Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 2: Nhận biết, điều chế sắt và hợp chất của sắt (Có đáp án)

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 2: Nhận biết, điều chế sắt và hợp chất của sắt (Có đáp án)

Bài tập rèn luyện

  • 392 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Xem đáp án

Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH

    - Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.

    - Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.

    Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.

    Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.

    AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.

    FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.

    MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)


Câu 2:

Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.

Xem đáp án

Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần:

    Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư.

    Phần chất rắn là Cu và Fe

    Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

    Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu chất rắn Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.

    NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

    CO2 + NaOH → NaHCO3

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3

    2Al(OH)3 −→ Al2O3 + 3H2O

    2Al2O3 −đpnc→ 4Al + 3O2

    Phần chất rắn gồm Cu và Fe đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2 còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    FeCl2 −đpnc→ Fe + Cl2


Câu 3:

Có các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl. Để phân biệt các dung dịch muối clorua này có thể dùng thuốc thử nào dưới đây?
Xem đáp án

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu là dung dich FeCl3.

    FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.

    FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dung dịch MgCl2.

    MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra dung dịch NaCl.

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH

    dung dịch AlCl3.

    AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

    Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

    - Mẫu nào có khí mùi khai bay ra dung dịch NH4Cl.

    KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

Đáp án D


Câu 4:

Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.

Xem đáp án

    3 phương pháp hóa học điều chế trực tiếp FeSO4 từ Fe là:

    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4


Câu 5:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4?

Xem đáp án

Đáp án: B

CuSO4+2NH3+2H2OCu(OH)2+(NH4)2SO4

Cu(OH)2+4NH3[Cu(NH3)4](OH)2


Câu 6:

Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ một ít dung dịch KMnO4 vào dung dịch có chứa FeSO4 và H2SO4?
Xem đáp án

Đáp án: B

    10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + 8H2O


Câu 7:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 8:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?

Xem đáp án

Đáp án: D

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

    4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)


Câu 9:

Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?

Xem đáp án

Đáp án: C

    Phương trình phản ứng:

    2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl


Câu 10:

Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó

Xem đáp án

Đáp án: C

    - Trong điều kiện thường Fe2+ dễ chuyển thành Fe3+

    - Khi có Fe thì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

    Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+


Câu 11:

Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là

Xem đáp án

Đáp án: B

    H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl

Câu 12:

Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể K2Cr2O7, sau đó cho nước vào và khuấy đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án: C

    Trong dung dịch K2Cr2O7 (màu da cam) có cân bằng:

Cr2O72+H2O2Cr2O42+2H+

(da cam)                  (vàng)

    Khi thêm dung dịch KOH vào, OH- trung hòa H+ làm cân bằng chuyển dịch sang phải tạo ra CrO42- có màu vàng


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương