(2023) Đề thi thử Sinh học THPT TX Quảng Trị, Quảng Trị có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT TX Quảng Trị, Quảng Trị có đáp án
-
311 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
Trong tế bào nhân thực ADN có ở
+ trong nhân tế bào.
+ trong tế bào chất: ti thể, lạp thể.
Cách giải:
Trong tế bào nhân thực, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở ti thể, nhân, lục lạp.
Chọn A.
Câu 2:
Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyể từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng
Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát tới 90%, chỉ khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
Cách giải:
Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyể từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng 10%.
Chọn C.
Câu 3:
Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được insulin là vì mã di truyền có
Mã di truyền
+ Là mã bộ ba
Có 64 bộ ba, 61 bộ ba mã hóa a.a
1 bộ ba mở đầu, 3 bộ ba kết thúc
+ Liên tục: Đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau
+ Tính phổ biến: Tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau trừ một vài ngoại lệ
+ Tính đặc hiệu: Một bộ ba mã hóa cho 1 axit amin
+ Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Cách giải:
Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được insulin là vì mã di truyền có tính phổ biến.
Chọn B.11
Câu 4:
Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là
Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
Chọn C.
Câu 5:
Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là mối quan hệ
Các mối quan hệ trong quần xã:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
- - |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là mối quan hệ cộng sinh.
Chọn C.
Câu 6:
Kết quả lai thuận - nghịch khác nhau và đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm ở đâu trong tế bào?
Gen nằm trên NST giới tính X di truyền chéo, nằm trên Y di truyền thẳng.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới khác nhau.
+ Kết quả lai thuận – nghịch khác nhau.
Nhận biết di truyền ngoài nhân:
+ Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
+ Đời con có kiểu hình giống nhau và giống kiểu hình mẹ.
Cách giải:
Kết quả lai thuận - nghịch khác nhau và đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.
Chọn A.
Câu 7:
Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?
Cơ quan thoái hóa( cũng là cơ quan tương đồng) là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Do điều kiện sống của loài thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vết tích xưa kia của chúng.
Cách giải:
Đuôi chuột túi không phải là cơ quan thoái hóa vì đuôi chuột túi phát triển đầy đủ và có chức năng quan trọng.
Chọn A.12
Câu 8:
Bảng dưới đây cho biết nhịp tim của 4 loài động vật có vú.
Loài |
A |
B |
C |
D |
Số nhịp tim/phút |
120 |
40 |
80 |
130 |
Thứ tự đúng của các loài theo mức độ tăng dần kích thước cơ thể là
Nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể.
Cách giải:
Nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể.
Thứ tự đúng của các loài theo mức độ tăng dần kích thước cơ thể là
D → A → C →B.
Chọn C.
Câu 11:
Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, cơ quan nào sau đây trực tiếp thực hiện phản ứng giúp điều hòa lượng glucose trở lại bình thường?
Sau bữa ăn, glucose được hấp thụ sẽ đi tới gan, một phần chuyển thành glycogen để tích lũy. Khi lượng glucose trong máu thấp thì glycogen trong gan sẽ được chuyển hóa thành glucose để làm tăng đường huyết.
Cách giải:
Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, gan sẽ trực tiếp thực hiện phản ứng giúp điều hòa lượng glucose trở lại bình thường.
Chọn B.
Câu 12:
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Cách giải:
Đàn cá rô trong ao là một quần thể, các tập hợp còn lại đều gồm nhiều loài khác nhau.
Chọn A.
Câu 13:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Theo lý thuyết số nhóm gen liên kết của loài này là
Liên kết gen: Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau→ tạo thành một nhóm gen liên kết
Cơ thể 2n thì có n nhóm gen liên kết (nếu ở giới dị giao tử thì có n +1 nhóm gen liên kết).
Cách giải:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Theo lý thuyết số nhóm gen liên kết của loài này là 6.
Chọn C.
Câu 14:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?
Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.
Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn.
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Cách giải:
Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn.
Chọn A.14
Câu 15:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể dị hợp tử?
Cơ thể dị hợp tử sẽ mang 2 alen khác nhau của 1 gen.
Cách giải:
Cơ thể Aa là thể dị hợp tử.
Chọn D.
Câu 16:
Liệu pháp gen là phương pháp:
Liệu pháp gen là phương pháp: Sử dụng virus làm thể truyền để thay thế các gen bệnh bằng gen lành.
Chọn D.
