150 câu trắc nghiệm Crom - Sắt - Đồng cơ bản (P2)
-
7870 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các đồ vật bằng bạc để trong không khí lâu ngày bị xám đen do bạc phản ứng với các chất có trong không khí là
Đáp án C
Bạc sẽ có màu đen khi tiếp xúc với không khí có mặt H2S
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
Câu 2:
Cách đây hơn hai ngàn năm, người Trung Hoa đã biết dùng sắt để chế la bàn và đến ngày nay loại la bàn đó vẫn còn được sử dụng. Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt có ứng dụng đó ?
Đáp án D
Kim nam châm là chất sắt có từ tính thiên nhiên lấy từ trong đá. Người ta cũng sớm biết là nếu để cho một thanh kim loại chạm vào đá nam châm thì thanh kim loại cũng có đặc tính như đá nam châm, nghĩa là có khuynh hướng chỉ về một phía tương đối cố định.
Và từ tính được truyền nhận như thế có thể bị phai dần theo thời gian. Thành ra các tàu bè dùng la bàn từ thời xa xưa vẫn phải mang theo một viên đá nam châm loại tốt, để có thể nam châm hoá hay từ hóa kim la bàn khi cần. Người ta đã biết đến sự từ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 11.
→ Nhờ tính nhiễm từ mà sắt được dùng để chế la bàn.
Câu 3:
Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa:
Đáp án A
Do thu được cả kết tủa nên Cu còn dư sau phản ứng với Fe3+
Như vậy, trong dung dịch Y có FeCl2, ZnCl2 và CuCl2
Cho phản ứng với NaOH thì kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Cu(OH)2
Câu 4:
Do Ni rất cứng nên ứng dụng quan trọng nhất của Ni là?
Đáp án A
Phần lớn niken được dùng để chế tạo hợp kim, Ni có tác dụng làm tăng độ bền, chống ăn mòn và chịu nhiệt độ cao.
- Hợp kim Inva Ni - Fe không dãn nở theo nhiệt độ, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến,...
- Hợp kim đồng bạch Cu - Ni có tính bền vững cao, không bị ăn mòn dù trong môi trường nước biển, dùng chế tạo chân vịt tàu biển, tuabin cho động cơ máy bay phản lực.
Một phần nhỏ niken được dùng:
- Mạ lên các kim loại khác để chống ăn mòn.
- Làm chất xúc tác (bột Ni) trong nhiều phản ứng hóa học.
- Chế tạo ắc quy Cd - Ni (có hiệu điện thế 1,4 V), ăcquy Fe – Ni.
→ Ứng dụng quan trọng nhất của Ni là dùng trong ngành luyện kim
Câu 5:
Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là:
Đáp án D
Nếu trong cặp, Fe có tính khử lớn hơn thì Fe sẽ bị phá hủy trước, đó là các cặp: Fe và Pb, Fe và Sn, Fe và Ni
Câu 6:
Phát biểu nào cho dưới đây là không đúng?
Đáp án C
Có xảy ra phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Câu 7:
Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Bỏ qua sự thủy phân của các muối. Hai muối trong X là:
Đáp án D
Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2, AgNO3 → ddX gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại.
Ta có thứ tự các phản ứng trong dung dịch:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓
→ Dung dịch X gồm hai kim loại gồm Ag và Cu, dung dịch gồm hai muối là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Câu 8:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là
Đáp án A
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 8H2O + K2SO4
Chú ý: muối Fe2(SO4)3 và FeCl3 có màu vàng
Câu 9:
Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. X là:
Đáp án B
2FeCO3 + ½ O2 Fe2O3 + 2CO2
Câu 10:
Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào ?
Đáp án C
Để chống ăn mòn, người ta dùng một kim loại có tính khử lớn hơn Fe, thường là Zn, ghép vào vỏ tàu biển bằng thép để bảo vệ vỏ tàu, như thế Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa trước
Câu 11:
X là một hợp chất của Zn thường được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,.... Chất X là
Đáp án C
ZnO được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,..do ZnO có tính chất làm săn da, sát khuẩn, bảo vệ, làm dịu tổn thương da,..
Câu 12:
Thêm bột sắt (dư) vào các dung dịch riêng biệt sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 (loãng), H2SO4 (đặc nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe(II) là
Đáp án C
Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3.
• Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
• Fe + AlCl3 → không phản ứng.
• Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
• Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb↓
• Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
• Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fedư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
• 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Fedư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
→ Số trường hợp tạo muối Fe(II) là 6
Câu 13:
Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
Đáp án D
Thứ tự tính khử tăng dần: Pb < Sn < Ni < Fe < Zn
Nên tính oxi giảm dần: Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ >
Fe2+ > Zn2+
Câu 14:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(b) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(a) đúng
(b) sai do Fe không phải chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy
(c) sai do K khi cho vào dung dịch sẽ phản ứng với H2O trước nên sẽ không thể khử được Ag+
(d) sai, khi cho Mg vào Fe3+ thì sẽ phản ứng theo quy tắc alpha (tạo Fe2+), do đó, khi Fe3+ đang dư thì sẽ không tạo được Fe
Như vậy, chỉ có 1 phát biểu đúng
Câu 15:
Tôn lợp nhà thường là hợp kim nào dưới đây ?
