


Câu 39:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,04

0,32

0,64

F2

0,04

0,32

0,64

F3

0,5

0,4

0,1

F4

0,6

0,2

0,2

F5

0,65

0,1

0,25

Một số nhận xét được rút ra như sau:

(1) Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội.

(3) Ở thế hệ F3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.

(4) Ở thế hệ F1 và F2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

(5) Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F3.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai, F1F2 tần số alen là 0,2A: 0,8a; F3, F4 F5 tần số alen là 0,7A: 0,3a.

(2) sai, từ F3 quần thể xảy ra hiện tượng tự phối vì tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

(3) đúng vì có thể đã xảy ra biến động di truyền do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm kích thước quần thể giảm mạnh và thay đổi đột ngột tần số alen.

(4) sai, các nhân tố tiến hóa có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nên trong một số trường hợp có thể không làm thay đổi tần số (ví dụ chọn lọc tự nhiên tác động cùng di nhập gen).

(5) Đúng.


Câu 40:

Biểu đồ bên thể hiện tốc độ sinh trưởng của các quần thể vi khuẩn I, II và III đã biến đổi qua nhiều thế hệ ở những điều kiện về nhiệt độ nuôi cấy khác nhau; lần lượt là 25oC, 30oC và 35oC. Biết rằng tốc độ sinh trưởng được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi của vi khuẩn.

Biểu đồ bên thể hiện tốc độ sinh trưởng của các quần thể vi khuẩn I, II và III  (ảnh 1)

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể II có sự thích nghi tốt nhất ở 25oC.

II. Quần thể III có sự phụ thuộc của tốc độ sinh trưởng đối với nhiệt độ trong khoảng giới hạn nhiệt từ 25oC đến 35oC là lớn nhất.

III. Quần thể I và II có sự thích nghi với khoảng nhiệt từ 15oC đến 40 oC.

IV. Nếu ba quần thể vi khuẩn trên được trộn lẫn vào nhau và nuôi ở 37oC thì toàn bộ vi khuẩn của cả ba quần thể đều bị chết.

Xem đáp án

Đáp án B

I đúng. Ở 25oC, quần thể II có tốc độ sinh trưởng cao nhất thích nghi tốt nhất.

II đúng. Trong khoảng nhiệt độ từ 25oC đến 35oC, tốc độ sinh trưởng của quần thể III biến thiên/dao động nhiều nhất phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ.

III sai. Quần thể I và II có tốc độ sinh trưởng = 0 (không thể sinh trưởng) ở nhiệt độ 35oC→ nên không có sự thích nghi với nhiệt độ > 35oC.

IV sai. Nhiệt độ 37oC nằm ngoài giới hạn nhiệt của vi khuẩn thuộc quần thể I và quần thể II, trong khi đó lại là nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của vi khuẩn thuộc quần thể III chỉ có quần thể vi khuẩn III có thể sống sót và sinh trưởng.


Bắt đầu thi ngay