Câu 17:
Dạng biến đổi nào sau đây không phải là đột biến gen?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Cách giải:
Trao đổi gen giữa 2 NST cùng cặp tương đồng là thay đổi cấu trúc NST, không phải đột biến gen.
Chọn C.
Câu 18:
Trong quá trình tiến hóa của sự sống, prôtêin được hình thành từ chất vô cơ ở giai đoạn
Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn:
- Tiến hoá hoá học: Hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
- Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
- Tiến hoá sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay.
Cách giải:
Trong quá trình tiến hóa của sự sống, prôtêin được hình thành từ chất vô cơ ở giai đoạn tiến hoá hoá học.
Chọn B.
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây là đúng với mã thoái hoá?
Mã di truyền
+ Là mã bộ ba
Có 64 bộ ba, 61 bộ ba mã hóa a.a
1 bộ ba mở đầu, 3 bộ ba kết thúc
+ Liên tục: Đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau
+ Tính phổ biến: Tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau trừ một vài ngoại lệ
+ Tính đặc hiệu: Một bộ ba mã hóa cho 1 axit amin
+ Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin
Cách giải:
Mã thoái hóa được thể hiện: Nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axit amin.
Chọn D.15
Câu 20:
Loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm C3?
Thực vật C3: Phân bố rộng rãi trên Trái Đất.
Thực vật C4: Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…
Thực vật CAM: Gồm các cây mọng nước sống ở vùng hoang mạc khô hạn: xương rồng, dứa, thanh long..
Cách giải:
Lúa là thực vật C3.
Xương rồng, thanh long là thực vật CAM.
Ngô là thực vật C4.
Chọn A.
Câu 21:
Khi nói về sự hình thành loài mới, phát biểu sau đây sai?
Con đường |
Cách li |
Đặc điểm |
Đối tượng |
Khác khu vực địa lí |
Cách li địa lí |
Điều kiện địa lí khác nhau → CLTN theo các hướng khác nhau - Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian. |
Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú). |
Cùng khu vực địa lí |
Cách li tập tính |
Do có tập tính giao phối thay đổi nên từ 1 loài ban đầu đã hình thành nên 2 loài mới. |
Các loài động vật có tập tính giao phối phức tạp. |
Cách li sinh thái |
Hai quần thể của cùng một loài sống ở 2 ổ sinh thái khác nhau, dần dần sẽ hình thành nên 2 loài mới. |
ĐV ít di chuyển |
|
Lai xa và đa bội hóa |
Lai xa kèm theo đa bội hoá → con lại có bộ NST song nhị bội nên bị cách li sinh sản với loài bố và loài mẹ. Là con đường nhanh nhất. |
Thực vật |
Cách giải:
A sai, chọn lọc tự nhiên vẫn tác động lên các cá thể được tạo ra từ lai xa và đa bội hóa để giữ lại các kiểu hình thích nghi.
Chọn A.
Câu 22:
Ở một quần thể động vật hoang dã, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.16
Cách giải:
Ở một quần thể động vật hoang dã, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Chọn D.
Câu 23:
Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
Gen nằm trên NST giới tính X di truyền chéo, nằm trên Y di truyền thẳng.
Cách giải:
Phát biểu không đúng về về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người là C, gen của mẹ di truyền cho cả con trai và con gái.
Chọn C.
Câu 24:
Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến hình thành nên giống lúa mới này nhiều khả năng là đột biến:
Liên kết gen: Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau→ tạo thành một nhóm gen liên kết
Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.
Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Cách giải:
Trước đột biến 2 gen X và Y thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Sau đột biến hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau → đột biến làm cho 2 gen này thuộc cùng 1 nhóm gen liên kết.
Dạng đột biến có thể xảy ra là chuyển đoạn.
Chọn A.
Câu 25:
Một kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi trong nông nghiệp hiện đại, được mô tả như hình dưới đây: Với kỹ thuật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1). Đây là kỹ thuật nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo.
(2). Đây là một trong những phương pháp tạo giống mới ở thực vật .
(3). Các cây con được sinh hình thành mang những đặc điểm giống nhau.
(4). Kỹ thuật trên cho phép tạo ra một số lượng lớn các cây con có kiểu gen khác nhau.
Kĩ thuật trên là phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật tạo ra các cây có kiểu gen, kiểu hình giống cây ban đầu.
Cách giải:
Kĩ thuật trên là phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật tạo ra các cây có kiểu gen, kiểu hình giống cây ban đầu.
