Trắc nghiệm Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại có đáp án (Vận dụng)
Trắc nghiệm Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại có đáp án (Vận dụng)
-
739 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có các nhận xét sau:
1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.
2. Độ cứng của Cr > Al.
3. Cho K vào dung dịch CuSO4tạo được Cu.
4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al.
5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.
Số nhận xét đúng là
Đáp án B
(1) sai vì Ba là kim loại nặng
(2) đúng vì Cr là kim loại cứng nhất
(3) sai, vì thứ tự phản ứng như sau:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
(4) đúng (HS ghi nhớ thêm về độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe)
(5) sai vì MgO không bị khử bởi CO (HS ghi nhớ: Chỉ có những oxit của KL đứng sau Al mới bị khử bởi CO, H2)
Vậy có 2 nhận xét đúng
Câu 2:
Cho các phản ứng xảy ra sau đây :
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
Đáp án D
→ tính oxi hóa của Fe3+ < Ag+
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
→ tính oxi hóa của Mn2+ < H+
Câu 3:
Để tách được Ag từ hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà không làm tăng khối lượng Ag người ta dùng:
Đáp án A
Để tách được Ag từ hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà không làm tăng khối lượng Ag thì cần dung dịch chỉ phản ứng với Fe, Cu nhưng không phản ứng với Ag và không tạo thêm Ag.
Ta thấy
A. Dung dịch Fe(NO3)3
Thỏa mãn, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ ;
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+, Ag không phản ứng
B. Dung dịch AgNO3
Sai, vì Fe và Cu phản ứng với AgNO3 đều tạo Ag
C. Dung dịch HNO3đặc nóng
Sai, Ag cũng tan trong HNO3
D. Dung dịch HCl
Sai, Cu và Ag không phản ứng với HCl
Câu 4:
Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
Đáp án D
Phương trình phản ứng
Câu 5:
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch HNO3.
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(3) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho lượng dư dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(5) Cho dung dịch (KMnO4, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.
(6) Cho dung dịch (K2Cr2O7, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.
Những thí nghiệm sau khi kết thúc thu được sản phẩm muối sắt (III) là
Đáp án A
Phương trình phản ứng :
→ những thí nghiệm sau khi kết thúc thu được sản phẩm muối sắt (III) là (2), (4), (5), (6).
Câu 6:
Cho các phát biểu sau :
(1) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(2) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Khi cho Al vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
(1) đúng
(2) sai vì Fe có thể điều chế bằng điện phân dung dịch
(3) sai K không khử được Ag+ trong dung dịch vì
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2OH- + 2Ag+ → Ag2O + H2O
(4) sai vì FeCl3 dư :
Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2
Câu 7:
Cho x mol Mg vào dung dịch chứa y mol Cu(NO3)2 và z mol AgNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 2 muối và 2 kim loại . Mối quan hệ giữa x, y, z là
Đáp án C
Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag (1)
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu (2)
=> dung dịch sau phản ứng thu được 2 muối là Mg2+ và Cu2+
=> Cu2+ phản ứng 1 phần => Ag+ ở (1) đã phản ứng hết và Mg hết
=> ne cho = 2nMg = 2x
ne nhận = nAg+ + nCu2+ phản ứng< 2y + z
và ne nhận = nAg+ > z
=> z < 2x < 2y + z => 0,5z < x < y + 0,5z
Câu 8:
Cho 0,81 gam Al tác dụng với 500 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)2 0,1M và Cu(NO3)2 0,09M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
Đáp án A
nAl = 0,03 mol; nFNO3)2 = 0,05 mol; nCu(NO3)2 = 0,045 mol
Nhận thấy : ne Al cho tối đa = 0,03.3 = 0,09 mol = nCu2+ nhận e
=> Al phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2; còn Fe(NO3)2 chưa phản ứng
=> chất rắn thu được chỉ là Cu
nCu = nCu(NO3)2 = 0,045 mol => m = 2,88 gam
Chú ý
+ quên thứ tự của dãy điện hóa => cho Fe phản ứng trước => chọn nhầm C
+ tính cả chất rắn gồm Fe và Cu => chọn nhầm D
Câu 9:
Cho m gam bột Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
Đáp án D
PTHH:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Vì khối lượng rắn không đổi sau phản ứng nên xảy ra cả 2 phản ứng
Đặt nCu tạo thành = x mol
Ta có mrắn Z = m – mFe phản ứng + mCu = m – 56.(0,05 + x) + 64x = m
→ x = 0,35 mol → phản ứng dư Cu(NO3)2
→ Fe phản ứng hết
→ m = 56.(0,35 + 0,05) = 22,4 g
Câu 10:
Cho hỗn hợp bột gồm 0,54 gam Al và 0,56 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Đáp án A
nAl = 0,02 mol; nFe = 0,01 mol; nAgNO3 = 0,03 mol
Ta thấy ne Al cho tối đa = 0,02.3 = 0,06 > ne Ag+ nhận tối đa = 0,03
=> Ag+ phản ứng hết, Al dư, Fe chưa phản ứng
nAl phản ứng = nAg+ / 3 = 0,03 / 3 = 0,01 mol
=> mchất rắn = mAg + mAl dư + mFe = 0,03.108 + (0,02 – 0,01).27 + 0,56 = 4,07 gam
Chú ý
+ không tính khối lượng Al dư và Fe, chỉ tính khối lượng Ag tạo ra => chọn nhầm C