Đáp án A
Tôn lợp nhà thường là hợp kim sắt tráng kẽm, một số mạ nhôm kẽm,..để kháng nhiệt, chống ăn mòn, mang tính thẩm mỹ
Câu 16:
Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 0,8 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tìm a và b là
Đáp án B
Bảo toàn e : 15a+10b=0,8.3
Bảo toàn S:
Giải hệ trên ta được
Câu 17:
Các số oxi hoá có thể có của bạc trong hợp chất là
Đáp án D
Trong các hợp chất, bạc có số oxi hóa phổ biến là +1, ngoài ra bạc còn có số oxi hóa là +2,+3
Câu 18:
Cho các phản ứng:
(1) Fe3O4 + 4H2SO4(loãng) → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
(2) Fe + H2O FeO + H2
(3) Fe(NO3)2 + HCl → FeCl3 + NO + H2O
(4) FeS + H2SO4(đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
Có bao nhiêu phản ứng viết đúng ?
Đáp án B
(1) Đúng
(2) Đúng. Ở nhiệt độ dưới 5700C, sản phẩm Fe cộng nước là Fe3O4
(3) Sai. 9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO +6H2O
(4). Sai. 2FeS + 10H2SO4 đn → Fe2(SO4)3 + 9SO2+10 H2O
Câu 19:
Cho một miếng Fe vào cốc đựng H2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau:
Đáp án A
- Ban đầu, Fe tiếp xúc trực tiếp với ion H+ của axit, sắt bị ăn mòn hóa học theo phản ứng:
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑
- Khi H2 sinh ra bám vào bề mặt là sắt, ngăn cản tiếp xúc giữa Fe và H+, giảm tốc độ phản ứng.
- Khi thêm vài giọt HgSO4 vào, vì tính oxi hóa Hg2+ vào, vì tính oxi hóa Hg2+ > H+, nên có phản ứng: Fe + 2Hg2+ → Fe2+ + Hg.
- Hg tạo ra bám vào Fe tạo thành hai điện cực (pin điện) và Fe bị ăn mòn điện hóa, vì tính khử Fe > Hg: Cực âm (Fe): Fe → Fe2+ + 2e, Cực dương (Hg): 2H+ + 2e → H2↑
Khí thoát ra ở cực Hg, nên Fe bị ăn mòn nhanh hơn
Câu 20:
Cho sơ đồ chuyển hóa quặng đồng thành đồng:
CuFeS2 X Y Cu.
Hai chất X, Y lần lượt là:
Đáp án D
=> Hai chất X, Y lần lượt là Cu2S và Cu2O.
Câu 21:
Sắt tây thường được dùng làm vỏ đồ hộp đựng thực phẩm. Hãy cho biết sắt tây là sắt được phủ bởi kim loại nào ?
Đáp án B
Sắt tây được dùng làm vỏ đồ hộp đựng thực phẩm là sắt được tráng Sn có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp và không độc hại.
Câu 22:
Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ một ít dung dịch KMnO4 vào dung dịch có chứa FeSO4 và H2SO4?
Đáp án B
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + 8H2O
Câu 23:
Chất rắn X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối, axit dư và sinh ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dãy các chất nào sau đây phù hợp với X
Đáp án D
Đáp án A có CuO không tạo NO
Đáp án B có CuFeS2 chắc chắn tạo nhiều hơn 1 muối,
Đáp án C có Fe(OH)3 không tạo NO
Câu 24:
Vàng bị hoà tan trong nước cường toan tạo thành
Đáp án D
Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO + 2H2O
Câu 25:
Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Đáp án C
Các dung dịch phản ứng với kim loại đồng là FeCl3, HNO3, hỗn hợp gồm HCl, NaNO3. Các phản ứng:
2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Câu 26:
Kim loại nào sau đây có tác dụng hấp thụ tia gama, ngăn cản chất phóng xạ ?
Đáp án D
Chì(Pb) có tác dụng hấp thụ tia gama nên dùng ngăn cản chất phóng xạ
Câu 27:
Nung Fe(NO3)2 trong bình kín, không có không khí, thu được sản phẩm gồm
Đáp án B
4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Câu 28:
Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa những chất tan nào ?
Đáp án C
Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fedư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
→ Sau phản ứng thu được Fe(NO3)2
Câu 29:
Cho biết số hiệu nguyên tử của Ag là 47. Cho biết vị trí của Ag trong bảng tuần hoàn:
Đáp án B
Ag có Z = 47. Cấu hình của Ag là [Kr]4d105s1
→ Ag ở ô 47, chu kì 5, e cuối cùng điền vào phân lớp 4d nên Ag Є IB
Câu 30:
Cấu hình nào sau đây là cấu hình thu gọn của nguyên tử nguyên tố sắt (Z = 26) ?
Đáp án C
Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2 → Cấu hình thu gọn là [Ar]3d64s2