Các phát biểu đúng là (1),(3).
Ý (2) sai, phương pháp này không tạo ra giống mới.
Ý (4) sai, các cây con tạo ra có kiểu gen giống nhau.
Chọn C.17
Câu 26:
Cho các thông tin sau:
(1) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(2) Trong diễn thế sinh thái thực vật có vai trò quan trọng và hoạt động mạnh của nhóm loài ưu thế là nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái.
(3) Luôn dẫn đến hình thành phần xã đỉnh cực.
(4) Luôn dẫn đến quần xã bị suy thoái.
Có mấy thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh ?
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường, có 2 loại diễn thế sinh thái.
+ Nguyên sinh: khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật, kết thúc sẽ hình thành một quần xã ổn định.
+ Thứ sinh: Xảy ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật, kết quả sẽ hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã suy thoái.
Cách giải:
Những thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: (1),(2).
Ý (3) là đặc điểm của diễn thế nguyên sinh.
Chọn A.
Câu 27:
Quần đảo Trường Sa của nước ta được biết tới bởi vẻ đẹp chìm sâu dưới làn nước xanh trong, chứa đựng một hệ sinh thái nguyên sơ với hàng nghìn động, thực vật biển quý hiếm. Rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lý tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển đông. Trong số các đặc điểm sau, hệ sinh thái này có bao nhiêu đặc điểm đúng?
(1) Chứa các loài rộng nhiệt. (3) Có độ đa dạng cao.
(2) Có lưới thức ăn phức tạp. (4) Mỗi loài có ổ sinh thái rộng.
Cạnh tranh khác loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài, để giảm cạnh tranh, các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Cách giải:
Xét các phát biểu:
(1) sai, vì môi trường dưới tầng nước sâu nhiệt độ ổn định, biên độ dao động nhiệt không lớn.
(2) đúng, (3) đúng vì có nhiều loài sinh vật.
(4) sai, vì có nhiều loài nên các loài có xu hướng thu hẹp ổ sinh thái.
Chọn D.
Câu 28:
Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN (3) Phân tử prôtêin.
(4) Quá trình dịch mã. (5) Phân tử rARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn.
Có bao nhiêu cấu trúc và quá trình trên có nguyên tắc bổ sung?
Các nucleotit liên kết bổ sung: A-T; A-U; G-X và ngược lại.
Cách giải:
Các cấu trúc và quá trình trên có nguyên tắc bổ sung là: (1),(2),(4),(5).
Chọn D.
Câu 29:
Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Có bốn quần thể thuộc loại này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau:
Quần thể |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tỉ lệ kiểu hình lặn |
64% |
6,25% |
9% |
25% |
Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất?
Bước 1: Tính tần số alen: tần số alen lặn = √tỉ lệ kiểu hình lặn → tần số alen trội = 1 – tần số alen lặn.
Bước 2: Tính tỉ lệ Aa = 2 × tần số alen lặn × tần số alen trội.
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA+2pqAa+q2aa=118
Cách giải:
Quần thể |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tỉ lệ kiểu hình lặn |
64% |
6,25% |
9% |
25% |
Tần số alen |
A=0,2;a=0,8 |
A=0,75;a=0,25 |
A=0,3;a=0,7 |
A=0,5;a=0,5 |
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp |
0,32 |
0,375 |
0,42 |
0,5 |
Quần thể 4 có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất.
Chọn B.
Câu 30:
Để có thể tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, đã xảy ra hiện tượng
Tạo một cành tứ bội trên một cây lưỡng bội → thể khảm.
Cách giải:
Không phân ly của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào xoma ở đỉnh sinh trưởng của cành cây, do đó cả cành cây này đều mang các tế bào 4n.
Chọn C.
Câu 31:
Loài cây có tên gọi là cây tổ kiến thường sống bám trên các cây thân gỗ lớn (lấy nước, chất dinh dưỡng từ phần vỏ hay thân cây), có thân phình thành củ lớn tạo nhiều khoang trống trở thành một “pháo đài” trú ẩn cho nhiều cá thể kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây. Kiến sống trên cây thân gỗ tiết ra một số chất tiêu diệt một số loài sâu hại góp phần bảo về cây thân gỗ. Mối quan hệ sinh thái giữa cây tổ kiến và cây thân gỗ, cây tổ kiến và kiến, kiến và sâu lần lượt là
Các mối quan hệ trong quần xã:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
- - |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
Cây tổ kiến kí sinh trên cây thân gỗ.
Kiến và cây đều có lợi, mối quan hệ chặt chẽ → Cộng sinh.
Kiến vô tình gây hại cho sâu → Ức chế cảm nhiễm.
Chọn A.
Câu 32:
Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ; quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ người bị hói đầu là 10%. Theo lí thuyết, con gái đầu lòng của cặp vợ chồng số 10 và 11 bị bệnh P và không bị hói có tỉ lệ bao nhiêu?
Bước 1: Viết kiểu gen quy định kiểu hình ở 2 giới
Bước 2: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể.
+ p2HH + 2pqHh + q2hh = 1.
Dựa vào tỉ lệ người bị hói → tần số alen → cấu trúc di truyền.
Bước 3: Biện luận kiểu gen của cặp vợ chồng 10, 11 → tính xác suất.9
Cách giải:
- Bệnh hói đầu:
+ Ở nam: HH + Hh: hói; hh: không hói.
+ Ở nữ: HH: hói; Hh + hh: không hói.
+ p2HH + 2pqHh + q2hh = 1.
→ p = 0,1; q = 0,9.
+ CBDT: 0,01HH + 0,18Hh + 0,81hh = 1.
- Bố (1) và mẹ (2) không mắc bệnh P để con gái (5) mắc bệnh P → bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước A – không bị bệnh P, a – bị bệnh P.
Xét người 10:
(1) Aahh |
(2) AaH- |
(3) aaHH |
(4) A-hh |
(6) (1AA:2Aa)Hh |
(7) AaHh |
||
(10) (2AA:3Aa)(1HH:2Hh) |
Xét người 11:
(8) Aa(2Hh:9hh) |
(9) AaHh |
(11) (1AA:2Aa)(11Hh:10hh) |
Người (9) bị hói đầu nhưng con trai 12 không bị hói → Hh.
Người (8) không bị hói nhưng cấu trúc di truyền của quần thể là 0,01HH + 0,18Hh + 0,81hh = 1. → người (8) 0,18Hh + 0,81hh ↔ 2Hh:9hh.
Xét cặp vợ chồng
Giao tử:
con gái bị bệnh P và không bị hói:
Chọn B.
Câu 33:
Khi nói về vai trò và mối quan hệ giữa các cơ chế cách li với sự hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
Điều kiện địa là nhân tố chọn lọc những KG thích nghi.
Cách li địa lí ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể nên góp phần thúc đẩy sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Vai trò của cách li địa lí:20
+ Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
+ Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới
được hình thành.
Cách giải:
Phát biểu sai về mối quan hệ giữa các cơ chế cách li với sự hình thành loài mới là C, điều kiện địa lí không trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
Chọn C.
Câu 34:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Thực hiện phép lai thu được F1. Ở F1, ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 10%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Tỷ lệ ruồi đực mang một trong 3 tính trạng trội ở F1 chiếm 13,5%.
II. Tỷ lệ ruồi cái dị hợp về 2 trong 3 cặp gen ở F1 chiếm 12,5%.
III. Tỷ lệ ruồi đực có kiểu gen mang 2 alen trội ở F1 chiếm 15%.
IV. Tỷ lệ ruồi cái mang 3 alen trội ở F1 chiếm 14,5%.
Bước 1: Tính tần số HVG
+ Tính ab/ab → ab = ?
+ Tính f khi biết ab
Bước 2: Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại
+ P dị hợp 1 cặp gen: Aa, Bb × Aa, bb: A-B- = 0,25 + aabb; A-bb = 0,5 – aabb; aaB - = 0,25 – aabb.
Bước 3: Xét các phát biểu
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Tỷ lệ ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ: → con cái cho ab = 0,4 (là giao tử liên kết) → f= 20%.
→ (0,4AB : 0,4ab : 0,1aB : 0,1Ab) (0,5 Ab : 0,5ab) (1XDXd :1XdXd :1XDY :1XdY)
A-B-=0,25 +aabb =0,45; aabb =0,2; Aabb = 0,5 - aabb = 0,3; aaBb= 0,25 – aabb = 0,05
Xét các phát biểu
I sai. Ruồi đực có kiểu hình trội 1 tính trạng A-bbXdY + aaB-XdY + aabbXDY là :
0,3 × 0,25 + 0,05 × 0,25 + 0,2 × 0,25 = 0,1375 = 13,75%
II sai. Ruồi cái dị hợp 2 cặp gen (Ab/aB + ab/AB) XdXd + (Ab/ab + Ab/AB + ab/Ab + ab/aB )XDXd
0,5 × (0,1 + 0,4) × 0,25 + 0,5 × (0,4 + 0,4 + 0,1 + 0,1) × 0,25 = 0,1875 = 18,75%
III đúng. Ruồi ♂ mang 2 alen trội : (ab/AB + Ab/aB + Ab/Ab )XdY + (ab/Ab + ab/aB + Ab/ab) XDY chiếm
tỉ lệ : 0,5 × (0,4 + 0,1 + 0,1) × 0,25 + 0,5 × (0,1 + 0,1 + 0,4) × 0,25 = 0,15 = 15%
IV sai. Ruồi ♀ mang 3 alen trội : (ab/AB + Ab/aB + Ab/Ab )XDXd + (Ab/AB) XdXd chiếm tỉ lệ :
0,5 × (0,4 + 0,1 + 0,1) × 0,25 + 0,5 × 0,4 × 0,25 = 0,125 = 12,5%
Chọn B.1
Câu 35:
Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới nước trong hệ sinh thái như sau:
Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng ?
(1). Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
(2). Giả sử môi trường bị ô nhiễm, mức độ nhiễm độc cao nhất là loài B1.
(3). Loài A3 tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau, trong đó có 2 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 3, 1 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(4). Loài D chắc chắn là vi sinh vật.
Khuếch đại sinh học: là sự gia tăng chất độc hai ở sinh vật bậc dinh dưỡng cao.
Cấu trúc HST:
+ Sinh vật sản xuất: Thực vật, VSV tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm, SV ăn mùn bã.
Trao đổi chất trong HST:
Chuỗi thức ăn: các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một bậc dinh dưỡng.
Lưới thức ăn: Gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
Cách giải:
(1) đúng. 2 chuỗi không có loài B1 và 4 chuỗi có loài B1 (2 mũi tên đi vào × 2 mũi tên đi ra).
(2) sai, loài D sẽ bị nhiễm độc cao nhất vì ở bậc dinh dưỡng cao nhất.
(3) đúng, Hai chuỗi thức ăn mà loài A3 là sinh vật tiêu thụ bậc 3 là: A → A1 → A2 → A3 và A1 → C1 → B1 → A3. Chuỗi thức ăn A → B1 → A3 thì loài A3 là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(4) sai, có thể loại D là một sinh vật ăn thịt bậc cao.
Chọn C.
Câu 36:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Tính trạng hình dạng quả do cặp gen D và d quy định trong đó DD quả dẹt: Dd quả tròn; dd quả dài, nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lại thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đồng thời về màu hoa và hình dạng quả đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 3:1:1?
Phân tích tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 = (3:1)(1:1).
Xét các trường hợp của từng tính trạng để tạo thành tỉ lệ nhỏ.
Viết các phép lai và tính số phép lai.
Cách giải:
3:3:1:1=(3:1)(1:1)
Xét cặp gen Dd, không có phép lai nào cho tỉ lệ 3:1 vì trội không hoàn toàn.
→ tỉ lệ 3:1 là của tính trạng màu hoa.
Chú ý: P có kiểu hình khác nhau đồng thời về màu hoa và hình dạng quả.
Để cho tỉ lệ 3:1 thì ta có các phép lai: AABb × aaBb; AaBB × Aabb; AaBb × aabb.
Tỉ lệ 1:1 có 2 phép lai: Dd × DD; Dd × dd.
Trường hợp: (AABb × aaBb)(Dd × DD) cho 2 phép lai: AABbDD × aaBbDd và AABbDd × aaBbDD.
Tương tự (AABb × aaBb)(Dd × dd) cho 2 phép lai.
Vậy nếu (AABb × aaBb) × (Dd × DD)/ (Dd × dd) → cho 4 phép lai.
Có 3 trường hợp tương tự nếu thay kiểu gen quy định kiểu hình màu hoa.
→ số phép lai có thể xảy ra là 12.
Chọn D.22
Câu 37:
Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 6% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái các tế bào giảm phân diễn ra bình thường; Các giao tử thụ tinh với xác suất như nhau, đời con sinh ra đều có sức sống như nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở F1 có tối đa 48 loại kiểu gen.
II. Ở F1, có tối đa 36 loại kiểu gen bình thường.
III. Ở F1, có tối đa 48 loại kiểu gen đột biến.
IV. Ở F1, loại hợp tử thể ba chiếm tỉ lệ 3%.
Xét từng cặp gen, tính số loại kiểu gen ở đời con.
Cơ thể đực có 6% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I tạo 3% giao tử Aa và 3% giao tử O.
Cách giải:
I sai. Có 84 KG
Phép lai P: ♂Aa × ♀Aa →G: (Aa; O, A, a) × (A:a) → F1: Có 7 loại kiểu gen (3 KG bình thường, 4 KG đột biến).
Phép lai P: ♂Bb × ♀bb → F1: Có 2 loại kiểu gen. Phép lai P: ♂DD × ♀Dd → F1: Có 2 loại kiểu gen.
Phép lai P: ♂Ee × ♀Ee → F1: Có 3 loại kiểu gen.→ Số loại kiểu gen tối đa = 7 × 2 × 2 × 3 = 84 loại kiểu gen.
II đúng. Số kiểu gen bình thường = 3 × 2 × 2 × 3= 36 kiểu gen.
III đúng. Số loại kiểu gen đột biến = 84 – 36 = 48 loại kiểu gen.
IV đúng. Chỉ có phép lai ♂Aa × ♀Aa sinh ra đời con có thể ba.
Có 6% tế bào có cặp Aa bị đột biến thì tỉ lệ hợp tử thể ba chiếm tỉ lệ = 6% × 1/2 = 3%.
Chọn B.
Câu 38:
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V.
II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các gen IV và gen V.
IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
Các gen trên 1 NST có số lần nhân đôi giống nhau, số lần phiên mã khác nhau.
Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
Cách giải:
I đúng.
II sai, số lần phiên mã của các gen là khác nhau.
III sai, vì d là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa 2 gen). Do đó nếu mất 1 cặp nucleotit ở vị trí d không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào cả.
IV đúng, nếu như gen IV là gen có hại, khi mất gen này đi thì sức sống của thể đột biến có thể tăng.
Chọn B.
Câu 39:
Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B và alen C bị đột biến thành alen c. Biết các cặp gen phân li độc lập, tác động riêng lẻ và alen trội là trội hoàn toàn. Có các nhận định sau về quần thể trên:
(1) Có tối đa 30 kiểu gen quy định các tính trạng trên.
(2) Có tối đa 10 loại kiểu hình.
(3) Các kiểu gen aaBbCc, aaBBcc đều biểu hiện thành thể đột biến ở cả ba locut.
(4). Có tối đa 6 loại kiểu gen dị hợp về 2 trong 3 cặp gen.
Phương án đúng là
Một gen có 2 alen (trội hoàn toàn) → có 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.
Cách giải:
(1) sai, có 3 cặp gen, mỗi gen có 2 alen → mỗi gen có 3 kiểu gen → số kiểu gen tối đa là 33 = 27.
(2) sai, các alen trội là trội hoàn toàn → mỗi tính trạng có 2 kiểu hình → Có tối đa 23 = 8 kiểu hình.
(3) sai,
(4) đúng, số loại kiểu gen dị hợp về 2 trong 3 cặp gen là: ´ 2 = 6 (là cách chọn 2 cặp gen dị hợp trong 3 cặp, 2 là số kiểu gen của cặp còn lại).
Chọn A.
Câu 40:
Để thu được năng suất tối đa trên một diện tích mặt nước trong ao nuôi cá, người ta đề xuất sử dụng một số biện pháp sau đây:
(1) Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
(2) Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
(3) Nuôi nhiều loài cá không thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
(4) Nuôi một loài cá với mật độ thấp để tạo điều kiện cho cá lớn nhanh và sinh sản mạnh.
Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết có bao nhiêu biện pháp phù hợp?
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian
- Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần
- Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài.
Cạnh tranh khác loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài, để giảm cạnh tranh, các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Cách giải:
Để thu được năng suất tối đa trên một diện tích mặt nước trong ao nuôi cá, có thể thực hiện các biện pháp:
(1) để tận dụng nguồn sống, thức ăn dư thừa.
(3) để các loài không ăn nhau gây giảm năng suất.
Ý (2) không đúng vì nuôi 1 loài với mật độ cao → cạnh tranh cùng loài gay gắt.
Ý (4) sai, nuôi 1 loài với mật độ thấp thì khả năng các cá thể gặp nhau để sinh sản, hỗ trợ nhau thấp.
Chọn C.